Phạm M. Chính, là “tàn tích” của Nguyễn Tấn Dũng hay bảo tồn tàn tích?

Trò chơi chính trị là trò cài người lập vây cánh. Khi có quyền trong tay, người ta bổ nhiệm hàng loạt đàn em để cài cắm. Những bổ nhiệm này được ví như gieo mầm, để sau này gặt thành quả. Ông Nguyễn Tấn Dũng tuy là bại tướng dưới tay ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng lại là người cực kỳ thành công trong việc gieo mầm, tạo vây cánh.

Ông Nguyễn Tấn Dũng muốn nâng đỡ hai con trai là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết, thì phải tạo ra một ê kíp có mối quan hệ chằng chịt. Vì thế mà rất nhiều người đã được ông Nguyễn Tấn Dũng cài lại trong chính quyền, đặc biệt là các vị trí ủy viên Trung ương Đảng.

Dù thua lỗ nhưng vẫn duy trì

Những người mà ông Nguyễn Tấn Dũng cài lại, có thể kể ra như, Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Minh Chính vv… Có người thì sau đó thành công, như Phạm Minh Chính và Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng cũng có người ngã ngựa ngay khi ông Ba Dũng mất quyền lực, như Đinh La Thăng. Nói chung, có cài thì có rụng.

Cách cài người tạo nhóm lợi ích như ông Nguyễn Tấn Dũng rất rời rạc, không bền vững. May mà còn có ông Phạm Minh Chính sau đó làm nên chuyện, chứ nếu không thì Nguyễn Thanh Nghị khó mà an toàn, sau khi bị chuyển từ Bí thư tỉnh xuống hàng Thứ trưởng Bộ Xây dựng (hàm thứ trưởng ngang cấp với chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh).

Cách tạo nhóm lợi ích là những người cùng địa phương nâng đỡ nhau, để cùng chiến đấu với nhóm khác, là cách làm hiệu quả nhất. Cho đến nay, không nhóm lợi ích địa phương nào mạnh bằng 2 nhóm Nghệ An và Hà Tĩnh. Hai nhóm này đang được ông Nguyễn Phú Trọng sử dụng, nhưng chính họ cũng lợi dụng sức mạnh của ông Tổng Bí thư để đánh đông dẹp tây thay cho họ. Dự đoán là sau thời ông Nguyễn Phú Trọng, thì 2 nhóm này sẽ kiểm soát Bộ Chính trị, hoặc chí ít cũng ảnh hưởng mạnh lên nhóm 16 người cao nhất này.

Tổng Bí thư nắm Bộ Công an và nắm Quân đội, đó là lợi thế về quyền lực. Nếu không sử dụng tốt đồng tiền thì Thủ tướng không có khả năng đối đầu với Tổng Bí thư. Cho nên, ở cương vị Thủ tướng, dù muốn hay không, ông Phạm Minh Chính cũng phải biết cách làm tiền và phải biết cách dùng đồng tiền. Theo như một nhà phân tích giấu tên cho biết, ông Phạm Minh Chính kiếm tiền không giỏi và dùng tiền không giỏi như ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ông vẫn là người biết kiếm tiền và biết dùng tiền. Riêng phần khéo léo trong ứng xử, thì ông Phạm Minh Chính hơn đàn anh.

Có thể nói, Phạm Minh Chính hiện nay chính là một tàn tích của ông Nguyễn Tấn Dũng để lại, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn không thể nào nhổ được, bởi ông Chính có sự khéo léo nhất định. Ngày nay, sau lưng ông Chính vẫn có những nhóm lợi ích ăn theo những nhóm mà ông đã từng ưu ái cho nó, khi ông còn là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.

12 dự án thua lỗ của Bộ Công thương từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng bày ra cho tới nay vẫn được duy trì, dù hơn nửa trong đó vẫn còn lỗ, cho thấy, ông Phạm Minh Chính đang bảo tồn những tàn tích từ thời ông Dũng. Có nhiều dự án thua lỗ thì quan chức mới đầy túi. Đó là cách mà nhóm lợi ích dùng để moi tiền ngân sách và chia chác. Mà có chia chác mới có tiền để gây ảnh hưởng.

Địa phương thì đua nhau xây cổng chào, xây tượng đài, Hà Nội thì cố nặn ra những dự án vô bổ để hút tiền ngân sách, thì Trung ương cũng có những dự án của họ. Tàn tích của ông Nguyễn Tấn Dũng để lại bao lâu nay, nó đã trở nên ổn định, và có lẽ, ông Phạm Minh Chính không muốn thay đổi nó.

Thời ông Nguyễn Tấn Dũng có dự án tàu ngầm Kilo đồng nát trong Bộ Quốc phòng, thì ngày nay, ông Phạm Minh Chính cũng có những mối làm ăn mờ ám trong Bộ Quốc phòng, qua trung gian là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Cũng là những hợp đồng mua bán vũ khí, nhưng là mua bán với Israel. Có thể nói, ông Phạm Minh Chính vừa là tàn tích của ông Nguyễn Tấn Dũng, và cũng là người bảo tồn những tàn tích khác của ông Ba Dũng khét tiếng một thời.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023