Võ Văn Thưởng “nhổm mông”, lộ cặp “gà cùng mẹ” thư hùng tranh nhau trám

Khả năng gần như 99% là Võ Văn Thưởng sẽ làm Chủ tịch nước. Theo thông lệ, khi người này “nhổm mông” rời ghế, thì xảy ra hiện tượng tranh giành để chiếm chiếc ghế trống đó. Vị trí mà ông Võ Văn Thưởng để lại là vị trí xếp thứ 5 trong Bộ Chính trị. Vị trí được xem là thuộc vào nhóm đỉnh cao quyền lực, mà Đảng Cộng sản gọi là “lãnh đạo chủ chốt”.

Hiện nay, Ban Bí thư do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu có đến 5 ủy viên Bộ Chính trị có thể trám vào vị trí của ông Võ Văn Thưởng để lại, đó là: bà Trương Thị Mai – Trưởng ban Tổ chức Trung ương; ông Phan Đình Trạc – Trưởng ban Nội chính Trung ương; ông Trần Cẩm Tú – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông Trần Tuấn Anh – Trưởng ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Ngoài ra, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã nắm chắc 2 ủy viên Bộ Chính trị khác, đó là Nguyễn Văn Nên – Bí thư Thành ủy TP. HCM và Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an.

Phan Đình Trạc, ứng viên số 1 cho ghế Thường trực Ban Bí thư

Theo thông tin nội bộ cho biết, hiện nay có 2 ứng viên sáng giá cho chiếc ghế Thường trực Ban Bí thư, một người trong Ban Bí thư, một người ngoài Ban Bí thư. Người trong Ban Bí thư là ông Phan Đình Trạc, ngoài Ban Bí thư là ông Nguyễn Văn Nên. Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ mới sắp xếp tạm ổn chiếc ghế Chủ tịch nước, còn ghế Thường trực Ban Bí thư vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

Vậy ông Phan Đình Trạc có lợi thế gì?

Ông Trạc vốn là người trong ngành Công an. Nếu ông Trạc phụ giúp ông Nguyễn Phú Trọng điều hành Ban Bí thư, có thể ông Trạc sẽ mạnh mẽ hơn ông Võ Văn Thưởng. Ông Phan Đình Trạc là người mà ông Nguyễn Phú Trọng giao trọng trách thu gom những sai phạm trong Bộ Quốc phòng.

Ngày 12/10/2022, ông Phan Đình Trạc đã dẫn Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, làm việc với Quân ủy Trung ương để kiểm tra sai phạm. Ngày 20/1/2023 ông Phan Đình Trạc lên sóng, mạnh miệng tuyên bố, “ Xử lý nghiêm minh cả cán bộ cao cấp, tướng trong lực lượng vũ trang”. Việc nâng cao quyền lực hơn cho ông Phan Đình Trạc trong Ban bí thư sẽ giúp ông Trọng đánh mạnh hơn nữa vào Bộ Quốc phòng, nơi có những hợp đồng mờ ám chưa bị khui ra.

Ứng viên số 2, ông Nguyễn Văn Nên

Vậy ông Nguyễn Văn Nên có lợi thế gì?

Ông Nên đang được đánh giá là con người triển khai chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng rất tốt. Nhược điểm của ông Nguyễn Văn Nên là làm việc mà cả nể, vì thế, việc ông Nên trở thành phụ tá cho ông Nguyễn Phú Trọng điều hành Ban Bí thư không được đánh giá cao bằng ông Phan Đình Trạc. Tuy nhiên, ông Nên về Ban Bí thư có lợi thế cho nhóm lợi ích Tây Ninh hơn. Bởi khi đó, Tây Ninh có nhân vật thứ nhì trong Chính phủ và nhân vật thứ nhì trong Ban Bí thư, để hỗ trợ qua lại. Đặc biệt là, việc đưa Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu về Trung ương để tạo thành thế “kiềng ba chân” vững chắc.

Hiện nay, cả hai ông đệ tử thân tín của Nguyễn Phú Trọng đang ngầm tranh nhau ghế Thường trực Ban Bí thư. Chưa biết ông nào sẽ thắng, còn chờ. Tuy nhiên, với hai ông này, hỏi ông nào ngồi lên sẽ tiện cho ông Nguyễn Phú Trọng hơn, thì có thể nói không do dự rằng, đấy là ông Phan Đình Trạc.

Nói về nhóm lợi ích địa phương thì ông Phan Đình Trạc cũng rất mạnh, ông Trạc thuộc nhóm Nghệ An, nhóm mạnh nhất Trung ương hiện nay. Ông Nguyễn Văn Nên là đại diện cho nhóm lợi ích đang lên, đấy là nhóm Tây Ninh. Cho nên, việc tranh nhau chiếc ghế Thường trực Ban Bí thư cũng quyết định không nhỏ đến sức mạnh của hai nhóm lợi ích địa phương này.

Nguyễn Văn Nên và Phan Đình Trạc được xem như “gà cùng một mẹ”. Tuy nhiên, cùng mẹ thì cùng mẹ, nhưng chiến nhau thì cứ chiến. Ông Nguyễn Phú Trọng còn sống không bao lâu nữa, hai ông này chắc cũng cần xây dựng sức mạnh cho nhóm lợi ích địa phương của mình mạnh lên để thay thế. Đánh giá, Phan Đình Trạc khả năng 50% giành chiến thắng, ông Nguyễn Văn Nên 40% giành chiến thắng. Còn 10% còn lại dành cho “đột biến” bất thường nào đấy có thể xảy ra.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023