Việt Nam 2022 – một năm đầy biến động

Link Video: https://youtu.be/vjv2CuBoJAE

Năm 2022 vừa đi qua, năm mới 2023 đã đến với những mong đợi và lo toan. Những sự kiện đã xảy ra trong năm 2022 sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến năm 2023, cả tích cực và tiêu cực, chúng ta cùng nhìn lại một số sự kiện nổi bật trong năm 2022 và có khả năng sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2023.

  1. Hai đại án Việt Á và chuyến bay giải cứu:

Hai đại án Việt Á và chuyến bay giải cứu đã bộc lộ mọi khuất tất trong cách vận hành của nền kinh tế Việt Nam và mối quan hệ mờ ám giữa quan chức và doanh nghiệp. Việt Á là một vụ án tham nhũng và hối lộ nhưng được thực hiện trên một quy mô lớn, bài bản, liên quan đến mọi cấp, từ Trung ương đến địa phương.

Vụ chuyến bay giải cứu còn nghiêm trọng hơn vụ Việt Á, vì nó được chính quan chức trong Bộ Ngoại giao và các đại sứ quán thực hiện. Ngay từ đầu, người dân đã nhận ra vấn đề vì mức giá vé cao ngất ngưởng của những chuyến bay được tung hô là “nhân đạo”, là “giải cứu”. Nhưng chính quyền lại không hề làm gì để ngăn chặn. Chỉ đến khi mọi việc đã kết thúc, đại dịch cũng đã lui, lúc đó chính quyền mới ra tay “phanh phui”.

Hàng loạt quan chức cấp cao đã bị bắt vì liên quan đến 2 đại án này. Hai đại án này cho thấy rõ, Việt Nam không có cơ chế ngăn chặn thảm họa ngay khi nó mới manh nha. Bởi vì, Việt Nam không có hệ thống kiểm soát, không minh bạch và không có tư pháp độc lập để điều tra.

  1. Kinh tế suy thoái, người dân thất nghiệp nhưng chỉ số kinh tế rất “đẹp”:
Hình: Một khảo sát của VietNamnet về mức thu nhập của người dân trong năm 2022

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, cộng thêm chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, nên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu, đã có một năm đình đốn. Nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng.

Hàng trăm nghìn công nhân trên cả nước bị mất việc làm, hàng triệu người chỉ làm việc cầm chừng, thu nhập giảm đáng kể. Tình trạng này có khả năng còn kéo dài sang năm 2023 do kinh tế thế giới chưa phục hồi và doanh nghiệp trong nước đã kiệt sức.

Tuy nhiên, đến cuối năm, Việt Nam công bố tăng trưởng GDP ở mức 8% và lạm phát 4%, những chỉ số rất “đẹp”, bất chấp thực tế giá cả thị trường đang leo thang và thu nhập của người dân sụt giảm nghiêm trọng. Một khảo sát trên trang Vietnamnet cho thấy, 57% người được hỏi trả lời thu nhập của họ giảm, 22% giữ nguyên và chỉ có 21% tăng.

RFA từng nhận định: “Những con số thống kê của Việt Nam về tăng trưởng và lạm phát là có nhiều vấn đề. Như RFA đã phân tích hồi tháng 9, những con số thống kê về kinh tế Việt Nam của Tổng cục Thống kê có những mâu thuẫn. Điều đó có thể đặt ra vấn đề về mức độ tin cậy của thống kê kinh tế ở Việt Nam”.

  1. Trái phiếu doanh nghiệp

Các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp quá lỏng lẻo, dẫn đến việc chính quyền để mặc cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu và mất kiểm soát. Theo Bộ Tài chính, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong năm 2022 là 144.000 tỷ, năm 2023 là 271 ngàn tỷ, năm 2024 là 330 ngàn tỷ và 3 năm tiếp theo là 745.400 tỷ đồng. Đây là khối ung nhọt rất lớn của nền kinh tế. Nó phá hủy niềm tin của người dân, của nhà đầu tư đối với thị trường. Nó dẫn đến tình trạng người dân tự cất giữ tài sản để tự bảo vệ. Khi tiền dự trữ trong dân không còn được lưu thông trong thị trường thì nền kinh tế khó mà phát triển được.

Cho đến bây giờ, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa ra được giải pháp nào cho vấn đề này. Mặc kệ nạn nhân của SCB, Sunshine, Egroup… lăn lóc kêu la vì bị lừa, bị mất tiền, Chính phủ vẫn đang tai điếc mắt ngơ.

Hình : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – nơi điều hành các chính sách tài chính tiền tệ
  1. Thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán suy giảm mạnh và sự bất ổn của hệ thống ngân hàng.

