Thủ Chính vắng mặt, sứ Tàu “gặp riêng” Trần Lưu Quang, Thủ Chính lành ít dữ nhiều?

Nhân vật Trần Lưu Quang là nhân vật có bước tiến của xe tăng. Tiến tới đâu, các đối thủ ngã nhào tới đấy. Ông Trần Lưu Quang thay Tất Thành Cang, sau đó Tất Thành Cang bị tống vào tù, thay Lê Văn Thành sau đó Lê Văn Thành ngã bệnh lạ. Và Thoibao.de cũng đã xem ông Trần Lưu Quang là con ong đã lọt vào “tay áo” của Chính phủ, đợi ngày đốt Phạm Minh Chính và “lên ngôi”.

Cho tới giờ phút này, vẫn chưa rõ nhân vật nào trong Đảng Cộng sản Việt Nam đỡ đầu cho Trần Lưu Quang. Bởi con đường tiến thân được dọn sẵn, được rải thảm là loại được bên trên ra tay dọn đường. Có vẻ như phe Nguyễn Phú Trọng đã ra tay dọn đường? Tuy nhiên dấu ấn thì chưa rõ lắm.

Ngày 8/2, ông Phạm Minh Chính đi Singapore

Dấu ấn rõ nhất là cú đánh làm Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bay khỏi ghế, cú đánh này nhằm loại bỏ tầng lớp kỹ trị Tây học. Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng là người thân Tàu, ông loại bỏ những quan chức Tây học đã dấy lên nghi ngờ từ báo chí nước ngoài, rằng, ông muốn thay thế những người có tư tưởng không gần Tàu mà học hành bên Tây bằng những người khác, gần Tàu hơn.

Ông Trần Lưu Quang được “dọn cỗ” nhưng quan trọng là ai dọn? Cho đến khi ông Trần Lưu Quang được thông báo chính thức là Phó Thủ tướng thay thế cho Phạm Bình Minh, thì có người nghi ngờ ông này là người thân Tàu, mặc dù ông Trần Lưu Quang chưa có thông tin nào cho thấy ông đi Tàu học tập.

Mối nghi ngờ lại dần được khẳng định khi ngày 8/2, ông Hùng Ba – Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, đã đến Văn phòng Chính phủ gặp riêng ông Trần Lưu Quang. Ông Hùng Ba về danh nghĩa là Đại sứ, cũng như bao đại sứ khác. Tuy nhiên, về vai trò thực sự thì ông Hùng Ba giống như một đặc mệnh toàn quyền của Bắc Kinh tại Hà Nội.

Ngày 8/2, ông Đại sứ Hùng Ba gặp Trần Lưu Quang

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không phải là quan hệ bình đẳng như các quốc gia khác. Với các quốc gia khác, Việt Nam xem là đối tác, còn với Trung Quốc thì xem là “anh em”, không phải đối tác. Đối tác là bình đẳng, anh – em là bất bình đẳng. Và trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ai là anh, ai là em? Chả lẽ Việt Nam làm anh được sao.

Thực chất Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam dùng chữ “anh – em” để che đậy cho tình trạng Thiên triều – Chư hầu của hai Đảng Cộng sản hiện nay. Cho nên, mọi hành động của Hùng Ba được giới phân tích rất chú ý, vì nó hàm chứa mệnh lệnh của ông Tập Cận Bình.

Gặp ông Trần Lưu Quang, ông Hùng Ba có nhắc đến việc ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, và nhấn mạnh về tuyên bố chung, cũng như các thỏa thuận hợp tác đã ký kết trong chuyến thăm này. Đây là lời nhắc nhưng cũng vừa là mệnh lệnh. Đáp lại, ông Trần Lưu Quang bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh giao lưu, tiếp xúc cấp cao, tổ chức tốt Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, các hoạt động giao lưu, trao đổi giữa hai Đảng và giữa các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương hai nước.

Có người đánh giá, nếu ông Nguyễn Phú Trọng không nhanh nhảu bắt tay với Tập Cận Bình khi ông này đang là Phó Chủ tịch Trung Quốc, nếu không long trọng đón Tập Cận Bình khi đó bằng cờ 6 sao, thì ông Trọng khó mà có sức mạnh đánh tan thế lực Nguyễn Tấn Dũng trong Đảng. Và chuyến đi Trung Quốc vào cuối tháng 10 năm ngoái đã cho thấy sức mạnh chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng tăng lên như thế nào. Con bài “hầu Tàu” rất lợi hại trên chính trường, nó đảm bảo bất cứ thế lực nào cũng có thể “chuyển bại thành thắng”.

Chọn lúc ông Phạm Minh Chính đi công du, Hùng Ba đến gặp Trần Lưu Quang là một động thái bất thường. Nó cho thấy Trung Quốc đang xây dựng thế lực lãnh đạo mới thân Tàu, thay thế cho ông Nguyễn Phú Trọng vốn đã quá già. Một trong những người được xây dựng, đó là Trần Lưu Quang.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://baochinhphu.vn/pho-thu-tuong-tran-luu-quang-tiep-dai-su-trung-quoc-102230208131509936.htm

 

Kasse animation 7.8.2023