Sa lầy ở Ukraine, Putin còn có thể trụ được bao lâu?

Link Video: https://youtu.be/CmLzHqXf_N8

RFI Tiếng Việt ngày 28/3 có bài bình luận về tình hình chính trị Nga, với tiêu đề “Chảy máu chất xám, vũ khí ế ẩm: Putin còn gồng được bao lâu?”

Bài báo dẫn ý kiến của tờ báo Le Figaro, nhận định, “Điện Kremlin bất lực trước tình trạng cháy máu chất xám trong công nghệ”. Theo đó, hàng ngàn chuyên gia tin học Nga ồ ạt chạy ra nước ngoài, điều này sẽ đe dọa nền kinh tế Nga. Kỹ nghệ quốc phòng Nga cũng xuống dốc sau khi xâm lăng Ukraina, nhiều khách hàng hủy hợp đồng mua vũ khí, ngân sách thâm thủng.

Đợt di cư đầu tiên diễn ra sau khi chiến tranh Ukraine bùng nổ và đợt thứ hai diễn ra sau lệnh động viên từng phần vào cuối tháng 9/2022. Khi các công ty công nghệ nước ngoài quyết định rời khỏi Nga, nhiều nhân viên người Nga đã đi theo họ.

RFI dẫn số liệu của tạp chí Forbes vào tháng 2, theo đó, có 16 % chuyên gia tin học làm việc trong 300 công ty lớn ở Nga đã di tản. Những điểm đến chính là Gruzia, Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan và Serbia.

Theo RFI, vào tháng 12/2022, Bộ trưởng Phát triển Kỹ thuật số Maksut Chadaiev, cho biết, có “khoảng 100.000 nhà chuyên môn về công nghệ thông tin (IT) đang ở ngoài nước Nga”. Đầu tháng 2/2023, ông Herman Gref, ông chủ ngân hàng lớn nhất nước Sberbank cho biết, ông đang rất thiếu những chuyên viên IT giỏi nhất. Còn các nguồn tin Nga ước tính, năm 2023 thiếu khoảng 250.000 đến một triệu chuyên gia IT trong kỹ nghệ quốc phòng, nông nghiệp, xây dựng…

Nhiều quan điểm nên ưu đãi để giữ chân giới công nghệ, cũng như nhiều ý kiến lại cho rằng nên trừng phạt những người ra đi, nhưng đến nay, vẫn chưa có giải pháp nào được đưa ra để giữ lại nguồn nhân lực quý báu này.

Le Monde nhận xét, kỹ nghệ quốc phòng đã thiếu nhân sự, vũ khí do Nga sản xuất ra lại khó bán. Nước Nga vẫn tiếp tục niềm tự hào đã có từ thời Liên Xô, về các loại vũ khí của họ. Nhiều loại vũ khí sẽ tiếp tục được phô bày tại Moscow vào ngày 9/5 tới, để kỷ niệm chiến thắng của Stalin trước Hitler trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Những người lính vẫn rập ràng bước, hỏa tiễn đạn đạo, chiến xa thế hệ mới, tiêm kích, oanh tạc cơ bay biểu diễn phía trên điện Kremlin… Tuy nhiên trên thực tế, kỹ nghệ quốc phòng Nga, cách đây 10 năm từng sản xuất ra 1/5 lượng vũ khí xuất khẩu và là nước thứ hai về xuất khẩu vũ khí trên thế giới, hiện đang xuống dốc không phanh.

Hình: Bài bình luận trên RFI

Thêm nữa, RFI dẫn ý kiến của chuyên gia Siemon Wezeman thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình ở Stockholm, cho rằng, cuộc xâm lăng Ukraina khiến xuất khẩu vũ khí của Nga giảm, khách mua vắng dần.

RFI dẫn ước tính của Chuyên trang Oryx, cho biết, sau một năm chiến tranh, gần 10.000 thiết bị của Nga đã bị tiêu hủy, hoặc bị Ukraina tịch thu, gồm chiến xa đủ loại, đại bác…

Bên cạnh đó, theo RFI, áp lực từ Washington và châu Âu lên các khách hàng của Nga, lệnh trừng phạt các bên mua vũ khí Nga và các ngân hàng tài trợ cho việc mua bán đó, đã phát huy tác dụng. Philippines hủy hợp đồng mua trực thăng Mi-17; Indonesia từ chối mua Su-35; Koweit rút lui không mua xe tăng T-90; Serbia chuyển sang mua vũ khí của Pháp; Ấn Độ đang muốn đa dạng hóa nguồn cung… Lệnh cấm vận không phải lý do duy nhất khiến vũ khí Nga ế ẩm, thực tế trên chiến trường Ukraina cho thấy, vũ khí phương Tây công hiệu hơn.

RFI phân tích, chưa rõ là khả năng tài chính của Putin đến đâu để kéo dài cuộc chiến tranh. Nhưng hai tháng đầu năm nay, ngân sách Nga bị thâm hụt 31,5 tỉ đô la do chi tiêu tăng 51 %, còn số thu giảm 25 % so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Putin không thể không biết rằng, Liên Xô trước đây, bị kiệt lực trong cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ, rốt cuộc đã thở hơi cuối cùng.

Tuy nhiên, Putin vẫn còn quân bài “vũ khí hạt nhân”. RFI cho biết, Nga tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus, và như thường lệ, Putin khẳng định, đó là làm theo « yêu cầu » của người đồng nhiệm Alexandre Lukashenko.

Trên thực tế, RFI cho hay, từ năm 2020, sau khi gian lận để tái đắc cử và bị dân chúng phản ứng dữ dội, phải mượn tay Nga đàn áp, Lukashenko hoàn toàn thần phục Matxcơva. Điểm mới ở đây là việc xây dựng một trung tâm chứa vũ khí nguyên tử chiến thuật trên đất Belarus, dự kiến hoàn thành ngày 1/7, và do quân đội Nga kiểm soát. Loan báo này của Putin được coi như từ bỏ tất cả các hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân từ thời chiến tranh lạnh, sau khi ngưng tham gia New Start.

Trang Le Monde cho rằng, Putin muốn gây sức ép lên các đồng minh phương Tây trong việc chi viện vũ khí cho Kiev. Nhưng Hoa Kỳ nói rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy Nga chuyển vũ khí hạt nhân sang Belarus, và Putin không có ý định dùng đến loại vũ khí này tại Ukraina. Điều này chứng tỏ Mỹ không muốn bị lôi vào trò chơi dọa dẫm của Nga.

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Làm EVN lỗ 64 ngàn tỷ, Dương Quang Thành “ăn no” tháo chạy

>>> Vượng Vin “tẩu hỏa nhập ma”? Bán gà đẻ trứng vàng dồn tiền cho VinFast đốt!

>>> Đi dép tổ ong diễn bài khắc khổ, nhưng Quyền Linh lại giấu nghề “lùa gà” làm giàu

https://youtu.be/Os7HKd5RaDc

Hòa bình kiểu Trung Hoa gây hại cho thế giới


Kasse animation 7.8.2023