Ngân hàng Nhà nước mua đô la để tăng dự trữ ngoại hối và những chỉ số kinh tế cuối năm

Link Video: https://youtu.be/JAcblQSZ7qc

Ngân hàng Nhà nước đã cho biết trong cuộc họp báo ngày 27/12 rằng, họ đang nỗ lực thu mua đô la để tăng cường dự trữ ngoại hối.

Nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã suy giảm trầm trọng, sau khi Ngân hàng Nhà nước buộc phải bán ra một lượng lớn ngoại tệ nhằm hỗ trợ tiền Việt Nam đồng, từ đầu năm nay.

Tuy Ngân hàng Nhà nước không công bố, nhưng các nhà phân tích ước tính rằng, họ đã bán ra khoảng hơn 20 tỷ đô la vào những tháng từ đầu năm đến giữa năm 2022. Ở thời điểm đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam buộc phải bán USD ra thị trường để kìm hãm tỷ giá.

Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết trong cuộc họp báo rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh và thặng dư thương mại lớn trong năm nay đã giúp làm chậm lại đà suy yếu của tiền đồng Việt Nam. Ông Tú cho rằng, đây là những tín hiệu tích cực cho phép Ngân hàng Nhà nước mua vào đô la để tăng dự trữ ngoại hối.

Hình: VOA đưa tin về việc Ngân hàng Nhà nước thu mua đô la

Những thông tin mà ông Đào Minh Tú đưa ra khiến những người theo dõi tình hình kinh tế xã hội Việt Nam phải kinh ngạc. Bởi trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam đang ở vào giai đoạn suy thoái chưa từng có, kể từ năm 2000 đến nay.

Hiện nay, đại đa số các doanh nghiệp xuất khẩu đều bị mất đơn hàng và phải ngừng sản xuất, bao gồm các ngành hàng như thủy hải sản, may mặc, giày da, điện tử… là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việc mất đơn hàng và thiếu vốn trầm trọng đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm giờ làm việc. Hàng trăm ngàn công nhân thất nghiệp hoặc làm việc cầm chừng, người dân phải nghỉ Tết sớm trong nỗi lo không có tiền cho những khoản chi tiêu cuối năm. Chính báo chí trong nước cũng liên tục đưa tin về những vấn đề này trong suốt mấy tháng qua, và những diễn biến trong đời sống xã hội mọi người dân đều có thể cảm nhận được.

Nhưng kỳ lạ thay, đùng một cái, số liệu thống kê cuối năm vô cùng đẹp đẽ, vô cùng hứng khởi. Kim ngạch xuất khẩu cao vút, đạt 342 tỷ, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử cao ngất ngưởng, cao nhất trong các ngành hàng xuất khẩu. Thặng dư thương mại lên đến 10,68 tỷ đô, cao hơn mức năm ngoái là 4 tỷ đô. Những con số này làm người dân cứ mắt tròn, mắt dẹt nhìn nhau, không biết đâu thật, đâu giả.

Nhưng vẫn chưa hết, suốt gần 1 năm trời Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng, gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng và khủng hoảng vốn cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vậy mà đùng một cái, vào cuối năm, Ngân hàng Nhà nước lại cho biết, hoạt động cho vay tính đến ngày 21/12 tăng 12,87% so với năm ngoái. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đến 1 tháng mà hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng vọt, điều này thật khiến người ta khiếp sợ. Vì khi giải ngân gấp rút như vậy, ai bảo đảm được những khoản cho vay kia sẽ an toàn, hay chúng lại trở thành bom nợ xấu trong tương lai?

Hình: Biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu theo từng ngành hàng

Ông Đào Minh Tú cũng cho biết rằng, tỷ lệ lạm phát ở dưới mức 4% và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã được kiểm soát. Điều này là hoàn toàn không thể, bởi vì, tuy Việt Nam không có tổ chức độc lập để tính toán một cách khách quan, nhưng trong sinh hoạt hàng ngày, người dân hoàn toàn cảm nhận được, khi từ bó rau cho đến những mặt hàng tiêu dùng khác đều có giá tăng gấp vài lần. Còn về nợ xấu, thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng, làm sao các ngân hàng có thể giải quyết được những tài sản thế chấp giá vài chục, vài trăm tỷ mà họ đã rao bán suốt mấy lâu nay? Như vậy, làm sao giải quyết được nợ xấu?

Ông Tú còn cho biết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự kiến sẽ tăng đến 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm ngoái. Điều này thì có thể tin được, bởi vì các doanh nghiệp FDI đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, do lo sợ tình hình dịch bệnh và chính trị bất ổn. Có thể, một trong các điểm đến mà họ lựa chọn là Việt nam.

Một số chuyên gia cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước thu mua ngoại tệ, đồng nghĩa với việc bơm tiền đồng ra thị trường, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Có lẽ, đây mới là lý do chính để Ngân hàng Nhà nước gấp rút thu mua ngoại tệ vào thời điểm này.

Hình: Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tú Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Sốc! Ăn đậm hưởng án nhẹ được dùng làm “tấm gương giáo dục”, xã hội thời mạt pháp

>>> Dự trữ xăng dầu quốc gia chỉ đủ dùng 7 ngày, an ninh năng lượng có được bảo đảm?

>>> Phản bội khách hàng tiên phong, VinFast đang tự thít cổ chính mình

VF8 đưa khách hàng vào thế nguy hiểm, “VinFast hãy chấm dứt” bán hàng lỗi!


Kasse animation 7.8.2023