Tượng đài, gạo cứu đói dịp Tết và những chỉ số kinh tế siêu đẹp

Link Video: https://youtu.be/50dELnZ3rwM

Ngày 29/12, Tổng Cục Thống kê đã công bố mức tăng trưởng GDP năm 2022 là 8,02%. Đây là một con số cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Bên cạnh đó, thặng dư thương mại đạt 11 tỷ USD, cùng với một loạt những con số tăng trưởng kinh tế là hàng loạt các chỉ số “đẹp như mơ” khác. Ví dụ như: ngành dịch vụ tăng 10%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 8%; nông lâm thủy hải sản tăng 11%; công nghiệp tăng 7,7%… Tóm lại ngành nào cũng toàn tăng trưởng.

Nhưng, lạm phát chỉ ở mức 3,15%; tỷ lệ thất nghiệp 2,32%. Tóm lại là tăng trưởng cao nhất và lạm phát thấp nhất khu vực.

Truyền thông nhà nước reo vang, giòn giã: kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi ngoạn mục!!!

Nhưng, chỉ trước đó 3 ngày, cũng chính truyền thông nhà nước lại đưa tin, hiện nay có 14 tỉnh đề nghị xuất cấp 15.400 tấn gạo trong kho hàng dự trữ quốc gia để cứu đói cho dân trong dịp Tết Nguyên đán 2023 sắp tới. Ngày 26/12, ông Phạm Việt Hà – Vụ trưởng Vụ Quản lý hàng dự trữ, thuộc Tổng Cục dự trữ nhà nước – đã cho báo chí biết thông tin trên trong một cuộc họp báo.

Hình: Một bài báo nói về việc 14 tỉnh xin gạo cứu trợ Tết 2023

Nếu kinh tế đã phục hồi ngoạn mục, tại sao lại có nhiều tỉnh xin hỗ trợ gạo đến thế!

Cần nhớ, trước đại dịch, Tết 2019 chỉ có 3 tỉnh xin hỗ trợ gạo. Trong đại dịch Tết 2020 có 6 tỉnh xin hỗ trợ, Tết 2021 có 13 tỉnh xin hỗ trợ và Tết 2022 có 8 tỉnh xin hỗ trợ.

Ông Phạm Việt Hà cho biết, 14 tỉnh xin xuất cấp gạo cho dân thiếu đói, gồm: Ninh Thuận, Sóc Trăng, Cao Bằng, Nghệ An, Trà Vinh, Tuyên Quang, Đắk Nông, Đắk Lăk, Quảng Bình, Bạc Liêu, Gia Lai, Bắc Kạn, Bình Phước, Quảng Ngãi. Đáng ngạc nhiên là trong số 14 tỉnh này, có những tỉnh thuộc vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu.

Trong số 14 tỉnh kể trên, nhiều tỉnh từng vung tiền xây những khu tượng đài rất to, rất rộng, đầu tư ở mức từ hàng chục đến hàng trăm tỷ, có tượng đài lên đến nghìn tỷ. Tuy đa số những tỉnh xin trợ cấp gạo đều là những tỉnh nghèo, vậy mà họ vẫn không tiếc mà bỏ ra những số tiền rất lớn để xây tượng đài. Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch từng tiết lộ, có hơn 400 tượng đài do các cấp từ Trung ương đến các tỉnh, huyện đầu tư, quản lý.

Kể sơ qua một số tượng đài đã được xây dựng ở những tỉnh này, có thể thấy: Ninh Thuận có tượng đài chiến thắng 24 tỷ; Sóc Trăng xây dựng tượng nhà nông học Lương Đình Của gần chục tỷ; Nghệ An xây tượng Lenin cũng gần chục tỷ; Đắk Nông có tượng đài N’Trang Lơng 167 tỷ… Người dân vẫn luôn thắc mắc, tại sao không để những đồng tiền đó để cứu đói cho dân?

Hình: Mội tượng đài nghìn tỷ đang xây dựng dang dở

Tuy nhiên, theo thường lệ, không năm nào gạo cứu đói lại có thể đến tay người dân trọn vẹn. Năm nào, kỳ nào cũng vậy, gạo cứu đói thường bị các quan địa phương lạm dụng. Họ xem gạo đó như là của chính mình bỏ ra mà ban phát ân huệ; hoặc ăn bớt, ăn xét phần phần phát ra cho dân; hoặc đem bán, đem làm thức ăn gia súc…

Tết Nguyên Đán năm 2020, một số viên chức ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã ăn chặn, bớt xén gạo hỗ trợ, cứu đói cho dân. Theo tố cáo, nhiều hộ dân có tên trong danh sách phê duyệt được nhận trợ cấp nhưng không được nhận gạo. Một số hộ khác thì được nhận nhưng không đủ số lượng được cấp. Rất nhiều hộ dân không nhận được gạo nhưng vẫn có chữ ký nhận đủ số gạo.

Cũng năm 2020, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Thành Thượng, xã Tân Thành, huyện Thường Xuân – ông Vi Ngọc Tuấn – đã chiếm đoạt 5 tấn gạo trợ cấp trồng rừng của người dân. Toàn bộ số gạo này, ông Tuấn dùng để nấu rượu, cho người thân và đem bán.

Năm nay, liệu gạo cứu trợ Tết 2023 có đến được tay dân hay không?

Chính quyền đang làm quá nhiều điều khuất tất và tự họ bộc lộ ra những mâu thuẫn, hay nói cách khác là họ đang phơi lưng cho dân xem. Bởi sự suy thoái kinh tế quá rõ ràng, không thể che dấu và chính báo chí cũng đã nói đi nói lại điều này suốt nhiều tháng qua. Nhưng đến cuối năm lại công bố những con số “đẹp như mơ” bên cạnh sự thiếu đói của nhiều triệu con người.

Vậy kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng hay suy thoái?

Hình: Mội tượng đài nghìn tỷ đang xây dựng dang dở

Chúc Anh – Thoibao.de 

>>> Tô Lâm cùng Nguyễn Văn Nên làm việc với Công an TP. HCM, Sài Gòn sắp “bùm” vụ gì?

>>> “Ngày phán xét” đã lên lịch, 2 thanh củi gộc chờ ngày đốn

>>> Tăng cường biệt phái viên cho các trung tâm đăng kiểm sau khi đóng cửa 9 trung tâm do vi phạm, còn bao nhiêu cây kim chưa lòi ra?

Lo ngại “thẻ đỏ”, Chính phủ Việt Nam ra yêu cầu chấm dứt tình trạng khai thác cá bất hợp pháp trước ngày 31/3/2023


Kasse animation 7.8.2023