Vào đầu và giữa năm 2022, Bộ Công an Việt Nam cho bắt một loạt đại gia bất động sản như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, cùng với đó là chính sách siết chặt tín dụng đã gây nên những tác động mạnh, làm thị trường bất động sản đóng băng. Tuy nhiên, việc thị trường bất động sản đóng băng thực chất là hậu quả của một thời gian dài phát triển nóng, “bong bóng” phình to và sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào. Ngành bất động sản đóng góp hơn 24% GDP nên nó có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

Sự sụp đổ của ngành bất động sản cũng bộc lộ ra những điểm chết người của nền kinh tế Việt Nam. Về luật pháp, các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng được phép sở hữu chéo lẫn nhau, khiến hệ thống tài chính bị lệ thuộc vào bất động sản. Sở hữu chéo cũng khiến cho nhiều ngân hàng trở thành sân sau của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp làm bậy, dối trá, lừa đảo, bất chấp hậu quả, rồi sau đó rũ bỏ trách nhiệm. Điển hình là mối quan hệ tay 3 giữa Vạn Thịnh Phát – Chứng khoán Tân Việt – Ngân hàng SCB.

Vì những mối quan hệ lằng nhằng này mà khi bất động sản đóng băng đã dẫn đến tình trạng sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán và việc hệ thống ngân hàng bị mất thanh khoản. Cũng vì những mối quan hệ này mà tình trạng nợ xấu ngân hàng trở nên tồi tệ.

Sự sụp đổ của bất động sản, ngân hàng và chứng khoán sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả nền kinh tế, vì vậy, Ngân hàng Nhà nước buộc phải ra tay “giải cứu”. Và tất nhiên, việc giải cứu này sẽ để lại những hậu quả lâu dài cho nền kinh tế.

Hình : Biểu đồ VNIndex trong năm 2022
  1. VinFast xuất khẩu xe sang Mỹ:

Cuối năm 2022, hãng xe điện VinFast thuộc Tập đoàn VinGroup đã xuất khẩu 999 chiếc xe đi Mỹ. Hoạt động này đáng lẽ ra sẽ có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thể xuất khẩu sản phẩm công nghệ, thay vì xuất khẩu tài nguyên hay chỉ gia công.

Tuy nhiên, do thói quen làm ăn cẩu thả và dối trá, “nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, sản phẩm của VinFast đã bị vạch trần là kém chất lượng, quảng cáo quá sự thật, giá cả cao khó cạnh tranh… Chưa kể, VinFast còn có vấn đề về sức khỏe tài chính. Cho nên, nhiều chuyên gia cho rằng, VinFast khó có thể thành công.

  1. Quan hệ Việt – Trung:

Ngay sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc, ông Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm chính thức Trung Quốc, và trở thành lãnh đạo đầu tiên đến Bắc Kinh chúc mừng ông Tập tái đắc cử nhiệm kỳ 3. Trong chuyến đi này, 13 thỏa thuận đã được ký kết và 2 bên đưa ra một bản “Tuyên bố chung”. Điểm đáng chú ý của “Tuyên bố chung” này là: 2 bên nhất trí “bàn bạc các biện pháp chung… không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương của mỗi bên; tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà 2 bên đều có thể chấp nhận được”. Tuy nhiên, lập trường và quan điểm của Trung Quốc và Việt Nam về Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vốn hoàn toàn trái ngược.

Tuy tiếp đãi ông Nguyễn Phú Trọng rất nồng hậu và đưa ra những lời tuyên bố có vẻ hữu hảo, nhưng Trung Quốc đã hoàn tất trang bị vũ khí tấn công hiện đại tại Trường Sa. Cuối năm 2022, Trung Quốc đã hoàn thành một phần việc xây dựng một số bãi đá ở Trường Sa, biến chúng trở thành những đảo nhân tạo. Hãng thông tấn Bloomberg đưa tin, Trung Quốc đã xây dựng ở bãi đá Ba Đầu, An Nhơn, Tri Lễ và Đá Én Đất.

Tú Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nát không thể nát hơn! Ai bao che cho Cục Đăng kiểm?

>>> Góc nhìn khác: Sau chuyến “chầu” Thiên Triều, Tổng “vung gươm” phang mầm “gần Tây xa Tàu”

>>> Ngọa hổ tàng long đến lúc hiện hình? Có tin Trần Lưu Quang chớp thời cơ đoạt quyền lực.

Mới nhảy qua mảng làm đường, Vượng Vin đã đuối vốn


Kasse animation 7.8.2023