Sự khác biệt trong quyền sở hữu chung cư tại Việt Nam và Thái Lan

Link Video: https://youtu.be/I6Fqo_G70E8

Vào giữa tháng 3 vừa qua, truyền thông nhà nước loan tin, trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mới nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trình phương án quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn.

Bình luận về các quan điểm của Dự thảo này, ngày 23/3, BBC Tiếng Việt có bài “Người Thái Lan được sở hữu nhà chung cư bao nhiêu năm và khác Việt Nam thế nào?”

Bài báo đặt vấn đề rằng, để xuất sở hữu chung cư có thời hạn của Việt Nam đang ít nhiều tác động đến tâm lý của nhiều người trong xã hội muốn được sở hữu nhà ở vĩnh viễn gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định lâu dài.

Bài báo cho biết, trên thực tế, việc quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư đã được áp dụng ở nhiều quốc gia, qua nhiều hình thức khác nhau.

Bài báo nhắc đến trường hợp Thái Lan, một quốc gia được coi là tâm điểm của kinh tế Đông Nam Á, Bộ luật Đất đai của nước này quy định người dân có quyền lựa chọn một trong hai hình thức: sở hữu vĩnh viễn, hoặc sở hữu có thời hạn theo thỏa thuận giữa chủ đất và người thuê.

BBC Tiếng Việt dẫn ý kiến của ông Meesak Chunharuckchot, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thái Lan, khi trả lời phỏng vấn của đài này cho biết, người Thái Lan thích mua nhà chung cư sở hữu vĩnh viễn.

Lý giải cho việc này, ông nói, mỗi dự án chung cư sở hữu vĩnh viễn phải có một Pháp nhân theo Đạo luật chung cư Thái Lan. Pháp nhân này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc gặp gỡ với các chủ sở hữu căn hộ, để quyết định những việc cần làm tiếp theo. Khi đạt được đồng thuận, các chủ sở hữu sẽ trả tiền để Pháp nhân làm việc. Còn đối với dự án chung cư có thời hạn, chủ đầu tư ban đầu phải bảo trì tòa nhà.

Đó là lý do tại sao người Thái thích mua căn hộ sở hữu vĩnh viễn vì sẽ có nhiều nghi vấn về uy tín của chủ đầu tư, như liệu họ có phá sản không, liệu họ có quản lý tòa nhà tốt không…”, ông Chunharuckchot nói.

Hình: Bài báo trên VnExpress

Theo số liệu mà Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thái Lan trích dẫn từ Trung tâm Thông tin Bất động sản (REIC) cho BBC, chỉ tính riêng các căn hộ có thời hạn sở hữu vĩnh viễn trong năm 2022 có 107.127 căn được mua bán, tăng 19,2% so với năm 2021.

Ông Meesak Chunharuckchot nhận định với BBC rằng, lĩnh vực bất động sản Thái Lan sẽ không chịu tác động bởi thời hạn sở hữu chung cư, bởi lẽ tại quốc gia này thị trường bất động sản được định hướng bởi cung và cầu.

Nếu một nhà đầu tư cố gắng bán một căn hộ sở hữu có thời hạn ở một khu vực có rất nhiều căn hộ sở hữu vĩnh viễn, thì dự án có thời hạn rất có thể sẽ không bán được. Nếu một người không đủ khả năng mua căn hộ sở hữu toàn quyền, thì thay vào đó, họ sẽ ở nhà thuê cho đến khi có đủ khả năng mua trọn căn hộ đó”.

BBC cho rằng, mỗi quốc gia trên thế giới, tùy vào sự phát triển của kinh tế và khoa học, công nghệ cũng như tùy vào cơ chế quản lý đất đai của mỗi nhà nước mà sẽ có những quy định về thời hạn sở hữu chung cư khác nhau.

Từ Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Luật sư Phan Đức Hiếu nói với BBC: “Tất cả các nước phát triển họ đều quy định thời hạn sử dụng với nhà chung cư, không có nước nào không quy định thời hạn sử dụng”.

Luật sư Phan Vũ Tuấn, trưởng văn phòng luật sư Phan Law tại TP HCM cho biết, thông thường, thời hạn sở hữu chung cư của các nước được quy định theo hướng phụ thuộc vào quyền sở hữu đất của chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng đất theo hình thức thuê.

Ngoài việc thời hạn sử dụng chung cư, thì các chung cư ở Việt Nam còn phải đối mặt với tình trạng các chủ đầu tư, các ban quản trị lạm quyền trong việc quản lý chung cư, dẫn đến tình trạng thất thoát quỹ bảo trì của chung cư.

Hình: Bài trên BBC

Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bà Phạm Thị Thanh Trà tham nhũng chính sách bảo vệ đứa “em dại”?

>>> Đừng nghe những gì Tổng Trọng nói, hãy xem những gì Tổng Trọng làm

>>> Ghế tựa lưng gãy, Vượng Vin đang chới với tìm chỗ vịn?

>>> Công an ngập ngụa trong tiền, Y tế bị bỏ đói phải chọc vòi vào túi dân mà hút

Người Cuba thờ ơ với bầu cử Quốc hội trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế


Kasse animation 7.8.2023