Giữa lúc đối đầu, Ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh để làm dịu căng thẳng?

Link Video: https://youtu.be/vW2U7E6TYGA

Trong ngày 16/1, trang Politico dẫn các nguồn tin ngoại giao từ Hoa Kỳ đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến sẽ thăm Trung Quốc vào ngày 5 – 6/2 sắp tới.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sẽ có cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương, thảo luận về cuộc xung đột tại Ukraine, kho vũ khí hạt nhân ngày càng tăng của Bắc Kinh cũng như các vấn đề quốc tế nóng khác.

Trước đó, vào hôm 2/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương về quan hệ Mỹ – Trung và việc “duy trì những kênh liên lạc” giữa hai nước.

Chuyến thăm là hoạt động tiếp theo nhằm duy trì liên lạc giữa hai nước sau cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) vừa qua.

Chuyến thăm của ông Blinken được thông báo hồi tháng 11/2022, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau bên lề thượng đỉnh G20 ở Bali, nơi cả hai đều bày tỏ mong muốn ngăn chặn những bất đồng vượt ra ngoài khả năng kiểm soát.

Hình: Bài viết “Ấn định ngày Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc” trên tờ báo Tiền Phong online

Ông Blinken sẽ trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Trung Quốc kể từ tháng 10/2018, khi người tiền nhiệm Mike Pompeo có chuyến dừng chân ngắn ở Bắc Kinh, sau khi đến Bình Nhưỡng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Sự kiện này cũng được báo Tiền Phong online đề cập trong ngày 18/1 như sau: “Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hoan nghênh chuyến thăm, bày tỏ hy vọng ông Blinken sẽ đi theo lộ trình của cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và giúp “đưa quan hệ Trung – Mỹ trở lại quỹ đạo phát triển lành mạnh và ổn định”.

Bài viết trên báo Tiền Phong cũng trích dẫn lời ông Blinken: “Trong cuộc gặp với các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản tuần trước, ông Blinken cho biết, chuyến thăm của ông đến Trung Quốc là để duy trì kênh trao đổi. “Điều chúng tôi không mong muốn là bất kỳ hiểu nhầm nào có thể dẫn đến xung đột”, ông Blinken nói.”

Bài báo này cũng nêu rằng: “Ngoại trưởng Mỹ cho biết chính quyền Biden cam kết lập ra “những rào cản” căng thẳng để “quản lý quan hệ này một cách có trách nhiệm”, bao gồm việc tìm ra những lĩnh vực có thể hợp tác, như biến đổi khí hậu và y tế toàn cầu.”

Chúng tôi không tìm kiếm xung đột. Chúng tôi sẽ quản lý cạnh tranh một cách trách nhiệm, nhưng chúng tôi cũng sẽ cạnh tranh mạnh mẽ.” Tờ báo Tiền Phong cho biết thêm.

Hình: Bài bình luận của tác giả Trần Hiến Chân trên báo bbc.com

Trong một bài bình luận được đăng trên bbc.com vào ngày 29/1, tác giả Trần Hiếu Chân nêu ý kiến nhận xét: “Không còn là đề tài mặc cả, nhưng Việt Nam giờ đây vẫn liên quan đến một số vấn đề khu vực rất đụng chạm đến các quyền lợi của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ. Cách Trung Quốc sử dụng lực lượng dân quân biển trong chiến lược vùng xám đang làm náo động không chỉ Việt Nam mà cả nhiều nước ASEAN khác, là một điển hình.”

Chưa hết, mặc dầu Tổng Bí thư Tập Cận Bình có hạ giọng, nhưng tình hình Biển Đông ngày từ những ngày đầu 2023 này vẫn không yên tĩnh. Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh các cơ sở phòng không ở Biển Đông, đặc biệt xây dựng các bệ phóng tên lửa trên đảo Su Bi, Vành Khăn, Chữ Thập và một số đảo khác của Việt Nam. Trong khi Hà Nội “nằm yên” và ưu tiên cho các dàn xếp nhân sự nội bộ thì Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã chủ động đề xuất với Trung Quốc cần có cơ chế tham vấn ở cấp các Ngoại trưởng để ngăn chặn bất cứ sự leo thang nào trong khi các cuộc xung đột vẫn tiếp diễn.” Ông Chân viết.

Bình luận thêm về việc liệu rằng Việt Nam sẽ có những động thái phản ứng gì trước sự kiện này, tác giả Chân cho rằng: “Cùng lúc, ai quan sát tình hình đều ghi nhận từ phía Hoa Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Daniel Kritenbrink, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin và cả Đại sứ Marc Knapper luôn nhấn mạnh đến nhu cầu nâng cấp mối quan hệ song phương. Xuân Quý Mão này, thông điệp của Đại sứ Knapper gửi lời chúc Tết đến tất cả mọi người dân Việt Nam quá rõ ràng. Nhưng có phải một định mệnh gì đó khiến Việt Nam luôn phải chờ Trung Quốc “làm thân thành công với Hoa Kỳ trước”, rồi mới bám theo sau?”

Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Miss World Vietnam 2022 muốn dựa vào bão dư luận để càng nổi tiếng?

>>> Lươn lẹo trong lời “xin lỗi”. “Mẹ” Xuân Bắc vẫn cho là “đàn con” không hiểu tới!

>>> Tịch điền năm Dần, trụ Quảng tạch. Tịch điền năm Mão, Tam Trụ lơ

Tịch điền năm Dần, trụ Quảng tạch. Tịch điền năm Mão, Tam Trụ lơ


Kasse animation 7.8.2023