Công an Việt Nam, yếu nghiệp vụ chuyên môn nhưng lại rất giỏi “bịt mõm”.

Sau vụ 30 người mặc đồ rằn ri xả súng vào 2 đồn công an xã, lực lượng công an bị chết và thương vong quá nhiều, cho thấy, công an xã ở 2 xã này yếu kém như thế nào. Thêm vào đó, những hành động “thà bắt lầm hơn bỏ sót” của chính quyền Cộng sản cho thấy, họ yếu kém thực sự. Quân số Công an Việt Nam, cả chính quy lẫn không chính quy, lên đến hàng triệu người. Thế nhưng, họ xử lý những khủng hoảng tấn công vũ trang vô cùng tệ hại. Như vậy, làm sao họ bảo vệ được dân.

Sai thì nhận, yếu kém thì sửa, đấy mới là cách để một chế độ tốt lên. Tuy nhiên, với Đảng Cộng sản thì không bao giờ hành xử như vậy. Dù cho dưới thời Tổng Bí thư nào thì vẫn thế. Nếu Đảng sai thì dân phải câm họng, nếu dân nói Đảng sai, thì sẽ bị trừng trị. Những cái sai của Đảng được bộ máy tuyên truyền khổng lồ che đậy, chứ Đảng không bao giờ chịu sửa.

Công an Việt Nam “bịt mõm” dân khi bị bóc phốt

Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin Truyền thông chỉ biết tìm cách tấn công lại những chỉ trích trên truyền thông xã hội, còn lực lượng công an chỉ biết ra sức bắt bớ những người bóc phốt chế độ. Nếu nhẹ thì phạt tiền, nếu nặng thì bỏ tù. Ngoài ra còn có lực lượng công an tác chiến trên mặt trận điện tử, để đánh phá những website và những tài khoản trên mạng xã hội dám bóc phốt Đảng. Với tầng tầng lớp lớp như vậy, Đảng Cộng sản vững tin rằng, họ làm sai thì họ sẽ có cách để không cho ai bốc phốt, không ai có thể lên tiếng. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả là Đảng Cộng sản không bao giờ chịu thay đổi.

Ngày 13/6, báo chí cho biết, một người đàn ông 38 tuổi bị Phòng An ninh Chính trị Nội bộ, Công an tỉnh Quảng Nam xử phạt 5,5 triệu đồng, về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức”, căn cứ Nghị định 15/2020. Người đàn ông này trú tại thành phố Hội An. Điều đang nói là, báo chí không chia sẻ nội dung bài viết của người này, để bạn đọc kiểm chứng xem anh ta xuyên tạc ở điểm nào?

Nghiệp vụ kém và sợ chết, công an đẩy nhiệm vụ nguy hiểm cho hiệp sĩ đường phố

Tốt khoe xấu che là bản chất của chế độ Cộng sản. Những gì họ giấu, có nghĩa, đó là những điểm đen thực sự mà họ đang có. Được biết, những tài khoản Facebook bị chính quyền quy kết là “phản động”, thường không ngần ngại chia sẻ những thông tin trái chiều, mà chính quyền thường dựa vào đó để quy kết, chụp mũ họ. Những người ngay thẳng, những người đã dám nói sự thật, thì chẳng bao giờ phải giấu giếm điều gì.

Theo lý thuyết thì lực lượng công an là lực lượng được sinh ra là để bảo vệ nhân dân, nhưng mà, lực lượng này có khả năng tác chiến tệ như trong vụ Đồng Tâm hoặc vụ Đắk Lắk, thì làm sao có thể bảo vệ được sự bình yên cho nhân dân? Cho nên, người dân có quyền đặt câu hỏi, có quyền phân tích, và có quyền chỉ trích những điều ấy.

Một người dân sống ở TP. HCM cho chúng tôi biết, những cuộc ẩu đả chém nhau giữa các nhóm giang hồ rất nguy hiểm đối với người dân. Khi xảy ra vụ việc như vậy, dân gọi điện cho công an, nhưng khi đang còn hỗn chiến, công an không bao giờ xuất hiện, mà họ đợi đến tàn cuộc, khi chuyện đã rồi, thì họ mới đến. Người này đặt câu hỏi, những người công an được đào tạo nghiệp vụ bằng tiền thuế của dân, được trang bị vũ khí bằng tiền thuế của dân, và được hưởng lương bằng tiền thuế của dân, vậy thì trách nhiệm của họ ở đâu trong lúc người dân gặp nguy hiểm?

Tại TP. HCM và Bình Dương, cảnh sát hình sự đông như “quân Nguyên”, nhưng rồi họ lại để nhiệm vụ săn bắt cướp cho các hiệp sĩ đường phố. Có trường hợp, hiệp sĩ đường phố phải bỏ mạng vì máu liều làm thay việc của cảnh sát hình sự. Với lực lượng như vậy thì làm sao họ có thể bảo vệ sự bình yên cho dân?

Thiết nghĩ, với sự yếu kém như thế, ông Tô Lâm cần phải chi ngân sách ra để huấn luyện tốt hơn cho công an. Cần đuổi hết những công an viên vô dụng, dùng quỹ lương đó để nâng lương cho người giỏi nghiệp vụ và có trách nhiệm. Tại sao ông Tô Lâm không làm?

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023