Lò cụ Tổng có triệt để chống được tham nhũng?

Link Video: https://youtu.be/Zhr6hJ701cE

Ngày 2/4, trang RFA Tiếng Việt có bài bình luận “Bao nhiêu tiền một lạng Đinh La Thăng?” của tác giả Lưu Văn Minh.

Tác giả dẫn lời ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao nói trước Quốc hội rằng, số tiền ông Đinh La Thăng phải chấp nhận thi hành án là khoảng 600 tỷ đồng. “Đây là bản án khó thi hành, nhưng không tuyên không được. Cách nào để thực thi trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra”.

Tác giả nhận xét hài hước rằng, đến Chánh tòa tối cao còn chưa nghĩ ra cách nào để thu hồi tiền phạm pháp cho nhà nước, thì ông Thăng chỉ còn cách – như truyện Tàu – đem thân đền đáp.

Tác giả ước tính, với 600 tỷ chia cho trọng lượng cơ thể của ông Thăng, thì giá của ông có lẽ đem so được với Đường Tam Tạng, vì mỗi miếng thịt trên cơ thể đều vô giá.

Tác giả dẫn lời ông Nguyễn Hòa Bình nói rằng, hiện tại, pháp luật Việt Nam chỉ được thu hồi tài sản tham nhũng, khi Công an, Viện kiểm sát và Tòa án chứng minh được nguồn gốc tài sản là từ tham nhũng. Cũng có nghĩa, các tài sản khác của người tham nhũng, nếu không chứng minh được nó từ tham nhũng mà ra, thì cũng không được tịch thu. Tác giả cho rằng, đó chính là vòng kim cô, vì các thủ đoạn tẩu tán tài sản hiện đã đến độ siêu đẳng. Hiện giờ, chỉ cần có một tài khoản trên mạng và ẩn danh, thì việc rửa tiền đã dễ như ăn gỏi gà rồi.

Thực tế, theo tác giả, tham nhũng gần như là điều kiện bắt buộc để phần lớn các cá nhân tồn tại trong cơ quan Nhà nước, bất chấp ý chí của họ. Hệ lụy của nó là người tham nhũng dám đánh đổi giữa hậu quả nếu bị phát hiện, và lợi ích thu được. Khi bị bắt, những con cá vừa vừa chỉ cần lưu ý dán kỹ cái miệng thì ở ngoài các anh sẽ tìm cách để chạy tội, chạy tù, chạy bồi thường. Xem như hy sinh đời bố củng cố đời con, nhưng ngày ra tù vẫn còn một cục tiền to mà cả đời lương thiện không kiếm nổi.

Tác giả nhận xét, một xã hội vận hành theo những cách quái đản, nhưng lại rất nhịp nhàng trong cái lý của nó: Mỗi người đều tìm cách lấy tiền của người khác, mày ăn của tao thì tao ăn lại của con mày. Và vòng xoắn ốc này cứ tăng lên mãi.

Hình: Bài trên RFA

Một xã hội ung thư, một nền kinh tế ung thư như thế hút cạn mọi nguồn thu, triệt tiêu mọi nỗ lực và cạnh tranh lành mạnh. Vật giá tăng vọt trong khi tỷ giá đồng tiền yếu hẳn. Song mọi thứ cứ tiệm tiến dần đều, giống như nồi nước đun nhỏ lửa khiến cả trăm triệu con ếch trong đó vẫn điềm nhiên xem là chuyện thường.

Nhưng, tác giả cho rằng, tham nhũng ở Việt Nam là một sinh thể gắn liền với thể chế, nên diệt trừ nó là điều không thể.

Theo tác giả, xã hội Việt Nam đang chứng kiến một sự khai sinh kỳ lạ. Luật pháp và hiệu lực của chính quyền dường như được chia làm hai: Thời trước cụ Tổng và từ khi có cụ Tổng.

Từ khi cụ Tổng nắm quyền, hàng nghìn tổ chức Đảng với hàng trăm nghìn cán bộ đang viên bị kỷ luật, bị phạt tù, chưa kể một Chủ tịch nước và hai phó thủ tướng đương nhiệm phải “tự nguyện” rời chức.

Chiếc lò cụ Tổng vừa cháy thì nguồn củi cung cấp dường như không bao giờ cạn. Chiến dịch Đốt lò, hay Quét nhà của cụ Tổng quả nhiên đã tống đi không ít rác rưởi. Nhưng đó có phải là bằng chứng cho sự mạnh mẽ của pháp luật hay không?

Theo tác giả là Không.

Bởi những kẻ tham nhũng không phải một sớm một chiều gây ra thiệt hại nhiều tỷ đồng, bởi Ngân sách Nhà nước đã thành bầu vú mẹ từ lâu lắm rồi.

Tác giả đặt câu hỏi, lúc đó pháp luật đang ở đâu? Các tổ chức kiểm soát và phòng chống tham nhũng đang làm gì?

Tác giả phân tích, nhiều năm nay, pháp luật về chống tham nhũng không thay đổi nhiều lắm so với trước kia. Vậy nguyên nhân gì khiến, chỉ khi “cụ Tổng” nắm chắc và bắt đầu vung lên chiếc gậy quyền lực, thì những đại thụ tham nhũng mới hiện nguyên hình là yêu quái củi tươi củi khô, để nối gót vào lò? Đó có phải là tình trạng tê liệt của chính quyền, các cơ quan pháp luật trong chống tham nhũng (thời trước Cụ Tổng) hay không?

Hiệu lực của cả nền pháp luật và chính quyền lại phụ thuộc vào ý chí của một cá nhân duy nhất, thì vô cùng đáng lo ngại, nó nhất thời và không bền vững. Khi cá nhân ấy thay đổi ý chí chủ quan, hoặc đơn giản khi ốm yếu, khi thể chất không phục tùng ý chí, hoặc khi quyền lực này chuyển sang tay một vị tối cao khác, nhiều khả năng sự mạnh mẽ và triệt để của nền pháp luật sẽ thay đổi theo hướng đi xuống.

Xuân Hưng – thoibao.de

>>> Công an thẩm vấn và tra khảo tín đồ Phật giáo Khmer.

>>> Tổng thống Mỹ mời ông Trọng đến Nhà Trắng?

>>> Quan hệ Việt – Mỹ gia tăng có thể được coi là một trở ngại cho tham vọng của Trung Quốc

>>> Cuộc so găng Mỹ – Trung

Hà Nội sẽ xử kín nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng


Kasse animation 7.8.2023