Số phận cổ phiếu VIC của VinGroup thăng trầm theo truyền thông. Cái giá phải trả cho sự thiếu trung thực

Link Video: https://youtu.be/745FRqkVb8g

Theo dõi giá cổ phiếu VIC của VinGroup trong gần một tháng qua, có thể nhận thấy một sự thú vị khi đối chiếu những đợt tăng giảm giá cổ phiếu, với những thăng trầm theo dòng của truyền thông về VinFast. Vậy mới hiểu, tại sao ông Phạm Nhật Vượng lại sẵn sàng tung ra hàng triệu đô la cho những màn phô diễn hoành tráng. Thế nhưng, ông Vượng lại tính sai một nước cờ. Bởi ông không ngờ rằng, bọn mũi lõ lại bố láo, bao cho nó ăn ở, tiệc tùng thịnh soạn, vậy mà vừa rời ra là bọn nó đã tẩn ông bôm bốp, hết thằng này đến thằng khác, chả biết nể mặt là gì. Cay thật.

Những ngày qua, khi VinFast được tung hô, được bốc lên tận mây xanh qua những màn PR hoành tráng, thì giá của VIC cũng tăng theo. Nhưng khi VinFast bị bóc phốt, thì ngay lập tức, giá của VIC cũng trượt dài theo. Chúng ta cùng điểm qua từng mốc thời gian để thấy rõ sự thăng trầm này.

Trước khi lễ xuất quân rầm rộ của 999 chiếc ô tô điện VF8 diễn ra ở Hải phòng, có thể thấy, giá của VIC cũng như những cổ phiếu bất động sản khác, dao động liên tục, có sắc xanh và cũng có sắc đỏ, nhưng theo chiều hướng chung là đi xuống. Giai đoạn này, giá của VIC đã lập đáy là 49.700đ vào ngày 8/11.

Đến ngày 24/11, một ngày trước lễ xuất khẩu của VF8, khi thông tin về buổi lễ này tràn lan trên báo chí trong nước và mạng xã hội với những lời tâng bốc, tung hô ngút trời, giá của VIC quay đầu đi lên. Ngày 24, VIC tăng 1,3 điểm và ngày 25, VIC tăng 4,40 điểm. Chuỗi tăng liên tục này kéo dài đến ngày 30/11. Trong giai đoạn này, VIC tăng từ 60.000đ vào đầu phiên ngày 24/11 đến 69.900đ khi chốt phiên ngày 30/11.

Hình: Những chiếc xe VF8 trong ngày lễ xuất khẩu hoành tráng ở Hải Phòng

Sau đó, trên mạng Facebook bắt đầu lan truyền những ý kiến của một số Việt Kiều ở Mỹ, cho rằng, VinFast sẽ khó bán ở Mỹ vì không mua được bảo hiểm và không nhận được những ưu đãi của Chính phủ Mỹ như xe Tesla. Vậy là VIC bắt đầu dao động. Ngày 1/12, VIC giảm 3,6 điểm nhưng sang ngày 2/12 lại tăng 2,8 điểm.

Nhưng số phận của VIC không yên ổn, bởi vì ngày 4/12, một video được đăng tải trên kênh Youtube của Tom Peng nói về các lỗi của VF8. Cú tát này làm VIC chúi ngay đầu xuống giảm giảm 0,7 điểm vào ngày 55/12. Tuy nhiên, sắc xanh và sắc đỏ vẫn đan xen nhau cho đến ngày 7/12, và xu hướng chung của giai đoạn này là đi lên.

Ngày 7/12 là ngày đầu tiên VIC trở lại mốc trên 70.000đ sau 5 tháng, chốt phiên, VIC đạt 71.200đ. Mà ngày 7/12 cũng là ngày mà VinFast công bố nộp hồ sơ lên Ủy ban giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC), để chuẩn bị phát hành trái phiếu ra thị trường Mỹ.

Nhưng ngay sau đó, trái với kỳ vọng, sang ngày 8/12, tuy giá của VIC có lúc đã kéo lên đến 74.500đ, nhưng rồi vẫn quay đầu giảm điểm, và giảm liên tục cho đến ngày 20/12. Tính đến ngày 20/12, VIC đã giảm liên tục 9 phiên, chốt phiên ngày 20/12 chỉ còn 55.900đ. Bởi vì, giai đoạn này xuất hiện những bài báo ở Mỹ phân tích về vốn, nợ và lỗ của VinFast. Những phân tích này cho thấy, tài chính của VinFast có vấn đề và khó có thể trụ vững trên đất Mỹ.

Hình: Giá cổ phiếu VIC thăng trầm theo truyền thông về VinFast

Nhưng những cú tát liên hoàn khiến VIC knock-out bắt đầu vào ngày 13/12. Ngày đó, báo Mỹ tung ra 2 bài viết bóc phốt VinFast. Bài trên trang dot.LA của tác giả David Shultz đề cập đến việc VinFast gửi email vào ngày 29/11, gửi đến những người đã đặt cọc mua xe. Nội dung email này thông báo rằng, xe VF8 trong lô xuất khẩu đầu tiên là bản City Edition, có tầm xe chạy là 180 dặm (290 km), thay vì 260-292 dặm như đã quảng cáo. Ông Shultz đặt câu hỏi là, liệu VinFast có lừa dối người đã đặt cọc mua xe hay không?

Một bài khác trên trang MotorTrend của tác giả Christian Seabaugh. Bài này đặt câu hỏi: “180 dặm có giá 55.000 USD: Liệu chiếc SUV VinFast VF8 2023 có chen chân vào nước Mỹ được không?”. Tác giả Seabaugh nhận định, mức giá này là “viên thuốc khó nuốt” đối với những người đặt cọc mua xe VinFast.

Rồi liên tục từ đó đến nay, báo Mỹ liên tiếp đăng tải những nhận xét tiêu cực về VF8. Nặng ký nhất là bài của tác giả Kevin Williams đăng trên trang Jalopnik.com kể về chuyến đi của tác giả đến nhà máy sản xuất của VinFast ở Hải Phòng và thăm các cơ sở khác của VinGroup. Sự lố lăng hợm hĩnh của VinGroup đã phải trả giá.

Đồng hành cùng sự vỡ trân truyền thông của VinFast là giá của VIC liên tục giảm. Trang chuyên về chứng khoán vn.investing.com, ngày 19/12 có bài viết, “Cổ phiếu VIC giảm phiên thứ 8 liên tiếp, vốn hóa “bốc hơi” 56.000 tỷ đồng, mất khoảng 20,6% so với đỉnh ngày 8/12.

Một người rất giỏi chiêu trò như ông Phạm Nhật Vượng liệu có thể tung ra được chiêu gì mới để đáp lại truyền thông Mỹ hay không? Liệu VinGroup có để quay đầu đứng dậy mọt lần nữa hay không? Chúng ta hãy cùng chờ xem “tài năng” của vị tỷ phú số một Việt Nam trong thời gian tới.

Hình: Báo chí Mỹ liên tục chê xe VF8 và cách làm ăn của VinFast

Nguyễn Trí – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Dẫm lên vết xe đổ của Phùng Xuân Nhạ, sự nghiệp chính trị của Nguyễn Kim Sơn đi vào ngõ cụt

>>> Vinfast VF8, phiên bản lỗi vẫn lấy lòng người Việt, vì sao?

>>> Xuất khẩu lao động – chương trình bán rẻ sức lao động và nhân phẩm. Chính phủ vì dân ở đâu khi con dân gặp vấn đề?

Lâm lên kế hoạch “gắn thêm cánh” để bắt “chim bay”


Kasse animation 7.8.2023