Hậu quả của chống tham nhũng và chính sách bất nhất của chính quyền đối với nền kinh tế

Link Video: https://youtu.be/5ttUDSu7nbY

Ngày 26/6, RFA Tiếng Việt có bài bình luận với tựa đề “Chống tham nhũng có làm suy giảm tăng trưởng kinh tế?” của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam.

Theo tác giả, chiến dịch “đốt lò” vẫn tiếp tục được Đảng Cộng sản thúc đẩy mạnh mẽ, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế khó khăn, sụt giảm. Thực tế này làm dấy lên câu hỏi cấp bách về mối liên hệ giữa hai vấn đề này, và đòi hỏi câu trả lời thoả đáng, nhằm điều chỉnh chính sách công sao cho có hiệu quả thiết thực, bền vững.

Tác giả nhận xét, đặc thù tham nhũng ở Việt Nam vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, của “quan hệ tư bản thân hữu”, hình thành và phát triển sau hơn 30 năm, tính từ 1986 với đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường.

Tình hình tham nhũng hiện nay là nghiêm trọng đến mức “đe doạ sự tồn vong chế độ”, và chính sách chống tham nhũng, có cội nguồn của chế độ tập quyền, mang đặc trưng là sử dụng quyền lực tuyệt đối của Đảng Cộng sản, nhằm “ngăn chặn và đẩy lùi” “sự suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống” của quan chức trong hệ thống chính trị.

Tác giả đánh giá, các nhà lãnh đạo chế độ, vì sự nhạy cảm chính trị, không thể công khai thừa nhận về chủ nghĩa tư bản thân hữu. Thế nhưng nó có sức phá hoại ghê gớm và bộc lộ ngày càng rõ hơn.

Tác giả dẫn lời ông Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam, cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, rằng, tình hình tham nhũng vẫn rất nghiêm trọng. Và ông Xô nhấn mạnh tính chất vụ việc: “Qua các vụ án tham nhũng gần đây cho thấy có sự liên kết, ăn chia tập thể rất rõ. Các vụ án này không chỉ có một vài cá nhân hay một nhóm nhỏ mà hình thành nên những đường dây liên kết, có tính tổ chức, tính trên dưới và sự phân phối trong ăn chia để tồn tại.”

Hình: Bài trên RFA

Tác giả liệt kê các hình thức trục lợi cụ thể:

(1)Trong đấu thầu mua sắm công, quản lý tài sản công. Thủ đoạn là thông đồng, móc ngoặc, giữa chủ đầu tư với nhà thầu, đơn vị thẩm định giá, để tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản;

(2)Trong quản lý sử dụng đất đai là các sai phạm trong thu hồi đất, đền bù giải phóng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; sai phạm trong chuyển đổi sử dụng đất, giao đất, tính tiền sử dụng đất, hợp thức hóa các nguồn đất không đúng quy định.

(3)Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, thuế… nổi lên là các hành vi giả mạo giấy tờ, chứng từ để trục lợi; hay là công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán; thành lập doanh nghiệp “ma” để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép…;

(4)Trục lợi chính sách như trong các vụ án “những chuyến bay giải cứu” và “đăng kiểm”…

Tác giả cho biết, về nguyên lý, trục lợi, tham nhũng tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế, nghĩa là, đẩy lùi tham nhũng sẽ hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, trong thực tế không đơn giản như được “mô hình hoá”. Dấu ấn đặc thù thể chế chính trị xác định các hình thức trục lợi khác nhau, từ đó tác động đến tăng trưởng.

Tác giả cho rằng, trong môi trường thể chế “thiếu minh bạch”, các doanh nghiệp tư nhân buộc phải chấp nhận, chịu bị “tống tiền”, như khoản phí để có được “ân huệ” từ chính quyền. Mặt khác, sự tha hoá trong bộ máy đặc quyền đặc lợi ở cấp địa phương, trong mỗi “phi vụ” thường khó kiểm soát bởi quyền lực tuyệt đối từ đỉnh tháp.

Chống tham nhũng nhằm vào các mối quan hệ thân hữu, nghĩa là nhằm vào các doanh nghiệp “nhóm 3” và các quan chức lạm dụng quyền lực. Tác giả nhận định, họ tuy là “số ít”, nhưng khi bị trừng phạt sẽ tạo ra phản ứng lan chuyền “nỗi sợ hãi bản năng” đến cả hệ thống. Khi đó, các quan chức chính quyền “co lại”, lo bị lộ quá khứ “nhúng chàm”, “đùn đẩy, né tránh trách nhiệm”, khiến sự vận hành bộ máy bị trì trệ. Đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân, họ cũng “trì hoãn” kinh doanh để “nghe ngóng” trước các động thái của chính quyền, “giấu mình chờ thời”, cất giấu tài sản… đề phòng rủi ro.

Tác giả dẫn lời ông Lê Thanh Vân, Đại biểu Quốc hội khoá 15 đã bày tỏ lo ngại rằng, chất lượng thể chế và cán bộ yếu kém, sự bất nhất của lãnh đạo chính quyền, là nguyên nhân khiến kinh tế khó khăn hơn. Dù là ý kiến của “người trong hệ thống”, nhưng đã bộc lộ rằng, doanh nghiệp đang là nạn nhân của sự không nhất quán của ý chí quyền lực, phản ánh sự bất ổn thể chế, sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế sẽ là hệ quả tất yếu.

Hình: Một số chuyên gia kinh tế đã bình luận về tác hại của chiến dịch “đốt lò” đối với nền kinh tế

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Hãy nhìn nước Nga

>>> Xúi dân “bám biển” trước lệnh cấm của Trung Quốc là hành vi vô trách nhiệm của Đảng

>>> Thích Trúc Thái Minh tái xuất oai hùng hơn xưa

>>> Thích Trúc Thái Minh “buôn lậu” Phật thành công

Mối thâm thù nào làm Đảng phải “trói” Sài Gòn?


Kasse animation 7.8.2023