Lửa từ Vạn Thịnh Phát bùng trở lại, lan sang Ngân hàng Nhà nước. Nhắm vào ai?

Vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ án tạo ra một vùng xám khó hiểu nhất từ trước đến nay. Cho đến nay, đã có tổng cộng 3 người chết một cách đột ngột, kể từ khi Vạn Thịnh Phát chuẩn bị khởi tố. Cụ thể ngày 6/10/2022, ông Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng SCB chết đột ngột. Ông này là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Chứng khoán Tân Việt. Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Tiếp theo là vào ngày 10/12/2022, các trang báo nhà nước đưa tin về cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng trong lúc đang bị tạm giam. Bà Hồng cũng là thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng SCB. Cái chết này là cái chết mờ ám, báo chí bị áp lực phải gỡ bài sau vài giờ đăng.

Lửa Vạn Thịnh Phát táp sang Ngân Hàng Nhà nước

Mạng xã hội vào ngày 14 – 15/10/2022 đã chia sẻ hình chụp bản cáo phó của ông Nguyễn Ngọc Dương, Giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula, và là cựu Tổng Giám đốc Công ty Vạn Phát Hưng, được cho là có liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ngoài 3 nhân mạng chết bí ẩn này, thì năm 2014, ông Phạm Quý Ngọ, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, cũng chết bất ngờ sau khi vụ đưa hối lộ của Vạn Thịnh Phát cho ông này bị lộ trước tòa.

Vào ngày 29/10/2022, Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, ông Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, thừa nhận, việc điều tra bước đầu vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gặp khó khăn. Điều đó cho thấy, những cái chết không phải là ngẫu nhiên, mà nó có liên quan đến đầu mối điều tra, dẫn đến những nhân vật quan trọng hơn.

Ngày 28/3, Bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Thanh tra Giám sát ngân hàng II, thuộc Ngân hàng Nhà nước, bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát. Ông Nguyễn Văn Thành, Thiếu tướng, Cục phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế (C03, Bộ Công an) cho biết, bà Nhàn bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Được biết, bà Nhàn không còn làm Cục trưởng Thanh tra Giám sát ngân hàng II, từ tháng 5/2020, do được điều động giữ cương vị thành viên Hội đồng Thành viên một ngân hàng nhà nước có quy mô lớn. Ngoài bà Nhàn, C03 còn khởi tố 4 người của đoàn thanh tra liên ngành, thuộc Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước.

Theo C03, bà Nhàn và những thành viên đoàn thanh tra đã báo cáo không đúng sự thật về kết quả thanh tra với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, dẫn đến việc giám sát, kiểm sát ngân hàng SCB không được kịp thời. “Đây là vi phạm nghiêm trọng”.

Trong bộ máy Chính quyền, trên cao thường đổ lỗi cho thuộc cấp báo cáo sai. Đây là cách chạy tội phổ biến nhất. Cơ quan điều tra không thể dễ dàng tin những lý do trẻ con như vậy. Khi sếp để lính làm sai, thì sếp phải chịu trách nhiệm, không phải là người cố ý làm trái thì cũng là người thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, chứ sếp không thể vô can được.

Ông Lê Minh Hưng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2016 – 2020

Vụ án còn phải điều tra, Ngân hàng Nhà nước giai đoạn trước 2020 là do ông Lê Minh Hưng làm Thống đốc. Hiện nay, ông Hưng là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Không biết lần này lò của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nhắm vào ai? Có thể là ông Lê Minh Hưng, mà cũng có thể là ông Nguyễn Văn Bình.

Vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ án lớn, từ doanh nghiệp, vụ án này đã lan sang lĩnh vực nhà nước, và điểm bắt đầu của nó là Ngân hàng nhà nước.

Vụ án này có nhiều người đã nhắm mắt, danh sách có thể vẫn còn chưa dừng lại. Mọi khả năng đều có thể xảy ra. Đã từng có một quan chức cỡ bự là Phạm Quý Ngọ phải nhắm mắt ra đi, sau khi bị lộ thông tin ông đã nhận hàng triệu đô la từ Trương Mỹ Lan. Hãy chờ xem sao?

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

http://daidoanket.vn/trung-tuong-to-an-xo-vu-an-van-thinh-phat-rat-kho-nhung-cang-kho-cang-phai-quyet-tam-lam-5700682.html

https://vnexpress.net/cuu-cuc-truong-thanh-tra-ngan-hang-nha-nuoc-bi-khoi-to-4586399.html

 

Kasse animation 7.8.2023