Bài toán bất động sản làm Chính phủ rối như “gà mắc tóc”

Link Video: https://youtu.be/R190KiHyPVM

Bong bóng bất động sản đã vỡ từ mấy tháng này, thị trường sụp đổ, đóng băng, nhiều doanh nghiệp đang hụt vốn… Những điều này đã được báo chí và mạng xã hội nhắc đi nhắc lại nhiều tháng nay. Việc thị trường bất động sản vỡ bong bóng không phải chuyện mới và cũng không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam. Nhưng vấn đề của lần có vẻ nghiêm trọng hơn đã từng xảy ra trước đây vì đồng thời với bong bóng bất động sản, còn có vấn đề trái phiếu và sự bất ổn của hệ thống ngân hàng.

Câu hỏi đặt ra là, “cứu” hay “không cứu” bất động sản?

Có vẻ như Chính phủ chọn “không cứu”.

Ngày 3/12, một loạt báo ra bài kiểu như “Để thị trường bất động sản tự tan băng”. Nội dung các bài báo này cho biết, “Thủ tướng vừa lập Tổ công tác tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp thực hiện các dự án bất động sản” và không đề cập gì đến việc bơm tiền giải cứu, cho dù bất động sản chiếm đến 11% GDP.

Những bài báo này chỉ ra nguyên nhân thực tế cũng thị trường bất động sản lúc này là “không bán được hàng”, chứ không phải vì chính sách “siết tín dụng”. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ là nguyên nhân trực tiếp chứ không phải nguyên nhân sâu xa của vấn đề bất động sản. Chỉ khi nào thẳng thắn chỉ ra được nguyên nhân gốc rễ thực sự, thì lúc đó mới có thể đưa ra được các giải pháp triệt để.

Hình: Nhiệm vụ của Tổ công tác Chính phủ

Bài báo này còn tự tin đưa ra nhận định: “Sự sụp đổ của thị trường bất động sản chắc chắn không kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế” khi so sánh với những lần say thoái của thị trường Mỹ và Thái Lan. Tuy nhiên, họ đã quên rằng, nền kinh tế của các nước khác có nền tảng vững chắc từ sản xuất và dịch vụ chứ không phụ thuộc quá nhiều vào bất động sản như Việt Nam. Mỹ là một nền công nghiệp mạnh hàng đầu thế giới. Thái Lan là một quốc gia du lịch rất phát triển. Như vậy, khi bong bóng bất động sản vỡ, nó chỉ ảnh hưởng phần nào đến thị trường tiền tệ, thậm chí có thể làm phá sản một vài ngân hàng, chứ nó không thể làm sụp đổ nền kinh tế.

Câu chuyện Việt Nam lại rất khác.

Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế bất bình thường dựa vào các mối quan hệ chằng chịt giữa các đại gia và quan chức. Quan chức chính quyền, dù ở cấp nhỏ nhất là phường, xã, thì ngay sau khi lên chức đã lập tức xây dựng “sân sau” cho mình. Quan chức càng to thì “sân sau” càng lớn. Những doanh nghiệp làm ăn chân chính nhưng không có mối quan hệ với chính trường thì sẽ bị gây khó dễ, bị “ép” cho đến mức phải thu hẹp hoặc từ bỏ. Ở trong mớ bòng bong này, các doanh nghiệp cứ việc tự nhiên làm điều mình muốn, vì đã có ô dù bảo kê, cho dù đó là những cách làm phạm pháp như tham nhũng, lừa đảo, kích giá ảo…

Với nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, không phải họ không biết các công ty bất động sản làm ăn gian dối, nhưng họ tin tưởng vào ô dù phía sau của doanh nghiệp, vào sức mạnh quyền lực của doanh nghiệp. Họ chấp nhận “bị lừa” để rồi tiếp tục lừa dối người khác, bơm thổi giá cả kiếm lời. Người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở thì không đủ khả năng để mua. Do đó, các khu dự án chỉ toàn mua đi bán lại chứ không có mấy người vào ở. Điều này đã diễn ra tràn lan trong một thời gian dài, ai cũng hiểu nhưng chẳng ai dám nói. Cho đến ngày ông Tổng ra tay… thì mọi thứ nhanh chóng nát bét.

Hình; Mối quan hệ chằng chịt giữa quan chức và đại gia đã tạo nên những dự án ảo, đô thị ma

Bài toán này đúng là quá nan giải cho Chính phủ của ông Chính. Nếu “giải cứu”, cứ tiếp tục bơm tiền trong khi đã bơm hàng trăm tỷ từ đầu năm đến nay, thì không thể ngăn được lạm phát tiếp tục tăng cao, điều này cũng rất nguy hiểm cho nền kinh tế và xã hội. Hơn nữa, cách “giải cứu” là một hình thức dung dưỡng cho những sai trái, người làm sai không tổn hại gì và cứ tiếp tục làm sai, tiếp tục gian dối gây kiệt quệ cho nền kinh tế và tạo ra những bất ổn xã hội.

Bình luận trên mạng xã hội về việc giải cứu bất động sản, một nick ẩn danh viết: “Giải cứu bất động sản chẳng khác nào trả nợ cho con bạc, trả xong, nó không biết sai mà sửa đâu, nó lại báo tiếp mà thôi”.

Nếu “không giải cứu”, để các doanh nghiệp bất động sản “tự sinh, tự diệt” thì hệ luỵ của nó sẽ lan sang ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, nghĩa là làm sụp đổ thị trường tài chính. Một khi ngân hàng suỵ đổ thì hệ luỵ của nó tác động đến xã hội như thế nào khó mà hình dung được.

Tóm lại, “cứu” cũng chết mà “không cứu” cũng nguy, Chính phủ của ông Chính đang rối như “gà mắc tóc” để giải bài toán này. Liệu họ có cứu được nền kinh tế hay không?

 Kim Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Xoá bỏ tổ dân phố, cạn tiền nên đuổi bớt tay sai

>>> F88 – Công ty tài chính hay tín dụng đen có bảo kê

>>> Hổ thật ở Việt Nam bị biến thành hổ giấy tại Mỹ, VinFast của ông Vượng bế tắc ở xứ cờ hoa

Ngành Ngoại giao bốc cháy, hàng loạt đại sứ xộ khám, nhà Bùi Thanh Sơn và Phạm Bình Minh bao giờ bén lửa?


Kasse animation 7.8.2023