Điều gì sẽ xảy ra khi hệ thống quyền lực mà ông Trọng dựng nên không còn ông Trọng?

Link Video: https://youtu.be/Mv4j5GMqvMU

Trên tờ The Diplomat ngày 9/2 đăng bài viết của tác giả David Hutt với tựa đề tạm dịch là “Nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam không bao giờ có thể đi đủ xa”.

Tác giả đưa ra nhận định, cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có sự phân biệt đối xử giữa những thành viên Đảng Cộng sản Việt Nam, và nó sẽ tạo ra một hệ thống mà tham nhũng sẽ dễ dàng bùng phát sau khi ông Trọng ra đi.

Tác giả đưa ra dẫn chứng về trường hợp của ba ông thuộc Uỷ viên Trung ương Đảng, gồm cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hai cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh. Cả ba đều chỉ phải từ chức, nghỉ hưu “theo nguyện vọng”, chứ không chịu bất kỳ hình thức kỷ luật Đảng nào, cũng không bị điều tra hình sự về các vụ đại án như “chuyến bay giải cứu” hay vụ Việt Á…

Tác giả so sánh với trường hợp cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Đại sứ Vũ Hồng Nam, những người đã bị khởi tố vì dính đến tham nhũng liên quan đại dịch Covid.

Tác giả nhắc đến việc, một số chuyên gia cho rằng Đảng này hiện muốn thúc đẩy một “văn hóa từ chức“, để các quan chức dính chàm có thể rút lui trước khi họ bị điều tra.

Hình: Bài viết của tác giả David Hutt trên tờ The Diplomat

Cũng bình luận về đề tài này, RFA ngày 14/2 dẫn lời luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng, các ông Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh không bị xử lý hình sự nặng nề hơn là bởi chủ trương “Đảng mở đường cho cán bộ uy tín giảm sút từ chức một cách nhẹ nhàng”, được nêu lên trong Thông báo số 20 do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành hồi tháng 9/2022.

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, cũng nêu quan điểm với RFA rằng, có sự phân biệt đối xử, bất công ngay trong nội bộ Đảng, giữa các đảng viên tham nhũng với nhau. Ông Cù Huy Hà Vũ nhận định, với thông báo số 20 nêu trên, ông Trọng đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Bởi, ông đã xóa nhòa ranh giới giữa pháp luật và đường lối cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Khi một cán bộ đã sai phạm, tham nhũng thì phải bị xử lý bằng pháp luật, bằng toà án chứ không thể xử lý kỷ luật trong nội bộ Đảng được.

Luật sư Đài bình luận với RFA rằng, sự bất nhất trước sau trong phát biểu của ông Trọng cho thấy ông Trọng là người tự cho mình cái quyền đứng lên trên cả hiến pháp, pháp luật Việt Nam:

“Ông Trọng bây giờ tự coi mình là ông vua. Ông ấy tuyên bố rằng quan chức nào thấy mình vi phạm mà tự nhận khuyết điểm, nộp lại tài sản đã tham ô thì ông ấy sẽ tha cho, tức là ông ấy đã đứng trên hiến pháp và trên cả pháp luật. Ông ta có quyền xử người này và tha cho người kia, thì đó là một sự vô pháp vô thiên.”

Hình: “Sự phân biệt đối xử giữa các đồng chí trong chiến dịch “đốt lò” của TBT Trọng”

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng hiện nay phụ thuộc vào ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; cho nên, nếu ông Trọng vì một lý do nào đó mà không còn nắm quyền lực nữa thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng có thể sẽ lụi tàn và lúc đó thì tham nhũng lại bùng lên mạnh mẽ hơn.

Trong bài viết của mình trên The Diplomat, tác giả David Hutt bình luận rằng, trong khi tập trung quyền lực để chống tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng đã tạo ra một hệ thống, mà trong đó, tham nhũng thậm chí còn có cơ hội phát triển mạnh hơn, một khi ông không còn nắm quyền trong tương lai không xa.

Bởi vì, trong suốt ba nhiệm kỳ Tổng Bí thư của mình, ông Trọng đã củng cố quyền lực cho Đảng ngày càng mạnh hơn. Người kế nhiệm ông Trọng nhờ đó sẽ được kế thừa một hệ thống tổ chức Đảng vững mạnh. Quyền lực của Đảng sẽ lấn át tất cả các thể chế, tư pháp, hành pháp hoặc báo chí…

Tác giả David Hutt đặt câu hỏi rằng, với một hệ thống mà người đứng đầu có quyền quyết tất cả, thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu hệ thống đó trở nên tham nhũng?

Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nghị phóng lao, Chính theo lao. Cả hai “ngỏm cả chùm”?

>>> Em họ cựu Chủ tịch nước dính đến nhiều nhóm lợi ích

>>> Sự vô trách nhiệm dẫn đến những hệ lụy xấu cho cả nền kinh tế

Vì sao Tổng thống Đức hủy chuyến thăm Việt Nam?


Kasse animation 7.8.2023