Cuộc “đấu tranh sinh tồn” của Thủ tướng khi lọt vào nanh vuốt ông Tổng

Thời gian ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, là thời mà ông Nguyễn Phú Trọng dồn hết “công lực” để tấn công vào thành trì của Nguyễn Tấn Dũng. Đấy là thời kỳ mà ông Trọng còn đang yếu ớt trên cương vị mới, cương vị Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ đầu. Thời kỳ đấy, dù biết ông Chính là hàng cài của Nguyễn Tấn Dũng, nhưng Chính còn “non và xanh”, nên ông Trọng không chú tâm đến ông quan đầu tỉnh này.

Ông Nguyễn Phú Trọng bước lên chiếc ghế Tổng Bí thư trong tâm thế của người chiếu dưới so với Nguyễn Tấn Dũng. Nguyên nhân là, trong suốt 2 nhiệm kỳ ngồi ghế Tổng Bí thư, ông Nông Đức Mạnh – người tiền nhiệm của ông Nguyễn Phú Trọng – đã để cho Nguyễn Tấn Dũng lấn lướt. Vì thế, khi ông Trọng tiếp nhận chiếc ghế này, thì ông phải mất khoảng thời gian là 4 năm, mới lấy lại được thế cân bằng trước Nguyễn Tấn Dũng.

Ở nhiệm kỳ đầu, ông Nguyễn Phú Trọng không để ý đến Phạm Minh Chính, và cũng không xem ông này là đối thủ chính trị, nên chẳng quan tâm. Chính nhờ thế mà Phạm Minh Chính mới có đường tiến. Vừa là “đệ” của Nguyễn Tấn Dũng, vừa tận dụng tối đa các mối quan hệ địa phương, cho nên, đến năm 2015, Phạm Minh Chính được người đồng hương Thanh Hóa là Tô Huy Rứa, lúc đó đang là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đưa về Ban này, giữ chức Phó ban. Mục đích là đưa Chính lên thay Tô Huy Rứa vào khóa 12 của Trung ương Đảng.

Đại hội 12 diễn ra, Nguyễn Tấn Dũng bị đánh bật ra khỏi vũ đài chính trị, tuy nhiên, lúc đó Phạm Minh Chính cũng được Tô Huy Rứa chuyển giao chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương thành công. Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng loại được Nguyễn Tấn Dũng, thì thế và lực của ông Trọng gần như vô đối. Đây là khoảng thời gian để ông Trọng dọn cỏ, gồm những thành phần tạo phản, tàn dư thời Nguyễn Tấn Dũng để lại. Chính thời gian này, ông Trọng đã loại được Đinh La Thăng ra khỏi vũ đài chính trị.

Là đàn em của Nguyễn Tấn Dũng, mà lại lọt vào Ban Bí thư, nắm chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương, thì Phạm Minh Chính xem như đã lọt vào vòng “nanh vuốt” của Nguyễn Phú Trọng. Đây là thời gian “sống trong lòng địch” của Phạm Minh Chính. Nếu không khôn khéo thì Phạm Minh Chính có thể cùng chung số phận với Đinh Thế Huynh. Tuy nhiên, Phạm Minh Chính khôn ngoan nên không tham gia vào nhóm “tạo phản” (tức nhóm Đinh La Thăng – Đinh Thế Huynh – Trần Đại Quang). Chính nhờ quyết định mang tính sống còn này, nên Phạm Minh Chính được Nguyễn Phú Trọng loại ra khỏi danh sách “những kẻ tạo phản”.

Sau khi diệt trừ nhóm “tạo phản”, ông Trọng vẫn chưa tin Phạm Minh Chính là người dễ bảo. Tuy nhiên, dịp may lại đến, ngày 14/4/2019, ông Trọng bị gục tại Kiên Giang, nơi được xem là sào huyệt của cha con ông Nguyễn Tấn Dũng. Đây là cơ hội để ông Phạm Minh Chính thể hiện là mình trung thành với ông Tổng. Thông tin nội bộ cho biết, thời gian ông Nguyễn Phú Trọng nằm ở Bệnh viện Quân Y 108, chiều nào “đồng chí” Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng vào xoa bóp cho ông Tổng. Mặc dù biết Nguyễn Phú Trọng là cọp dữ, đang quan sát nhất cử nhất động của mình, chỉ cần sơ hở là bị cọp “ăn thịt”, nhưng Phạm Minh Chính vẫn bình tĩnh diễn vở kịch tận tụy.

Bằng sự thể hiện như vậy, Phạm Minh Chính gần như được Nguyễn Phú Trọng lơ đi, từ đó, thế và lực của Chính mạnh lên từng ngày. Vừa che bắt được ông Tổng, vừa vận động hậu trường để chuẩn bị cho cú thoát “hang hùm”. Đến Đại hội 13 đầu năm 2021, Phạm Minh Chính bất ngờ trỗi dậy, đánh bật Vương Đình Huệ ra khỏi đường đua đến chức Thủ tướng. Sau khi Phạm Minh Chính ngồi được vào ghế Thủ tướng, và trở thành một chân trụ cứng thứ nhì trong Tứ Trụ, thì lúc đó, Nguyễn Phú Trọng mới vỡ lẽ, người mà ông ta từng coi thường, giờ thành đối thủ đáng gờm của ông.

Nói thẳng ra, Phạm Minh Chính không có máu liều nên không dám tham gia “nhóm tạo phản”, chứ chẳng phải là sáng suốt. Trò chơi chính trị là thế, thắng làm vua, thua làm giặc. Nếu “nhóm tạo phản” làm làm phản thành công, thì Tứ trụ không tới lượt Phạm Minh Chính. Hay không bằng hên.

Thu Phương (Tổng hợp)

 

 

Kasse animation 7.8.2023