Thủ Chính làm sống dậy “con cưng” cựu Thủ Dũng từ “bãi rác”. Thách đố Tổng Trọng?

Ngày 15/6/2010, tại phiên họp thảo luận về Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Nguyễn Tấn Dũng lúc đó là Thủ tướng, đã ủy quyền cho ông Nguyễn Hồng Quân, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng, trình bày báo “Trung tâm Hành chính quốc gia chuyển lên Ba Vì”. Đây là đồ án xây dựng lại cụm văn phòng của các bộ, để thay thế những cơ quan cũ. Một đề án rất tốn kém tiền ngân sách. Sau năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư, đề án này không biết vì lí do gì mà đã bị quẳng vào sọt rác.

Năm 2010, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất  “Trung tâm Hành chính quốc gia chuyển lên Ba Vì”

Ngày 24/4 vừa qua, ông Phạm Minh Chính đã phê duyệt đồ án quy hoạch trụ sở mới của 36 bộ, ngành ở khu tây Hồ Tây và Mễ Trì. Theo đồ án quy hoạch đến năm 2030, hệ thống trụ sở mới sẽ là nơi làm việc của 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ và 6 cơ quan Trung ương của các đoàn thể. 13 bộ ngành sẽ được bố trí về khu tây Hồ Tây, cách trung tâm thủ đô 10 km. Khu này rộng 35 ha, gồm gần 21 ha thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ và 14 ha phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm. Các tòa nhà trụ sở cao 12 – 25 tầng; khối công cộng phụ trợ, dịch vụ thương mại cao 6 – 24 tầng.

Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch không nêu rõ các bộ ngành nào sẽ về khu tây Hồ Tây. Tuy nhiên, trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội vào tháng 10/2022, Bộ Xây dựng đề xuất di dời 13 trụ sở bộ, ngành về khu này, và đã tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể. 13 bộ ngành dự kiến di dời về tây Hồ Tây gồm: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Đây là đồ án tương tự như đồ án cách đây 13 năm mà ông Nguyễn Tấn Dũng từng muốn làm. Người có chủ trương xây dựng đề án mới này là ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Đề án mà ông Nghị đưa ra với mục đích làm sống lại đứa con tinh thần của ông Nguyễn Tấn Dũng khi xưa. Dự án, đề án nào ông Nguyễn Thanh Nghị đề xuất, thì đều được ông Phạm Minh Chính ủng hộ.

Sau 13 năm, Phạm Minh Chính làm sống lại ý tưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng

Tại sao mọi cơ quan trong Chính phủ đã có trụ sở, giờ đây lại phải vẽ dự án? Được biết, nếu đề án này được duyệt, thì sẽ có một nguồn vốn khổng lồ rót về. Nguồn vốn này sẽ là “dòng sữa ngọt” cho các đại gia sân sau và là nguồn thu nhập rất lớn cho những quan chức quản lý nguồn vốn này.

Cái lợi tiếp theo là những trụ sở cũ là những khu đất vàng. Đấy lại là miếng nạc ngon ăn được các đại gia bất động sản săn đón, đặc biệt là các đại gia chuyên về lĩnh vực bất động sản cao cấp. Đấy là những cái lợi dễ thấy nhất.

Ông Nguyễn Thanh Nghị đang đề xuất nhiều dự án lớn để chứng tỏ năng lực. Nhưng trong các dự án lớn này lại ẩn chứa nguồn sữa ngọt cho nhóm lợi ích. Nếu dự án này thành công, ông Nguyễn Thanh Nghị đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp sân sau.

Nguyễn Thanh nghị đã từng dính phốt. Ông Nghị từng bị kỷ luật do sai phạm đất đai tại Phú Quốc vào tháng 8/2020. Sau đó 2 tháng, ông Nghị được điều ra Trung ương nhận chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Sau khi, ông Phạm Minh Chính giành được chức Thủ tướng thì vớt Nguyễn Thanh Nghị lên chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Phạm Minh Chính – Nguyễn Thanh Nghị đã làm sống dậy đề án mà ông Nguyễn Tấn Dũng từng ấp ủ. Đây cũng là cách hai người này bắn tín hiệu về phía ông Tổng rằng, họ đang bảo vệ di sản của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người mà đã bại dưới tay ông Tổng Bí thư. Không biết, ông Tổng có thể làm gì được?

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vnexpress.net/thu-tuong-phe-duyet-tru-so-moi-cua-36-bo-nganh-4597410.html

Kasse animation 7.8.2023