Những câu chuyện trong ngành tình báo thường là những chuyện không có hậu. Bởi trong giới chính trị, người ta thích dùng tình báo để hạ đối phương, nhưng lại sợ bị tình báo hạ bệ mình. Bởi một khi bên tình báo điều tra chuyện của người khác, thì cũng điều tra chuyện của mình. Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng từ trước thời ông Nguyễn Chí Vịnh đã “chĩa nòng” vào đồng chí rồi. Phần lớn công việc của Tổng Cục này là thu thập những chuyện bí mật động trời của các ủy viên Trung ương cỡ bự, và các ủy viên Bộ Chính trị.
Phạm Ngọc Hùng, tức Hùng Tút, từng là cấp phó cho Nguyễn Chí Vịnh trong Tổng Cục 2. Sau đó, ở cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyễn Chí Vịnh đã nâng đỡ Phạm Ngọc Hùng lên nắm chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng, từ năm 2014. Như vậy, đến nay, Hùng Tút đã nắm Tổng Cục 2 tròn 9 năm. Thường thì một Tổng Cục trưởng giữ vị trí không quá 10 năm. Nếu không có gì thay đổi, thì sang năm 2024, Hùng Tút sẽ chui ra khỏi “tổ kén” Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng.
Người am hiểu thì đánh giá Phạm Ngọc Hùng còn tỏ ra trí trá, thức thời hơn Nguyễn Chí Vịnh. Nếu nói Nguyễn Chí Vịnh là người chỉ tận tụy với Nguyễn Tấn Dũng thôi, thì Phạm Ngọc Hùng không trung thành với ai lâu dài.
Ông Hùng có thể trung thành với Nguyễn Tấn Dũng, khi ông này còn là Thủ tướng. Rồi ông trung thành với Nguyễn Xuân Phúc khi ông Phúc làm Thủ tướng. Và giờ đây, ông ta hỗ trợ Phạm Minh Chính rất nhiều, giúp cho Phạm Minh Chính có thế lực ngang ngửa với Nguyễn Phú Trọng trong Bộ Quốc phòng. Có người nói, ông Chính mà không có thế trong Bộ Quốc phòng, thì ông Chính đã ngã ngựa cùng đợt với Nguyễn Xuân Phúc rồi.
Như vậy, có thể nói, Phạm Ngọc Hùng trung thành với cái ghế chứ không trung thành với cá nhân nào hết. Ông Hùng chỉ trung thành với ghế Thủ tướng. Nên dù ông nào lên, thì ông ta vẫn ưu tiên trung thành với ông đó, và lơ đi những ông đã hết thực quyền. Ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm Thủ tướng từ năm 2016 đến 2021, thì ông Hùng Tút chỉ trung thành với ông Phúc giai đoạn đó. Sau khi ông Phúc chuyển sang ghế Chủ tịch nước, thì Phạm Ngọc Hùng lơ đi, và để ông Phúc đã ngã ngựa sau 2 năm, vì không còn nắm được “tử huyệt” của các đồng chí, nên bị đồng chí loại khỏi chính trường.
Hạ một Tổng Cục trưởng Tổng Cục tình báo khi đương chức là một vấn đề rất khó. Phạm Ngọc Hùng đang giữ chức, và tất nhiên, trong tay ông không thiếu những câu chuyện có thể khiến các đồng chí trong Bộ Chính trị phải sợ. Thực tế thì Hùng Tút đã nắm chức này 9 năm rồi, giờ đây, cũng đã gần đến lúc phải rời ghế theo chế độ. Vả lại, ông Hùng nay đã 63 tuổi, sang năm là 64, bằng tuổi về hưu của ông Nguyễn Chí Vịnh. Khả năng cao là ông Phạm Ngọc Hùng sẽ nghỉ hưu vào năm 2024. Lúc đó, xem như ông ta đã rời khỏi “tổ kén” Tổng Cục 2, lành ít dữ nhiều.
Có thông tin là Nguyễn Chí Vịnh đã bị bệnh rất nặng, vì biết quá nhiều, thì xem ra, Phạm Ngọc Hùng cũng khó tránh khỏi cái kết tương tự. Đã gần 10 năm nắm chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục tình báo Quân đội, ông Phạm Ngọc Hùng không những biết nhiều, mà còn biết những vấn đề có tính thời sự nữa.
“Tổ kén” rất quan trọng, nó giúp người ở trong đó an toàn hơn. Bài học đã có nhiều, ông Trần Đại Quang sau khi rời khỏi “tổ kén” Bộ Công an, đã có cái kết như thế nào, thì sự thật đã rõ. Mới đây, ông Tô Lâm quyết không chịu rời “tổ kén” để ngồi vào ghế Chủ tịch nước cũng vì lý do “an toàn” mà thôi. Và ắt hẳn, ông Phạm Ngọc Hùng cũng biết những cái kết dành cho những kẻ “biết quá nhiều”. Không có kẻ thù nào hạ được một cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, chỉ có chính đồng chí hạ nhau mà thôi.
Có người nhận xét rằng, Ban Bí thư cũng là “tổ kén” của ông Tổng Bí thư, giả sử, một ngày nào đó, ông Tổng rời bỏ quyền lực, thì e rằng, ông cũng khó an toàn. Bởi ông cũng đã từng bị “đột quỵ” bí hiểm khi còn ở trong “tổ kén”. Và có thể, đấy cũng là lý do để ông ôm ghế cho đến chết.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)