Công an 5,2 tỷ đô, quân đội 7,7 tỷ đô. Quân đội ăn, Công an có chịu nhịn?

Link Video: https://youtu.be/xR9bRsc0w-c

Ngày 11/11/2022, Quốc hội khóa 15 của Chính quyền Cộng sản đã thông qua Nghị quyết số 70/QH15 về phân bổ ngân sách Trung ương 2023. Theo đó Bộ Quốc phòng được chi 185.235 tỷ đồng, tương đương với 7,7 tỷ đô la. Trong khi đó, Công an được chi 99.954 tỷ đồng, tương đương 5,2 tỷ đô la.

Với ngân sách 7,7 tỷ đô la mà để cho phi công bay huấn luyện bằng Su-22 từ thập niên 60 thế kỷ trước và phải bỏ mạng, thì không biết, Bộ Quốc phòng chi tiêu 7,7 tỷ đô la như thế nào mà để những con người được đào tạo tốn kém phải bỏ mạng cho đống sắt đồng nát SU-22. Một câu hỏi nhỏ như thế thì cũng lòi ra tiền nhiều, nhưng người lính ở tầng cơ sở không được hưởng gì, ngay cả khí tài cơ bản để đảm bảo an toàn họ cũng không có.

Quân đội Việt Nam xuất tiền mua khí tài quân sự hàng tỷ đô la về trang bị cho quân đội, nhưng thực tế Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ sở hữu những khí tài hạng nặng dạng “đồng nát” được tân trang, như những chiếc tàu ngầm Kilo mà Thoibao.de đã có bài phân tích. Đấy là phần nổi của tảng băng, còn bao nhiêu gói mua sắm rút ruột ẩn đằng sau đang chờ ông Nguyễn Phú Trọng khui ra.

Hình: Nghị quyết 70/2022/QH15 về phân bổ ngân sách Trung ương

Có thể nói, hợp đồng mua vũ khí là thứ mà bên mua dễ ăn nhất. Bởi một khi bên mua đã thỏa thuận với bên bán để nâng giá khống, thì rất khó mà khui ra từ phía Việt Nam. Rất nhiều những hợp đồng phi quân sự mà Việt Nam ký với đối tác nước ngoài bị phanh phui tiêu cực từ phía nước ngoài, chứ không bị khui từ trong nước. Ví dụ như dự án Đại lộ Đông Tây tại TP. HCM trước đây bị phía Nhật Bản khui ra hối lộ. Hay như hợp đồng in tiền polime thời ông Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng, cũng bị khui ra từ phía Úc.

Cho tới nay, chỉ có nhà sản xuất vũ khí Mỹ là không chịu nâng khống hợp đồng để lại quả cho bên mua. Phần vì luật pháp Mỹ rất minh bạch và cũng khắt khe, phần vì những nhà sản xuất vũ khí Mỹ không cần quỵ luỵ khách hành, vì rất nhiều bên mua xin được xếp hàng để được mua, mà chưa chắc gì họ bán. Vậy nên năm 2017 mới bể ra việc đề nghị phía Mỹ nâng khống hợp đồng rồi lại quả cho phía Việt Nam.

Đấy là Bộ Quốc phòng, còn Bộ Công an thì sao? Được biết, ngân sách Bộ Công an hiện nay còn cao hơn ngân sách Bộ Quốc phòng thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo. Trong khi đó, Bộ Công an thì mua sắm khí tài quân sự không nhiều. Chỉ là những vũ khí hạng nhẹ để chống dân như xe thiết giáp, xe phá sóng vv…

Hình: Xe bọc thép RAM 2000 MKIII Công an mua của Israel

Bộ Công an vẫn có những hợp đồng mua vũ khí với phía Israel như bên quân đội. Ví dụ như xe chống đạn RAM 2000 MKIII. Ngoài ra, Công ty Cellebrite của Israel đã bán các công cụ hack điện thoại di động cho Bộ Công an Việt Nam. Công ty Verint đã cung cấp hệ thống giám sát và tình báo trong hơn 20 năm cho lực lượng an ninh của Việt Nam.

Hiện nay cả Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đều có quan hệ mua vũ khí từ phía Israel, nhưng tại sao Bộ Quốc phòng bị nhắm vào, còn Bộ Công an thì không ai dám đụng tới? Câu trả lời là, Bộ Công an hiện nay là công cụ của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông không thể cho quân ta điều tra quân mình được. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng là nơi mà ông Nguyễn Phú Trọng và ông Phạm Minh Chính tranh chấp ảnh hưởng. Ông Trọng cho nhắm vào đường dây kinh tài của Bộ Quốc phòng mà có liên quan đến ông Phạm Minh Chính.

Bộ Công an là nơi có quyền lực lớn, có tiền nhiều. Nó hấp dẫn đến mức, ông Tô Lâm chỉ muốn nằm trong “tổ kén” Bộ Công an để giữ lấy quyền bính và giữ được quyền lợi kinh tế to lớn. Cho nên, dù ghế Chủ tịch nước đang trống, và ông Tô Lâm được nhiều lời đề nghị ngồi vào đấy, nhưng ông cũng chẳng cần. Ở trong “tổ kén”, làm chủ nguồn tiền tương đương 5,2 tỷ đô la sướng hơn nhiều.

 Quốc Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Dự đoán bức tranh toàn cảnh Việt Nam năm 2023 từ những xu hướng cuối năm 2022

>>> 3 năm Đồng Tâm, còn ai chưa nhắc đến.

>>> Đảng dẹp bỏ bất đồng chính kiến

Đánh hổ dọa báo, ông Trọng tung chiêu mới, trò chơi đến hồi căng?


Kasse animation 7.8.2023