Nếu giải cứu bất động sản, nền kinh tế cứ mãi phụ thuộc vào bất động sản

Link Video: https://youtu.be/LtVm4YPxCDw

Câu chuyện bất động sản đóng băng đã nóng một thời gian cuối 2022, nay lại nóng trở lại với Hội nghị bất động sản vào ngày 8/2/2023. Tại Hội nghị này, các tập đoàn bất động sản lại tiếp tục bài ca xin Ngân hàng Nhà nước cho phép họ được tái cấu trúc nợ, giãn nợ, vì lý do cổ phiếu mất giá và phát hành trái phiếu mới không được vân vân và mây mây.

Ngày 9/2, tờ Tuổi Trẻ có bài bình luận “Đừng bắt nền kinh tế làm ‘con tin’ để kêu gọi giải cứu bất động sản”.

Bài báo này dẫn lời PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM – cho rằng: “Giá bất động sản thời gian qua tăng mạnh bởi cầu tăng, nhưng cần nói rõ cầu này là cầu đầu cơ. Cầu thực là nhu cầu mua bất động sản để làm chỗ ở, nơi sản xuất kinh doanh tham gia vào quá trình kinh tế… sẽ không lớn như vậy”.

Bây giờ, khi cầu đầu cơ không còn mạnh, nó khiến cho giá chững lại hoặc giá giảm, đó là một điều tốt cho thị trường, không cần phải giải cứu.”

Việc giải cứu đã bị nhân danh và lợi dụng quá lâu rồi. Chúng ta đừng làm mất đi tính hiệu quả và vẻ đẹp của thị trường bằng những hành động gọi là giải cứu.”

Không nên chỉ dựa vào nhận định của các nhà đầu tư, đầu cơ bất động sản vốn quen với một chu kỳ làm ăn quá nhanh, quá thuận lợi, bây giờ không thuận lợi, lợi nhuận không như mong muốn cho là đóng băng“, ông Bảo phân tích và cho rằng những gì diễn ra trên thị trường bất động sản trong mấy tháng qua chỉ là sự điều chỉnh chậm lại. Tuổi Trẻ cho hay.

Hình: “Đừng bắt nền kinh tế làm ‘con tin’ để kêu gọi giải cứu bất động sản”

Thay vì “giải cứu” bất động sản, theo ông Bảo, nên tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó ổn định lãi suất và tỉ giá. Nếu lãi suất tăng quá cao sẽ là một đòn chí mạng vào sức khỏe nền kinh tế, vì nó giáng vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp, vào túi tiền và cuộc sống của người dân.

Mặt khác, ông Bảo cũng cho rằng, không nên nới room tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho bất động sản, bởi thị trường bất động sản quá mang nặng tính đầu cơ, như một cái hố đen, hút hết tất cả mọi nguồn vốn vào trong đó. Nếu giải cứu bất động sản lúc này, không biết bao nhiêu vốn là đủ.

Ở Việt Nam bất động sản được dung dưỡng, ai cũng nghĩ tới bất động sản như một nơi tạo ra lợi nhuận không ngành nghề nào bằng. Mọi người thay vì suy nghĩ, nung nấu và triển khai những ý tưởng kinh doanh tốt đẹp thì lại đổ xô đi mua bán đất kiếm lời. Đất như hố đen nó hút tất cả mọi thứ vào trong đó, và những ý tưởng sáng tạo đó sẽ mất dần, người ta sẽ từ bỏ nó.”

Cần xem những bất ổn, điều chỉnh của thị trường, nguy cơ bong bóng nợ xấu, những dự án sai phạm là khối u của nền kinh tế. Cắt khối u đi sẽ rất đớn đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng điều đó sẽ mở ra một tương lai khỏe mạnh, hơn là chúng ta tiêm quá nhiều thuốc giảm đau rồi băng bó lại. Khối u mãi vẫn còn“, ông Bảo cảnh báo.

Cùng quan điểm với ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo, tác giả Mai Bá Kiếm ngày 11/2 có bài “Doanh nghiệp thổi giá bất động sản lên trời rồi “cào mặt” kêu gào giải cứu”, đăng trên báo mạng Tiếng Dân.

Tác giả dẫn lời ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM cho biết: “Năm 2022, phân khúc nhà ở cao cấp tại TP.HCM chiếm 80%, còn lại 20% là nhà ở trung cấp”. Nghĩa là hoàn toàn không có phân khúc nhà ở xã hội cho người nghèo.

Và kết luận: “Xin lỗi Lê Hoàng Châu, doanh nghiệp hiện nay không có thanh khoản kệ mẹ nó! Chúng mày thổi giá BĐS lên trời hưởng lợi 30 năm nay rồi không hạ giá, bán đổ bán tháo, mà đòi ngân hàng giải cứu là sao?”

Hình: “Doanh nghiệp thổi giá bất động sản lên trời rồi “cào mặt” kêu gào giải cứu”

Tác giả chỉ ra thực tế rằng, từ lâu, giá cả BĐS đã thoát ly khỏi giá trị thực của nó, do các doanh nghiệp BĐS thổi giá đất để kiếm siêu lợi nhuận. Hiện nay, bong bóng giá BĐS sắp bể, nhưng Hiệp hội BĐS và Hiệp hội ngân hàng không thống kê số lượng BĐS tồn kho, số lượng BĐS đang xây dựng dở dang, số lượng BĐS sắp triển khai… tương ứng với các khoản đầu tư, các khoản nợ của các doanh nghiệp xây dựng, Kinh doanh BĐS là bao nhiêu? Mà, chỉ biết “cào mặt, ăn vạ”?

Tác giả cũng dẫn lời Thống đốc Nguyễn Thị Hồng từ nguồn báo chí nhà nước, rằng, “Tôi biết có doanh nghiệp ngồi đây triển khai cùng lúc 50 dự án liền. Tôi không hiểu DN sẽ giải quyết thế nào khi gặp khó khăn?

Và “thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, 70% vướng mắc của thị trường là ở tính pháp lý”.

Người dân không lạ gì những những vướng mắc về “tính pháp ” của các dự án BĐS. Biết bao đại gia, quan chức đã đi tù vì những “vướng mắc pháp lý” này, biết bao người dân trắng tay, mòn mỏi đi đòi nợ, đi hầu kiện cũng vì những “vướng mắc pháp lý” này.

Làm ăn gian dối, bán nhà trên giấy, thế chấp dự án hình thành trong tương lai, nghĩa là cũng trên giấy, để vay tiền, thế nhưng, các đại gia BĐS vẫn mặt dày đi “cào mặt” đòi “giải cứu”.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tại sao không điều Phạm Minh Chính sang ghế Chủ tịch nước rồi cho “xử”?

>>> Đặt chân lên con đường Phó Thủ, gai đâm Nguyễn Thanh Nghị

>>> Hai đầu thòng lọng, một trong tay Đảng một “trên cổ” Vượng

Người Việt Nam có thể sống theo đúng lý tưởng của Chủ nghĩa Marx không?


Kasse animation 7.8.2023