Chạy án, nghề hốt tiền cho những sếp công an.

Ngày 22/2, ông Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng bị cáo buộc lừa tiền “chạy án” 35 tỷ đồng. Ông Đỗ Hữu Ca là tướng về hưu, nhưng việc làm ăn của ông vẫn rất mạnh. Nhờ vào thời làm Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, ông Đỗ Hữu Ca có được mối quan hệ khủng trong đường dây chạy án.

Ông Ca bị cáo buộc là đã nhận 35 tỷ đồng của trùm buôn hoá đơn Trương Xuân Đước, 52 tuổi, với mục đích “chạy án”, khi người này bị Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra. Sau khi sự việc bị phát hiện, ông Ca khai “không đưa tiền cho ai”, mà giữ lại, hiện đã nộp hết số tiền này cho cơ quan điều tra.

Đỗ Hữu Ca, “cắn một miếng” là 35 tỷ

Thông tin trong ngành cho biết, đường dây mà ông Đỗ Hữu Ca đang làm ăn cho tới khi bị bắt, đã được hình thành từ rất lâu, từ thời ông Ca còn tại chức. Thời đó, giới doanh nhân và giới xã hội kháo nhau rằng, chỉ cần có tiền giao cho tướng Ca là xong việc. Nhờ đường dây chạy án và bảo kê, ông Đỗ Hữu Ca giúp không biết bao nhiêu dân xã hội thoát án, không biết bao nhiêu doanh nghiệp làm bậy vẫn ung dung.

Sau khi về hưu, tuy quyền bính không còn, nhưng ông Ca vẫn còn những mối quan hệ. Nhưng vì đã về hưu, ông Ca không còn quyền bính để bao che, thậm chí, ông còn không thể bao che cho chính mình, vì vậy mà ông đã sa lưới pháp luật. Với tầm làm Giám đốc Công an một thành phố lớn, ông Đỗ Hữu Ca cầm tiền triệu đô để chạy án, chứ ông không cần phải cầm “tiền lẻ”.

Rồi mới đây, trong vụ án chuyến bay giải cứu, ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, bị cáo buộc là đã nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) trong khoảng một năm (từ tháng 1 đến tháng 12/2022), để chạy án cho hai bị cáo Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Công ty Bầu trời xanh.

Cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cạp một miếng 2,65 triệu đô

Qua hai trường hợp của hai ông tướng công an Đỗ Hữu Ca và Nguyễn Anh Tuấn, người ta mới thấy thị trường chạy án cũng là mảnh đất màu mỡ đối với các quan chức ngành công an. Chỉ một vụ án thôi, các ông này đã nhận đến hàng triệu đô la, thì cả cuộc đời binh nghiệp, mấy ông này không biết sẽ giàu đến mức nào?

Đấy là những người bị lộ, còn lắm trường hợp đang nằm trong vùng cấm mà vẫn ung dung hoạt động nghề chạy án, kiếm tiền khủng.

Lấy ví dụ như trường hợp của ông Phạm Trung Kiên, Trợ lý của ông Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, thì thấy rất rõ. Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ tổng cộng tới 253 lần, với tổng số tiền hơn 42,6 tỉ đồng, để cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu. Trong khi đó, chính ông Đỗ Xuân Tuyên mới là người có quyền ký các quyết định cho thực hiện các chuyến bay nói trên. Vậy Phạm Trung Kiên nhận tiền cho ai, thì đã quá rõ. Tuy nhiên, Bộ Công an không đụng đến ông Đỗ Xuân Tuyên, mà đổ hết tội trạng lên người Trợ lý của ông Tuyên. Đấy là dấu hiệu có sự chạy án. Tuy nhiên, Bộ Công an vẫn không làm rõ, vì sao cơ quan điều tra lại làm thế, và ai xui khiến cơ quan điều tra làm thế.

Trong bộ máy khổng lồ này, ai ai cũng tham ô, vì tham ô quá nhiều mà thị trường chạy án cũng làm ăn phát đạt. Nếu nói tham ô hút máu dân, thì nhóm tội phạm chạy án hút máu bọn tham ô để làm giàu. Khi bọn tham ô bị lộ, thì chúng sẵn sàng chi đậm để thoát án. Và từ đó, xã hội này hình thành nên tầng tầng lớp lớp ăn thịt lẫn nhau.

Thị trường chạy án vô cùng béo bở, không chỉ công an tham gia, mà quan chức ngành tòa án, luật sư và cả nhà báo cũng tham gia. Tuy nhiên, công an thường ăn rất đậm, bởi hồ sơ điều tra do họ làm. Với bản chất ngành tư pháp Việt Nam là “án tại hồ sơ”, nên chạy án với cảnh sát điều tra là hiệu quả nhất. Nhờ đó, làm việc trong ngành công an là thành phần ăn trên ngồi trốc, hưởng đậm nhất trong đường dây chạy án, còn luật sư chỉ là môi giới, là ăn hôi mà thôi.

Thu  Phương  – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-cong-an-hai-phong-do-huu-ca-bi-cao-buoc-nhan-35-ty-dong-4573744.html

https://thanhnien.vn/253-lan-nhan-hoi-lo-cua-cuu-thu-ky-thu-truong-bo-y-te-do-xuan-tuyen-185230419141225786.htm#

 

Kasse animation 7.8.2023