Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng

Link Video: https://youtu.be/juBXMI4UppI

Sáng mùng 2 Tết, tức ngày 23/1/2023, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, viết trên trang Facebook cá nhân có hơn 12.000 người theo dõi: “Ổn định chính trị vĩ mô quan trọng không kém ổn định kinh tế vĩ mô. Năm mới cầu chúc cho đất nước luôn luôn có được cả hai sự ổn định này!”

Người Việt thường chúc nhau năm mới bình an, thịnh vượng, hạnh phúc… nhưng một quan chức lại nói lời chúc “ổn định”, điều này chứng tỏ Việt Nam đang bất ổn. Mà thực tế, mọi người dân đều đang cảm nhận được sự bất ổn này ngay trong bữa cơm gia đình của mỗi nhà.

Đối với Đảng Cộng sản, năm 2022 là một năm đầy kịch tính với sự ra đi của hàng trăm cán bộ, quan chức, với những diễn biến gay cấn đến tận những ngày giáp Tết. Và cuộc đấu quyền lực này chắc chắn sẽ chưa dừng lại và còn kéo dài sang năm 2023. Sau Tết sẽ là thời điểm quan trọng để ban lãnh đạo Đảng Cộng sản quyết định những vấn đề, những bước đi tiếp theo trong cuộc thanh trừng nội bộ, khi mà những mâu thuẫn phe nhóm đã bị đẩy lên đến đỉnh điểm với sự ra đi của ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Hình: Ông Nguyễn Sĩ Dũng – cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Người Việt, dù không mê tín những vẫn rất xem trọng những tập quán kiêng cữ tại thời điểm đầu năm mới, nhất là thời khắc giao thừa. Ngày đầu năm, ai ai cũng tránh làm việc xấu, tránh nói dối để không bị xui xẻo cả năm. Tuy nhiên, ông Tổng thì không cần quan tâm, ông ngang nhiên chiếm lấy việc chúc Tết đồng bào vào thời khắc giao thừa, dù đây rõ ràng không phải việc của ông. Không những vậy, ông không hề đỏ mặt mà nói dối rằng, chúng ta “đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực…

Ông đứng cao quá, ông không cúi xuống mà nhìn xem, hàng ngàn hàng vạn công nhân đang không có nổi bữa cơm no ngày Tết, trẻ em không có nổi manh áo mới chơi xuân. Ông không thấy những tiểu thương vuốt hàng nước mắt chảy dài, ông không thấy những khu chợ vắng hoe, ông không thấy những cây xăng đóng cửa… Bởi ông còn bận, rất bận trong cuộc đấu phe phái với các đồng chí của ông, bởi ông đang hồ hởi với những cái thành tích tăng trưởng hão.

2023 được giới chuyên gia cảnh báo sẽ là một năm vô cùng khó khăn, vì kinh tế chưa thể phục hồi, và còn vì mối lo ngại về những bất ổn trong cuộc đấu thượng tầng, cuộc đấu này đến một mức nào đó rất có thể sẽ mất kiểm soát.

2023, người dân còn lo ngại về cái “tương lai chung” mà Tập Chủ tịch đã nhắn nhủ đến ông Trọng. Cái tương lai đó, nếu thực sự xảy ra thì có thể nó sẽ là cơn ác mộng của tất cả mọi người Việt.

Hình: Ông Nguyễn Phú Trọng

Người Việt vẫn chưa quên cuộc chiến Biên giới kinh hoàng năm 1979; chưa quên Hải chiến Hoàng Sa năm 1974; Hải chiến Gạc Ma năm 1988; chưa quên Vị Xuyên, Bản Giốc… Từ ngàn xưa, Trung Quốc vẫn luôn lợi dụng những lúc Việt Nam khó khăn, bất ổn chính trị, là lập tức tìm cách xâu xé nước ta. Đó chính là kế sách mà họ vẫn theo đuổi, cứ thừa lúc những quốc gia lân cận gặp nguy biến thì họ chiếm lấy lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo…

Năm ngoái, ông Trọng đã lỡ cam kết ủng hộ “Sáng kiến phát triển toàn cầu”, “Sáng kiến An ninh toàn cầu” và “Sáng kiến vành đai con đường” của Trung Quốc. Để thực thi các cam kết này, ông Trọng phải dọn sạch phái chống đối, phái thân phương Tây trong Tứ trụ và trong Bộ Chính trị. Đây chính là điểm mấu chốt khiến ông ra tay quyết liệt từ sau khi đi chầu Thiên triều vào cuối tháng 10 năm ngoái trở về. Ai cũng biết ông Phạm Bình Minh là một nhà ngoại giao có uy tín với phương Tây, ai cũng biết ông Vũ Đức Đam từng là Thư ký của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một người ủng hộ kinh tế thị trường, Nguyễn Xuân Phúc cũng là người ủng hộ kinh tế thị trường và ông đã đạt được thành tích tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng trong nhiệm kỳ Thủ tướng. Tuy chính quyền tuyên bố họ phải chịu trách nhiệm vì những vi phạm của cấp dưới, nhưng việc không minh bạch thông tin khiến người dân hiểu rằng, đây chỉ là thanh trừng phe nhóm.

Các nhà đầu tư chắc sẽ phải e ngại về các hành động thanh trừng phe nhóm và thâu tóm quyền lực này. Không ai muốn đầu tư vào một quốc gia bất ổn.

Một chuyên gia phát biểu: “Nói là trì trệ cũng được, là bất ổn cũng được. Thực chất của trạng thái này làm một số người lo sợ, không dám hoạt động gì cả. Không biết ngày hôm nay là ông Phúc, ngày mai đến lượt mình hay chưa? Đây là trạng thái bất bình thường. Có lẽ gọi là khủng hoảng thì đúng hơn”.

Hình: Tứ Trụ đã rụng mất một

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Rộ tin đồn người cha “hoàn hảo”: Vừa ăn thịt bò dát vàng vừa nuôi con gái rượu du học London

>>> Chưa xin phép Nguyễn Hồng Diên sao Phan Văn Mãi dám “chém”?

>>> Ông già tiếm quyền, đạp lên luật pháp chém đồng chí. Toàn Đảng “câm như hến”

Xuân Bắc chửi khán giả – sự suy đồi của văn hóa


Kasse animation 7.8.2023