Kiếp trầm luân của “đứa con” ông Phạm Nhật Vượng, Nhà máy Vinfast tại Mỹ chưa mọc đã bị chống

Link Video: https://youtu.be/9Gg2feKIguo

Ngày 6/1/2023, báo VOA Tiếng Việt đưa tin, dự án nhà máy VinFast tại Mỹ đang bị một tổ chức phi lợi nhuận phản đối, vì e ngại tác động đến dòng nước và môi trường sinh thái.

VinFast dự kiến sẽ xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện tại Quận hạt Chatham, bang North Carolina, Mỹ, và hiện nay họ đang cố gắng xin Liên bang phê duyệt kế hoạch này.

Theo VOA, hãng tin WRAL News tại North Carolina đã dẫn lời một nhân viên bảo vệ dòng sông Haw trong khu vực, bày tỏ sự lo lắng về khả năng chất lượng nước ở đây sẽ trở nên tồi tệ hơn, khi Công ty VinFast bắt đầu xây nhà máy. Nhân viên này bày tỏ mong muốn, đơn xin phép của VinFast sẽ bị từ chối.

Hãng tin địa phương WRAL News cũng dẫn lời Trưởng Sư đoàn Công binh Lục quân Hoa Kỳ – ông Tommy Fennel – người đang xem xét đơn của VinFast. Ông Tommy Fennel nói: “Chúng tôi sẽ xem xét dự án một cách toàn diện và đảm bảo rằng, không chỉ những tác động trên các vùng đất ngập nước mà còn đối với môi trường của con người, chủ sở hữu của những bất động sản liền kề, môi trường nước và tác động của toàn bộ dự án đều được xem xét cùng một lúc”.

Đơn xin phép của VinFast dài 284 trang, có đoạn: “Nhìn chung, các tác động dự đoán của dự án được đề xuất sẽ ở mức vừa phải so với các loại dự án tương tự trong khu vực, và xét riêng thì không gây ra mối đe dọa gì đáng kể, hoặc sắp xảy ra, đối với sự ổn định và toàn vẹn đối với hệ sinh thái thủy sinh trong lưu vực sông”.

VinFast từng công bố kế hoạch xây nhà máy sản xuất ô tô điện tại Mỹ từ tháng 3/2022. Nhà máy này sẽ đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha. Dự kiến gồm 3 khu chính: Khu sản xuất và lắp ráp ô tô điện và xe bus điện; khu sản xuất pin cho các loại xe; và khu công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp.

Hình: Báo đưa tin Mỹ phản đối dự án nhà máy VinFast

Giai đoạn một của dự án, dự kiến khởi công trong năm 2022. Tuy nhiên, đến nay VinFast vẫn chưa xin được giấy phép thì có vẻ như là kế hoạch này không thành công.

Khi VinFast công bố kế hoạch này, báo chí trong nước rất hồ hởi và đồng loạt tung hô. Họ dẫn twitter của Tổng thống Joe Biden và dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Bắc Carolina nói về sự kiện này. Đại ý, nước Mỹ vui mừng vì VinFast đã lựa chọn để xây nhà máy tại Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người Mỹ và đem lại nguồn thu cho nước Mỹ…

Tuy nhiên, cả báo giới Việt Nam, cả VinFast và cả ông Phạm Nhật Vượng có lẽ không hiểu rằng, tại một đất nước pháp quyền như nước Mỹ, cả hệ thống của họ đều vận hành dựa trên luật. Các vị quan chức, dù là Tổng thống cũng không có quyền can thiệp vào hệ thống, để “dễ dãi” cho bất kỳ ai, như kiểu quan chức Việt Nam. Anh muốn đầu tư vào đất nước tôi, tôi hoan nghênh, nhưng anh phải làm đúng luật, đúng quy định về tất cả các tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn môi trường, khí thải, nước thải…

Và một điều nữa, chắc ông Vượng không nghĩ đến khi quyết định đầu tư vào Mỹ, đó là vai trò của các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận. Có lẽ, ông không hiểu sự vận hành của xã hội Mỹ, cứ nhìn vào cách ông “bỏ phong bì” cho nhà báo Mỹ là biết.

Tại Mỹ, hiện có khoảng 1,5 triệu tổ chức phi chính phủ. Họ là những tổ chức tình nguyện tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Rất nhiều tổ chức trong số đó là những tổ chức bảo vệ môi trường, chống lại các tác động xấu từ các ngành công nghiệp. Tùy theo quy mô và mức độ hoạt động, có nhiều tổ chức có tác động rất lớn đến môi trường chính trị ở tầm quốc gia hoặc địa phương.

Một doanh nghiệp, nếu gặp phải lực cản từ các tổ chức phi chính phủ thì sẽ rất bất lợi, nhiều trường hợp đã phải hủy bỏ dự án của họ.

Theo VOA, để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện của VinFast, chính quyền North Carolina sẽ phải nâng cấp cầu đường, có đoạn đi gần thị trấn nhỏ Moncure, thuộc quận hạt Chatham. Một vài ngôi nhà sẽ bị tháo dỡ để làm đường. Một số đoạn đường sẽ được mở rộng và một số nút giao thông sẽ được thiết kế lại rộng rãi hơn, dẫn thẳng đến nhà máy.

Kế hoạch này cũng chưa chắc đã thuận lợi nếu gặp phải sự phản đối của người dân địa phương.

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Từng dính vụ Formosa, sao Trần Hồng Hà lên Phó Thủ? Bóc mẽ thế lực chống lưng!

>>> Tư pháp thối nát: Sự nguy hiểm của việc học theo tấm gương đạo đức Nguyễn Hòa Bình.

>>> Nội chiến quốc doanh sư: Đại chiến rồi đại bại, Nhật Từ đóng “chiến phí” cầu hòa?

Bẫy khách hàng rồi phủi tay, SCB vẫn nặn ra “lý” để rũ trách nhiệm?


Kasse animation 7.8.2023