Nghệ an xâm chiếm Trung ương và “nhuộm vàng” một số tỉnh

Hiện nay, trong Trung ương Đảng có 14 người Nghệ An, trong đó, có 3 ủy viên Bộ Chính trị và 1 ủy viên dự khuyết. Điều đáng nói là, nhóm Nghệ An trước đây được phân bố nắm ghế bí thư ở nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước, giờ đây tụ họp về Trung ương rất nhiều, tạo nên một thế lực được xem như mạnh vô đối trong Trung ương Đảng.

Chưa có địa phương nào mà có đến 3 ủy viên Bộ Chính trị như tỉnh Nghệ An. Đứng đầu trong nhóm Nghệ An hiện nay, không ai khác chính là Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội. Ông Huệ là người đang được ông Nguyễn Phú Trọng dọn đường, để tương lai sẽ là Tổng Bí thư. Đứng sau ông Huệ là Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc. Ông này cũng đang là cánh tay đắc lực cho ông Nguyễn Phú Trọng trong Ban Bí thư. Ngoài ra, Nghệ An còn có người thứ ba là Ủy viên Bộ Chính Trị, đấy là ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương.

“Ông Trùm” chủ nghĩa bè phái Vương Đình Huệ, người Nghệ An

Ngoài 3 ủy viên Bộ Chính trị đấy ra, thì còn rất nhiều người có khả năng vào Bộ Chính trị ở nhiệm kỳ tới. Người thứ nhất, đấy là ông Trần Sỹ Thanh, hiện đang là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Nếu nhiệm kỳ sau vào được Bộ Chính trị, ông Thanh rất có thể sẽ nắm ghế Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội. Người thứ nhì có khả năng vào Bộ Chính trị, đấy là bà Phạm Thị Thanh Trà, bà chị của ông Phạm Sỹ Quý xây biệt phủ bằng cách “buôn chổi đót”. Bà Trà về Trung ương nắm 2 chức, đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Ban Tổ chức Trung ương. Bà Trà về Trung ương cũng mang theo “người em dại” Phạm Sỹ Quý về Hà Nội, nhét vào bộ máy này, và nhờ Trần Sỹ Thanh chăm giùm. Người thứ ba có khả năng vào Bộ Chính trị trong nhiệm kỳ tới là ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nếu năm 2026, ông Vương Đình Huệ thay ông Nguyễn Phú Trọng, thì có thể nói, người Nghệ An sẽ tràn ngập Ban Bí thư, Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội. Người ta nói, nhóm lợi ích Nghệ An rất lợi hại, họ bủa đi khắp các tỉnh thành. Nơi nào họ nắm được, thì nơi đó, họ sẽ cài toàn người Nghệ An vào. Và từ đó, nhiều địa phương trở thành nơi ươm mầm cho người Nghệ An.

Hiện nay, Bí thư tỉnh Bình Phước là ông Nguyễn Mạnh Cường, người Nghệ An, Bí thư tỉnh Hà Nam là bà Lê Thị Thủy, là người Nghệ An, Bí thư tỉnh Đắk Lắk là ông Nguyễn Đình Trung cũng là người Nghệ An. Nơi đâu có người Nghệ An cầm quyền, thì nơi đó, người Nghệ An tụ về, và họ nâng đỡ lẫn nhau. Qua vụ xả súng làm chết 4 công an tại tỉnh Đắk Lắk mới thấy, người Nghệ An trong bộ máy chính quyền tỉnh Đắk Lắk nhiều như thế nào.

Màu của nghệ là màu vàng. Có người nói vui rằng, tỉnh nào để người Nghệ An đến nắm thóp, thì họ sẽ nhuộm vàng chính quyền nơi đó. Thực chất thì người Nghệ không quá nhiều so với người địa phương. Tuy nhiên, nơi nào có quan đầu tỉnh là người Nghệ, thì nơi đấy, người Nghệ được nâng đỡ để thăng quan tiến chức. Đấy là thứ chủ nghĩa bè phái rất nguy hiểm trong bất kỳ nền chính trị nào.

Tuy người Nghệ An trong Trung ương Đảng rất đông, những khả năng quản trị của họ rất kém. Ngay tỉnh Nghệ An, với 14 ủy viên Trung ương Đảng và 3 ủy viên Bộ Chính trị, nhưng tỉnh này vẫn là tỉnh nghèo. Tuy vẫn là tỉnh thiếu đói nghiêm trọng, nhưng lại rất thích xây tượng đài. Điều này chứng tỏ, sức mạnh chính trị của địa phương này là do chủ nghĩa bè phái tạo ra, chứ không phải do năng lực của họ.

Ngược lại, thành phố HCM, nơi có nhiều người có năng lực, nhưng Trung ương chặn cơ hội của người gốc thành phố. TP. HCM bị dân ngoại tỉnh nắm thóp và hiện nay kinh tế thành phố ngày càng lụn bại trông thấy. Chủ nghĩa bè phái cực kỳ nguy hiểm. Nó đè những con người có năng lực và đưa những con người yếu kém lên ghế thống trị.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023