Ngành y đang rơi vào bế tắc bởi chính sách “thắt chặt”

Link Video: https://youtu.be/mpP1k9Ds9kc

Từ mấy ngày qua, truyền thông nhà nước đã đưa tin về tình trạng không đủ hóa chất, vật tư y tế cần thiết cho hoạt động khám chữa bệnh, đang trở thành nguyên nhân chính khiến Bệnh viện Chợ Rẫy và nhiều bệnh viện khác đối mặt với nguy cơ phải tạm ngừng hoạt động. Các khó khăn trên xuất phát từ những bất cập trong các quy định về đấu thầu của Bộ Y tế.

Riêng bệnh viện Chợ Rẫy, TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc bệnh viện đã có báo cáo gửi đến Bộ Y tế về những khó khăn vướng mắc khi thực hiện việc mua sắm trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày 24/2.

Theo báo cáo này, hiện nay, hầu hết các trang thiết bị y tế kỹ thuật cao như: máy chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner), máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy siêu âm doppler màu, đều không có đủ 3 báo giá theo quy định, để thực hiện đấu thầu mua sắm mới trang thiết bị y tế và sửa chữa, bảo trì.

Như vậy, tình trạng thiếu hóa chất, trang thiết bị y tế không phải do thiếu tiền, mà là do các quy định thắt chặt của Bộ Y tế. Phải chăng, đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy hậu quả của chiến dịch “đốt lò” của Tổng Trọng.

Thói quen quản lý của Cộng sản vẫn là: siết chặt để kiểm soát; sau đó, thấy phát sinh khó khăn không giải quyết được thì họ quay sang buông lỏng, thậm chí mặc kệ, không thèm kiểm tra giám sát gì cả; nhưng sau một thời gian buông lỏng, thấy xảy ra tiêu cực hoặc nguy cơ mất kiểm soát, thì họ lại quay lại siết chặt… Vòng quay cứ luẩn quẩn mãi như vậy từ mấy chục năm nay. Ban đầu, ở thời bao cấp, thì nó áp dụng cho kiểm soát văn hóa, kiểm soát tư tưởng. Đến thời mở cửa thì nó áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, và y tế không ngoại lệ.

Hình: Bài trên báo Tiền Phong

Thử điểm qua vài mốc đối với quản lý ngành y thì có thể thấy rõ cái vòng xoay “thắt chặt kiểm soát – buông lỏng” này. Ở thời kỳ bao cấp, toàn bộ hệ thống y tế đều thuộc quyền quản lý của nhà nước, nhưng đến thời mở cửa, tư nhân đã được phép chen chân vào, từ việc mở các phòng khám, mở bệnh viện, đến việc cung cấp các trang thiết bị y tế. Thế là, các bệnh viện công có được cơ hội nhập thiết bị từ nguồn cung cấp tư nhân, tất nhiên, sẽ có rất nhiều sân sau của các quan chức y tế nhảy vào. Khi kiểm soát buông lỏng, những liên minh ma quỷ hình thành và những cuộc đấu thầu trở thành hình thức, những bản hợp đồng đội giá khủng ra đời… Cứ thế, nó hình thành nên những nhóm lợi ích khủng, có mạng lưới chân rết ở khắp mọi nơi, mà đỉnh điểm là vụ Việt Á mới bị phanh phui.

Dưới quyết tâm loại trừ bằng hết tham nhũng, Tổng Trọng đã làm một đợt càn quét vào ngành y, với việc một Bộ trưởng và hàng trăm quan chức ngành y phải bóc lịch, khiến đám quan chức hoảng sợ. Để tránh bị liên lụy, đám quan chức này lại cho ra những quy định nhằm “siết chặt”, và tất nhiên, khi siết chặt, họ sẽ có những quy định vô lý, bất khả thi. Điều này dẫn đến nguy cơ hàng trăm bệnh viện lớn nhỏ sẽ phải đóng cửa.

Nhiều người lớn tiếng mắng chửi ngành y, họ nhẫn tâm bỏ mặc hàng trăm ngàn bệnh nhân đang hàng ngày chịu chết ư? Nhưng, cần nhớ, đối với quan chức Cộng sản, việc dân chết hay không đâu liên quan đến họ, họ không quan tâm. Cái họ cần trước đây là thành tích để thăng chức, cần phần trăm lại quả để làm giàu, còn giờ đây, họ cần sự an toàn để không bị vào tù, không chơi với gián.

Có người đề nghị các quan chức nếu không đủ năng lực thì từ chức để người khác làm. Thực tế, nếu làm quan không kiếm được lợi ích thì họ từ chức thật đấy. Chúng ta thử chờ xem, nếu không có gì bất ngờ, nếu Tổng Trọng đủ sức khỏe và quyết tâm để duy trì công cuộc đốt lò này thêm một vài năm nữa, thì sẽ thấy xuất hiện hiện tượng quan chức tự từ chức thôi, không chỉ riêng ngành y mà trong tất cả các ngành khác.

Hiện nay, giới quan chức chỉ mới tạm thời “đình công” bằng cách “không làm gì”, nhưng nếu kéo dài thì họ sẽ thực sự bỏ việc. Tình trạng này đã từng xuất hiện trong thập niên 1980 – 1990, khi bổng lộc quá thấp so với nhu cầu.

Lúc đó, đúng là đau đầu cho Tổng Trọng, vì lấy ai mà thay thế? Vì yêu cầu của Đảng, muốn làm quan thì phải là đảng viên, dân đừng mơ tưởng.

Hình: Bài thể hiện nỗi bức xúc đối với quan chức ngành y

Chúc Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ghế Chủ tịch nước là Thưởng hay phạt?

>>> Chính trị Việt Nam có thay đổi khi có tân Chủ tịch nước hay không?

>>> Còi thì to mà chất lượng thì bé

Làm thế nào để ổn định chính trị, chống tham nhũng?


Kasse animation 7.8.2023