Vụ “chuyến bay giải cứu”: Đặc quyền trong khi xử án

Link Video: https://youtu.be/2UFGjb7aKRU

Báo RFA ngày 25/7 có bài bình luận của ông Phạm Quý Thọ- PGS,TS nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, về phiên tòa “chuyến bay giải cứu” đã làm nhân dân phẫn nộ trong những ngày qua.

Bài viết của ông Phạm Quý Thọ nói lên đặc quyền khác nhau trong khi xử án, giữa các quan chức và người dân.

Trong bài bình luận, ông Thọ cho rằng, Chế độ Đảng Cộng sản lãnh đạo không do người dân lựa bầu chọn trực tiếp, nên phải dựa vào bộ máy đặc quyền, đặc lợi để toàn trị, nghĩa là quan chức của hệ thống chính trị là ‘người của chế độ’ nhưng người dân bình thường thì không.

Ông Thọ lấy ví dụ qua các vụ án ‘AIC’ và vụ ‘chuyến bay giải cứu’, trong đó các doanh nhân bị buộc phải đưa hối lộ để đổi lấy đặc ân và các quan chức lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ.

Sự thành kiến chính trị và thiên vị về luật pháp đã xảy ra theo hướng những bị can từng là quan chức chế độ Đảng – Nhà nước đã áp dụng mức án ‘nhẹ’ hơn người dân.

Trong vụ án ‘chuyến bay giải cứu’, bản cáo trạng của Viện Kiểm sát (VKS) có nêu rằng trong bối cảnh do đại dịch COVID-19 gây ra, một số lãnh đạo, cán bộ đã lợi dụng chính sách của Đảng để trục lợi bằng cách gây khó khăn, nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin cho, buộc doanh nghiệp nâng giá vé máy bay để có ‘phí’ bôi trơn, phải đưa hối lộ.

Sự tương phản qua lời khai của hai nhóm bị can, các chủ doanh nghiệp và quan chức, trước toà bộc lộ họ là ai và, hơn thế, khiến công luận căm phẫn.

Trước hết, các bị cáo – chủ doanh nghiệp đều kêu rằng họ là “nạn nhân của ‘văn hóa phong bì’”, bị ép đưa tiền liên tục, phải chi 150 triệu đồng mới được ‘đóng dấu’, “được đồng ý tạo điều kiện nhưng phải chi tiền tỷ…”, bị ép buộc phải đưa hối lộ với mức giá có thể bị ‘lỗ’, phải đưa tiền đến khi có thông tin bị khởi tố…

Trong khi bị can – các quan chức, người thì khai rằng không phân biệt được việc nhận “cảm ơn” với hành vi phạm tội, người thì nói nhận “quà cảm ơn” hàng chục tỷ nhưng… “không mở ra xem”, người khác thì “tôi ngu thì phải chịu, thương người thì phải chịu”, “tôi số đen, không may thì thôi trả lại cho Nhà nước cũng được, không sao cả“…

Bị can này còn vô liêm sỉ khi nhắc lại lời từng nói với vợ mình: “Em chuẩn bị ba tỷ và anh sẽ đi nghỉ dưỡng một thời gian rồi sẽ về“…

 

Hình: Bài viết trên RFA

Công luận cũng từng bị bất ngờ trước hành vi của một vị thẩm phán trong vụ án xét xử cựu chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Khi phiên tòa kết thúc vị thẩm phán này bước xuống từ bàn chủ tọa đã ‘bắt tay và an ủi’ bị cáo – cựu Chủ tịch Hà nội!

Sự phân biệt trong xét xử và quan niệm đạo đức trong các vụ án tham nhũng khiến cho vụ việc có thể thêm nghiêm trọng. Việc áp đặt tuỳ tiện, công khai các tiêu chuẩn kép luôn bị lên án là tiêu cực vì nó thường chỉ ra sự hiện diện của hành vi đạo đức giả, thiên vị hoặc bất công.

Vì vậy, nó không chỉ làm giảm đi ý nghĩa răn đe, giáo dục đối với các bị cáo và, hơn thế, mà còn gây tổn hại tính hiệu quả của chính sách phòng chống tham nhũng, tiêu cực nói chung.

Độc lập tư pháp ở Việt Nam là con đường dài phía trước. Đảng CS không thể đưa ra mục tiêu tư pháp độc lập với đảng trong lộ trình cải cách nhưng thực tế chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường đang đặt ra vấn đề này.

Sự phức tạp, tinh vi của các hành vi ‘trục lợi’, tham nhũng ngày càng phơi bày không chỉ những bất cập thể chế nói chung, đặc biệt là cơ chế giám sát quyền lực hiệu quả, mà còn bộc lộ sự yếu kém về năng lực quản lý, thiếu chủ động của ngành tư pháp, từ khâu tổ chức đến cán bộ của ngành, khiến cho xã hội và chế độ thêm bất ổn.

Đông đảo công luận trong nước dõi theo và cảm nhận những gì diễn ra tại phiên sơ thẩm vụ ‘chuyến bay giải cứu. Sự bức xúc của họ như thế nào không phải là điều quan trọng duy nhất, mà hơn thế, họ quan tâm đến sự công bằng, tòa xử đúng người đúng tội, bình đẳng trước pháp luật chứ không phải Toà phải cố thực hiện bằng được nhiệm vụ chính trị hay sự chỉ đạo từ ‘đâu đó’.

Công luận mong muốn các thẩm phán phải độc lập công lý, tự hào về tính chuyên nghiệp, lương tâm nghề nghiệp thay vì bị lệ thuộc vào và cố chấp để bảo vệ niềm tin giáo điều.

Xuân Hưng

>>> Thầy giáo Dương Tuấn Ngọc bị bắt theo điều 117

>>> Thị trường chạy án lên ngôi

>>> Chi 440 tỷ để dựng tượng người điên.

>>> Hoàng Văn Hưng sẽ bị kết tội như thế nào?

RSF lên án Hà Nội buộc tội Đường Văn Thái điều 117.


Kasse animation 7.8.2023