Lốc Tàu làm bay màu VinFast? Khó cũ chưa qua, khó mới ập đến Vượng Vin

Triết lý kinh doanh của VinGroup nói chung và VinFast nói riêng đang có vấn đề. Nhờ dựa thế quyền lực chính trị, lâu nay, ông Phạm Nhật Vượng đã tự biến mình thành nhà độc tài trong kinh doanh. Việc lợi dụng “lòng yêu nước” phù phiếm, giờ đây đã phản tác dụng. Chính những người sập bẫy “yêu nước” mà ông Phạm Nhật Vượng bày ra, trở thành những nạn nhân cay đắng nhất.

Nhờ dựa hơi “lòng yêu nước” mà nhiều khách hàng thay vì mua Toyota, mua Tesla, họ đã chọn VinFast. Lẽ ra, ông Vượng phải tôn vinh, phải tri ân, phải ưu đãi… những người này, thì VinFast lại làm ra vẻ trịnh thượng, muốn thử lòng kiên trì của khách hàng, như Khổng Minh thử lòng kiên trì của Lưu Bị. Đây là lối kinh doanh mà các chuyên gia kinh tế chuyên về xây dựng thương hiệu, nói là, VinFast đang phạm vào “điều tối kỵ”, một khi mất uy tín rất khó để lấy lại.

Trong thời đại mà hoàng loạt hãng ô tô cạnh tranh nhau để có chỗ đứng, thì một tên tuổi nhỏ như VinFast lại “chảnh”. Họ cho khách hàng “leo cây” hết lần này đến lần khác, họ muốn tạo ra sự khan hiếm để đẩy giá sản phẩm, như Honda thường làm ở mảng xe máy như Việt Nam nhiều năm qua, nhưng lại phản tác dụng. Bởi ở mảng xe máy, Honda đã trở thành ông vua không ngai trong ngành, nó được mệnh danh là “xe máy quốc dân” ở Việt Nam. Với lại, Honda tạo ra khan hiếm rất khéo léo, chứ không lộ liễu và hách dịch, thậm chí vô trách nhiệm như VinFast đang làm.

Trong lúc VinFast chưa làm gì xây dựng được thương hiệu tại Mỹ, thì trong nước, giá trị thương hiệu của VinFast đi xuống thảm hại. Người mua VinFast lần đầu ít ai có ý định mua lại nó lần hai.

Trong tình thế đấy, mới đây, ô tô điện đắt khách nhất Trung Quốc lại dự tính sẽ bán tại Việt Nam ngay trong năm 2023. Công ty Cổ phần ôtô TMT (TMT Motors) cho biết, họ đã ký hợp tác chiến lược với liên doanh đến từ Trung Quốc là GM (General Motors) – SAIC – Wuling (viết tắt SGMW), để sản xuất, lắp ráp, và phân phối ôtô điện của liên doanh này tại Việt Nam. Chiếc Wuling Hongguang MiniEV nguồn gốc từ Trung Quốc, sẽ là mẫu xe điện mini nhỏ nhất thị trường Việt, bán ra cuối 2023.

Nói về sự cạnh tranh về giá, trên thế giới khó có nước nào cạnh tranh với Trung Quốc. Cách đây hơn 20 năm, khi xe máy Trung Quốc tràn qua Việt Nam, làm cho các hãng Nhật lâu đời như Honda, Suzuki và Yamaha đã rất vất vả chống đỡ. Phải trên 10 năm, các hãng Nhật mới lấy lại thị phần bằng sự trung thành với chất lượng.

Có người nói rằng, xe điện Trung Quốc bán ở Việt Nam sẽ có giá rất tốt. VinFast không thể cạnh tranh nổi với xe Trung Quốc về giá. Như vậy VinFast chỉ có thể cạnh tranh với xe Tàu về “lòng yêu nước” và “chất lượng”. Tuy nhiên, về chất lượng thì xe VinFast cũng đang rất yếu, và sự kinh doanh dựa vào “lòng yêu nước” vẫn đang cạn kiệt, đối với xe của ông Phạm Nhật Vượng.

Khi xe Trung Quốc tràn vào và quyết cạnh tranh về giá, thì ngay cả ông lớn ô tô trên thế giới còn ngại, chứ nói gì đến một công ty khởi nghiệp như VinFast? Chó nên, trước làn sóng xe ô tô điện giá rẻ Trung Quốc tràn qua, thì có thể nó sẽ làm “bay màu” VinFast ngay trên thị trường Việt Nam.

Khó khăn lớn cho ông Phạm Nhật Vượng

Điều đáng chú ý là, trong liên doanh xe ô tô điện từ Trung Quốc, có ông lớn GM, tức là hãng General Motors của Mỹ, hãng này đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu thế giới với Toyota và Volkswagen, chứ không quan tâm ông “tiểu tốt” đâu. Cho nên, chất lượng Wuling Hongguang MiniEV cũng tương đối, chứ không tệ như những sản phẩm Trung Quốc thông thường khác.

Về thị phần ô tô điện, ông Phạm Nhật Vượng đang bị “làn sóng Tàu” thổi rất mạnh, không biết VinFast về lâu về dài có trụ nổi hay không? Đấy là chưa nói đến sự khó khăn về tài chính. Cơn bão tài chính cũng đang mạnh dần, không biết ông Vượng sẽ trụ như thế nào? Đợi xem!

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vnexpress.net/oto-dien-dat-khach-nhat-trung-quoc-se-ban-tai-viet-nam-trong-2023-4572028.html

 

 

Kasse animation 7.8.2023