Nguy cơ tha hóa do nắm giữ quyền lực tuyệt đối và thách thức trong việc lựa chọn người kế vị

Link Video: https://youtu.be/8kAnWeAQtqY

RFA Tiếng Việt ngày 13/2 đã giới thiệu bài bình luận của PGS, tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng Khoa Chính sách công, Học Viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư bình về tình trạng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bài viết có tựa đề “Quyền lực “vô đối” của ông Tổng Bí thư Đảng: “Nguy cơ tha hóa và thách thức kế vị”.

Theo tác giả, chế độ toàn trị Xô – Viết đã cho thấy, quyền lực của Đảng Cộng sản là vô hạn, và được cá nhân hoá trong người đứng đầu Đảng giúp ông ta cai trị suốt đời. Dù là Stalin ở Liên Xô hay Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, họ đều là điển hình cho thấy, việc kế vị họ không thành công dẫn đến khủng hoảng thể chế. Nay, việc chế độ quay lại “toàn trị”, cho thấy dấu hiệu quyền lực của Tổng Bí thư Đảng là “vô đối”, đồng thời với nguy cơ tha hóa và thách thức kế vị.

Tác giả phân tích, thực tế quá trình tái lập mô hình chế độ này ở Việt Nam cho thấy vai trò to lớn của Tổng Bí thư Đảng – ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng được đào tạo bài bản về chuyên ngành xây dựng Đảng, và là nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp cho chế độ… “Cú huých” trở lại chế độ “toàn trị” đã bắt đầu trong nhiệm kỳ 11 (2011-2016), khi có “sự tranh chấp” quyền lực giữa Tổng Bí thư Đảng và Thủ tướng Chính phủ, trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô. Như đã biết, trong sự dàn xếp nội bộ, ông Trọng tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ 12 và nguyên Thủ tướng Dũng nghỉ hưu năm 2016.

Tác giả cho rằng, đây là bài học đắt giá cho Đảng Cộng sản và cá nhân ông Tổng Bí thư, để quyết tâm và kiên trì củng cố chế độ, thúc đẩy toàn trị. Trước hết là việc sửa đổi và ban hành mới các quy chế của Đảng một cách bài bản, trong đó ông Nguyễn Phú Trọng được mô tả là “bậc thầy” về các quy định. Đây là cơ sở Đảng luật, cho phép tập trung cao độ quyền lực Đảng, nhưng nhiều quy định đi ngược xu hướng thể chế hoá, vốn đảm bảo cho sự dẻo dai của chế độ.

Hình: Bài viết trên trang RFA

Tác giả nhấn mạnh, ông Trọng đã lên án các quan tham “ăn không chừa thứ gì” hòng có thể xoa dịu sự bất bình của xã hội, vượt qua trở ngại “kỷ luật hết (quan chức) thì lấy ai làm việc” của bộ phận quan chức dao động để trở thành lãnh đạo có bản lĩnh cách mạng, vì vậy ông đã là “trường hợp đặc biệt” để tiếp tục cương vị Tổng Bí thư đảng nhiệm kỳ thứ ba. Nhờ phát động chiến dịch “đốt lò” và thúc đẩy nó lên đến “vùng cấm” nhằm mục đích kép, vừa lấy lại niềm tin của dân vừa ngăn ngừa sự tranh chấp từ giới tinh hoa “cung đình”.

Tuy nhiên, mọi chuyện lại không như ý ông Tổng, khi mà dư luận đang có ngày càng nhiều những ý kiến đòi hỏi phải có sự minh bạch về lý do ông Chủ tịch nước bị bãi nhiệm, sau lời thanh minh của ông cựu Chủ tịch nước.

Thiếu cơ chế công khai minh bạch và giải trình trách nhiệm trước dân thì chống tham nhũng không thể hiệu quả. Chế độ Đảng – Nhà nước liệu có thể mạnh lên khi công dân yếu đi? Đây là một biểu hiện của sự “tha hóa tuyệt đối” của “quyền lực tuyệt đối”, tác giả phân tích.

Dù có “anh minh” đến mấy thì cũng chẳng có vị vua hay ông Tổng Bí thư nào có thể sống mãi để cai trị, và kế vị luôn là vấn đề thách thức. Thời phong kiến tập quyền có “thiên luật” cha truyền con nối. Người con kế vị phải được nuôi dưỡng, “huấn luyện” sao cho đủ anh minh và bản lĩnh để cai trị. Mô hình toàn trị không có được điều này. Dưới thời “độc đoán” ở Trung Quốc, nhân vật “kế vị” có thể được biết trước, được “đôn” lên và “thử thách”, nhưng dưới thời Tập Cận Bình đã không còn, và ông ấy đã làm nhiều việc để có thể cai trị suốt đời. Ở Việt Nam, hai nhiệm kỳ Đảng 12 và 13 phải áp dụng “trường hợp đặc biệt” đối với ông Tổng Bí thư đã cho thấy sự chuyển giao quyền lực đang gặp thách thức thế nào! Tác giả nêu quan điểm.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Vụ ông Nguyễn Phúc Hải và năng lực bảo đảm an ninh hàng không của Việt Nam

>>> Người Việt Nam có thể sống theo đúng lý tưởng của Chủ nghĩa Marx không?

>>> Phim về Trần Đại Quang có gì để học tập?

Việt Nam làm gì giữa những biến động chính trị của khu vực?


Kasse animation 7.8.2023