Sau phiên sơ thẩm, Hoàng Văn Hưng sẽ là đối tượng có thể thay đổi cục diện ở phiên phúc thẩm.

Hoàng Văn Hưng đã bị phiên sơ thẩm tuyên án nặng hơn so với tội. Trong tổng số 54 bị cáo, có 48 bị cáo là được tuyên án ở mức nhẹ hơn mức đề xuất, 6 án bị tuyên ở mức nặng hơn. Trong 4 án chung thân, trừ Phạm Trung Kiên, thì 3 án còn lại đều bị tuyên nặng hơn mức mà Viện Kiểm sát đề nghị.

Tuy nhiên, Hoàng Văn Hưng đã phải chịu một mức án quá nặng, so với những căn cứ mà tòa dùng để buộc tội Hưng. Cho tới khi tuyên án, tòa chỉ căn cứ vào lời khai một phía để buộc tội Hưng. Cách xử án như thế này còn thua cả những quan tòa thời phong kiến, chứ đừng nói đến những phiên tòa ở các nước dân chủ.

Tại các nước dân chủ, người ta luôn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, mục đích là hạn chế oan sai, hạn chế việc áp tội nặng hơn so với tội trạng thật sự của bị cáo. Và quan trọng hơn, nguyên tắc suy đoán vô tội thể hiện tính công bằng và nhân đạo của bộ máy tư pháp.

Hoàng Văn Hưng có nhiều cái đáng giá để mặc cả với đường dây chạy án chưa bị lộ

Với luật pháp Việt Nam thì khác, họ không áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội cho mọi đối tượng. Trong vụ án chuyến bay giải cứu, nhiều tờ báo lề trái đã chỉ ra rằng, tòa án lại cố buộc tội bị can mà thiếu chứng cứ thuyết phục đối với án chung thân cho Hoàng Văn Hưng.

Phiên tòa sơ thẩm vụ chuyến bay giải cứu đã kết thúc sớm hơn dự kiến đến những 2 tuần, một phần là do đã ngã giá xong các bản án, phần khác là để tránh việc Hoàng Văn Hưng khai toạc ra hết.

Tuy phiên tòa sơ thẩm đã kết thúc, nhưng hiện nay, các bên đang nhắm tới Hoàng Văn Hưng. Không biết, liệu trong phiên phúc thẩm, Hoàng Văn Hưng có “vạ miệng” mà khai ra cả đám đứng sau màn đấu giá của các bản án ở phiên sơ thẩm hay không.

Nếu nói, Phạm Trung Kiên ôm hết tội trạng, để Đỗ Xuân Tuyên thoát tội, thì những nhân vật cộm cán trong đường dây chạy án chưa bị lộ, cũng cần đàm phán với Hoàng Văn Hưng, để Hưng không khai gì thêm trong phiên phúc thẩm. Ở phiên sơ thẩm, phe chạy án đã tác động đến tòa, để áp cho Hưng khung hình phạt chung thân, là cách làm nóng vội, cảm tính.

Hoàng Văn Hưng hiểu hơn ai hết về con đường chạy án. Hưng đang ngồi tù, nhưng môi giới chạy án vẫn có thể dễ dàng liên hệ với Hưng, vì cùng là “anh em đồng chí” cả. Sự ngã giá đến từ hai phía, bởi Hưng nắm bí mật của không ít nhân vật máu mặt trong đường dây chạy án khủng này. Những chứng cứ “bỏ lọt” tội phạm trong quá trình khởi tố, truy tố và xét xử mà Hưng nắm được, chính là lợi thế để Hưng “đấu giá” bản án phúc thẩm.

Nghề chạy án kiếm rất nhiều tiền, nhưng cũng lắm rủi ro, bởi nhận tiền chạy án chính là ăn hối lộ để bóp méo bản án. Người ăn tiền chạy án cũng lo sợ, cũng phải ngó trước nhìn sau. Đặc biệt, đường dây chạy án trong vụ chuyến bay giải cứu là rất quy mô, theo những thông tin từ bên trong cho biết. Nếu khui hết đường dây này, thì sẽ tạo ra một chấn động lớn.

Chiều ngày 4/8, báo chí cho biết, Cục Điều tra Hình sự Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã thi hành lệnh bắt đối với ông Võ Đình Sớm – Thẩm phán Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Được biết, vào tháng 11/2014, ông Sớm (lúc này là Thẩm phán Chánh tòa Kinh tế – Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai), đã nhận 10 triệu đồng của một đương sự trong vụ án “tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu chấm dứt hành vi trổ cửa trái phép”. Chỉ với 10 triệu đồng tiền chạy án, là con số rất nhỏ so với những vụ khác, nhưng bây giờ vẫn bị khui lại và bị bắt. Đây là hồi chuông cảnh báo cho mọi đường dây chạy án.

Tuy nhiên, có lẽ ông này không chỉ nhận 10 triệu đồng từ 9 năm trước, mà còn nhận nhiều vụ khác, nhưng cơ quan điều tra không công bố mà thôi. “Chạy án” là một loại tội phạm nhan nhản trong chế độ này. Rất kinh khủng.

Thu Phương – (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://tuoitre.vn/bat-tham-phan-toa-tinh-gia-lai-vi-xam-pham-hoat-dong-tu-phap-20230804172235669.htm

Kasse animation 7.8.2023