Vingroup vét túi nhà đầu tư chuyển cho VinFast đốt. Ai tình nguyện làm “chuột bạch”?

Trong Bản cáo bạch mà VinFast đã nộp Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ ngày 6/12/22 cho thấy, công ty Vinfast có tổng tài sản hơn 4,4 tỷ USD nhưng đang nợ tổng cộng xấp xỉ 8,8 tỷ USD và lỗ lũy kế tới gần 4,7 tỷ USD. Điều đáng nói là lỗ lũy kế của hãng vào cuối quý 3/2022 là gần 112 nghìn tỷ đồng, tức gần 4,7 tỷ đô la. Lỗ ròng tính theo từng năm là gần 19 nghìn tỷ đồng (gần 800 triệu đô la) vào năm 2020; hơn 32 nghìn tỷ đồng (hơn 1,3 tỷ đô la) vào năm 2021; và hơn 34,5 nghìn tỷ đồng (hơn 1,4 tỷ đô la) trong 9 tháng đầu năm 2022.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, VinFast lỗ 1,4 tỷ đô la Mỹ

Nếu lấy con số lỗ trong báo cáo gần nhất, tức là 9 tháng đầu năm 2022 thì mỗi tháng VinFast đốt 156 triệu đô la Mỹ. Nếu tính theo tháng thì năm 2021 chỉ đốt 108 triệu đô la Mỹ/tháng và tính xa hơn ở năm 2020 thì Vinfast đốt 67 triệu đô la Mỹ/tháng. Vậy là tốc độ đốt tiền của VinFast tăng theo thời gian.

Để giảm tốc độ đốt tiền thì VinFast phải đạt tới điểm hòa vốn và bắt đầu có lời. Tuy nhiên, đến nay, điểm hòa vốn của Vinfast là lúc nào thì vẫn không xác định được. VinFast hiện đang tồn tại bằng cách đốt tiền mà chưa thể tự đứng trên đôi chân của mình.

Hiện nay Vinfast đã cho khởi công nhà máy tại Mỹ. Hơn bao giờ hết, VinFast cần rất nhiều tiền đầu tư. Số tiền dự tính là 4 tỷ đô la Mỹ, một con số rất lớn. Như vậy câu hỏi là, VinFast sẽ lấy tiền ở đâu mà đốt để duy trì sự sống cho thương hiệu? Câu trả lời là hiện nay có 3 nguồn có thể cung cấp tiền cho Vinfast đốt: Thứ nhất là tiền từ thị trường chứng khoán Mỹ, đây là nguồn tiền mà Vinfast kỳ vọng nhất. Tuy nhiên cũng rất mong manh, bởi có IPO được thì chưa chắc gì đã gọi được vốn như mong đợi bởi Vinfast tại Mỹ có quá nhiều tai tiếng; Thứ nhì là nguồn tiền túi ông Phạm Nhật Vượng và tiền từ Vinhomes. Ông Vượng hứa tài trợ 1 tỷ đô la và Vinhomes cũng hứa con số 2,5 tỷ đô la; Nguồn thứ ba là túi tiền trong dân Việt Nam.

Câu hỏi là làm sao ông Phạm Nhật Vượng móc được tiền từ túi người dân? Ông Vượng sẽ tìm mọi cách. Năm ngoái, ông Vượng cho lập công ty VMI để bán những tờ giấy chứng nhận tài sản từ những ngôi nhà ế hoặc những ngôi nhà chưa xây. Mỗi căn nhà có đến hàng trăm tờ giấy chứng nhận bán cho nhà đầu tư. Đây là cách huy động vốn tương tự thị trường trái phiếu nhưng không qua trung gian. Việc huy động vốn kiểu này chứa rất nhiều rủi ro mà Thoibao đã có nhiều bài phân tích.

Mới đây báo chí cho biết, Vingroup chuẩn bị phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu, cho VinFast vay. Như vậy là sau chiến thuật huy động vốn không qua thị trường trái phiếu không được như ý thì giờ đây Vinhomes đang huy động vốn bằng thị trường trái phiếu. Mục đích thì đã rõ ràng, tiền này đem cho Vinfast đốt.

Với tình trạng kinh doanh trên đất Mỹ ảm đạm, cho tới nay chỉ có 128 chiếc xe Vinfast đăng ký lưu hành mà chủ yếu là làm dịch vụ cho thuê thì có thể nói, thị phần của Vinfast trên đất Mỹ là con số 0 tròn trĩnh. Một doanh nghiệp mà không tìm kiếm được thị trường thì xem như không có thời điểm hoàn vốn. Xe Vinfast mà không bán được trên thị trường Mỹ thì VinFast mãi vẫn chỉ là đốt tiền để tồn tại. Mà doanh nghiệp cứ mãi đốt tiền thì cũng tới ngày nó giải thể, không sớm thì muộn.

Nếu ai muốn móc tiền túi cho Vinfast đốt thì cứ mua trái phiếu này

Trong đợt huy động vốn qua phát hành trái phiếu lần này. Nếu thành công thì xem như ông Vượng đem tiền của bá tánh cho VinFast đốt. Ai can đảm chấp nhận “chuột bạch” cho Vin thì cứ tình nguyện. Thời nay, không đại gia nào là đáng tin cả. Ví như Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng và Trương Mỹ Lan cũng rất uy tín. Họ uy tín cho đến khi mọi sự đổ bể và cuối cùng tiền nhà đầu tư không biết khi nào thu hồi được.

Thu Phương (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://cafef.vn/vingroup-chuan-bi-phat-hanh-10000-ty-dong-trai-phieu-188230802072515003.chn

 

Kasse animation 7.8.2023