Fulro đã quay trở lại?

Link Video: https://youtu.be/v0sXTP35IX8

VOA Tiếng Việt ngày 16/6 có bài “Vụ tấn công ở Đắk Lắk: Công an nói đã ‘bắt hết’ thủ lĩnh; có dấu hiệu Fulro?”

Theo đó, toàn bộ những người cầm đầu vụ tấn công đẫm máu ở Đắk Lắk hôm 11/6 “đã bị bắt”, một lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam cho biết và nói, đánh giá ban đầu cho thấy, nguyên do là “một số đối tượng FULRO lưu vong kích động, gây chia rẽ dân tộc”.

VOA dẫn tin từ báo Công An Nhân dân cho biết, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an, thông báo như vậy tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức vào sáng ngày 16/6. Ông Đức cho biết, công an đã bắt giữ trên 50 người trực tiếp tham gia vào vụ tấn công. Và theo kết quả thẩm, những người này là người Thượng đã bị “một số đối tượng FULRO lưu vong kích động gây chia rẽ giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số”.

Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ tính chân thực của thông tin này.

VOA dẫn bản tin Thời sự của Đài Truyền hình nhà nước Việt Nam, VTV, vào tối ngày 15/6, chiếu cảnh một người, được xác định danh tính là Y Thô Ayun, 36 tuổi, trú tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, bị cho là đối tượng cầm đầu vụ tấn công, đang khai báo.

Y Thô Ayun nói nguyên văn như sau: “Tôi đã đi tuyên truyền trong buôn. Những người tôi tin tưởng tôi mới tuyên truyền, còn những người tôi không tin tưởng thì tôi không tuyên truyền”.

Khi nói lời này, Y Thô Ayun ngồi trên ghế với tay bị còng vào thành ghế, trước mặt là một sỹ quan công an đang thẩm vấn, còn sau lưng là hai công an viên mặc áo chống đạn đang cầm súng. VOA cho hay.

Hình ảnh này khiến những người xem tỉnh táo phải đặt câu hỏi.

Tờ Tuổi Trẻ còn dẫn kết quả điều tra của công an cho biết, trước vụ tấn công, những kẻ gây án từng đột nhập doanh trại Lữ đoàn đặc công 198 ở huyện Krông Pắc để lấy trộm vũ khí nhưng bất thành.

Hình: Bài trên VOA

VOA dẫn ý kiến của nhiều nhà quan sát, trong đó có nhà báo Trương Huy San (Huy Đức) và blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), đưa ra nhận xét rằng, vụ tấn công xảy ra được xem là một bất ngờ với giới chức Việt Nam, khiến họ lâm vào thế bị động, và là một thất bại trong công tác nắm tình hình, giữ vững địa bàn của công an và chính quyền cơ sở ở Đắk Lắk.

Trước đó, hàng chục tay súng đã tấn công vào trụ sở chính quyền hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, vào rạng sáng ngày 11/6, giết chết 9 người, trong đó có 4 công an viên và 2 cán bộ xã. Ngoài ra, có 3 người dân khác bị bắt làm con tin sau đó đều đã được giải cứu.

Một câu hỏi rất lớn mà dư luận quan tâm, nhưng vẫn chưa được làm rõ, đó là, trong điều kiện kiểm soát vũ khí rất ngặt nghèo tại Việt Nam, tại sao nhóm này lại có được những vũ khí như súng trường CKC?

Đây là loại súng trường bán tự động của Liên Xô, được thiết kế và được đưa vào thử nghiệm trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hiện nay, súng CKC vẫn được sử dụng trong quân đội nhiều nước. Tại Việt Nam, súng này bắt đầu được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ từ năm 1960 và hiện nay vẫn được trang bị cho các đội dân quân tự vệ và các đội nghi lễ của quân đội và công an. Nhóm bạo loạn vì sao lại có được?

Theo VOA, FULRO, tức Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc Bị Áp bức, được các sắc tộc người Thượng và người Chăm thành lập ở Campuchia và mùa thu năm 1964. Họ chủ trương đấu tranh giành quyền tự quyết cho các dân tộc thiểu số và ly khai Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam.

Tổ chức này hoạt động ở miền Nam Việt Nam từ thời Việt Nam Cộng Hòa, và sau năm 1975 bị chính quyền Cộng sản xem là một tổ chức phản động. Công an Việt Nam từng tuyên bố rằng “sau 17 năm (từ 1975 đến 1992) kiên trì chiến đấu”, họ đã “làm tan rã hoàn toàn tổ chức, lực lượng FULRO”.

Nhiều thành viên FULRO hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài.

Như vậy, sau 31 năm ngừng hoạt động, tổ chức Fulro đã quay trở lại mà chính quyền không hề hay biết gì? Phải chăng, lực lượng Fulro đã trở nên quá giỏi, hay chính quyền quá yếu kém???

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Việt Nam đàm phán mua vũ khí của Ấn Độ trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung

>>> Cần xóa bỏ độc quyền để giải quyết bài toán thiếu điện

>>> Cần tôn trọng quyền lựa chọn của người dân tộc thiểu số

>>> Không cho tù nhân lương tâm chăm sóc y tế, sự vô nhân đạo của Đảng

VinFast vẫn tiếp tục lỗ khủng trong quý 1/2023


Kasse animation 7.8.2023