Link Video: https://youtu.be/CPtzjSoEWe4
Như thoibao.de đã đánh giá, theo dụ tính của ông Tổng là sẽ cảnh cáo Phạm Bình Minh phó thủ tướng thường trực do liên quan đến chuyến bay giải cứu. Tuy nhiên ngày 14/7 là lúc mà Bộ Công An chỉ kết luận đến mức ông cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao thiếu trách nhiệm chứ chưa có dấu hiệu nào về nhận hối lộ và làm trái. Cho đến giờ, thoibao.de vẫn chưa thể nắm được kết quả điều tra của ông Tô Lâm như thế nào, nhưng biết chắc chắn, Phạm Bình Minh có thể bị Bộ Chính Trị thay đổi mức kỷ luật nếu Công an điều tra ra được những tình tiết mới. Số phận của Phạm Bình Minh cũng đang treo lơ lửng, không có gì đảm bảo rằng, Phạm Bình Minh không ngồi tù.
Hiện nay cứ mỗi lần ông Tô Lâm ra tay bắt người liên quan đến Cục Lãnh Sự Bộ Ngoại Giao thì ông Phạm Bình Minh “tim đập chân run”, không biết ông Tô Anh Dũng, người từng là cấp phó cho Phạm Bình Minh đã dính chàm nghiêm trọng. Không biết cấp phó trong tù sẽ khai ra những gì nên ông Phạm Bình Minh không thể không lo sợ. Chỉ cần có tình tiết mới liên quan đến cấp trưởng thì xem như sự nghiệp chính trị của Phạm Bình Minh đứt gánh giữa đường.
Trong vụ bắt bớ đợt hai này có tổng cộng là 6 người, tuy nhiên hướng điều tra lên trên từ Tô Anh Dũng vẫn đang chưa có động tĩnh gì. Chưa có động tĩnh không có nghĩa là bình yên, đôi khi chưa tới lúc bắt người nên ông Lâm chưa ra tay. Việc bắt một ủy viên Bộ Chính Trị qua rất nhiều phức tạp, việc bắt bớ chỉ là khâu cuối cùng. Hãy xem thủ tục bắt một Ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng là biết.
Với ủy Viên Trung ương Đảng thì việc bắt vốn đã phức tạp, còn với Ủy viên Vộ Chính Trị còn phức tạp hơn. Ông Đinh La Thăng bị cách chức sau đó bị khai trừ ra khỏi Bộ Chính Trị. Khai trừ khỏi Bộ Chính Trị nhưng vẫn còn Ủy viên Trung ương Đảng. Sau khi bị khai trừ đảng thì Công an mới vào cuộc. Cho nên nếu ông Tô Lâm có điều tra ra những tội chứng mới của ông Phạm Bình Minh thì ông Tô Lâm không được bắt mà giao hồ sơ điều tra cho ông Nguyễn Phú Trọng có cách xử lý về mặt Đảng, nếu ông Trọng ém hồ sơ thì xem như ông Tô Lâm không có quyền bắt người, nhưng nếu ông Nguyễn Phú Trọng dùng hồ sơ đó kỷ luật ông Phạm Bình Minh thì Tô Lâm vẫn chưa được phép bắt người, chỉ khi nào ông Trọng cho phép bắt thì ông Tô Lâm mới dám bắt. Đó là thủ tục phức tại để khởi tố một Ủy viên Bộ Chính Trị.
Cục Lãnh Sự Bộ Ngoại Giao đang dần nổi lên là một chuyên án lớn, bắt rất nhiều người và đang lan rộng sang các bộ khác. Cũng giống như mọi vụ án khác, vụ án Cục Lãnh Sự cũng bắt đầu từ những quan chức cấp thấp, cấp cơ sở rồi sau đó mới thổi bay các quan chức ở cấp cao hơn. Trước khi bắt ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh thì ông Trọng đã cho Tô Lâm bắt hơn 40 người ở cấp địa phương liên quan đến vụ án. Đó là cách làm án quen thuộc của ông Trọng.
Vụ án nào cũng vậy, ban đầu là lan rộng, sau đó mới leo cao hốt những nhân vật lớn. Vụ án Cục Lãnh Sự đang lan rộng, cho nên Phạm Bình Minh không thể ăn ngon ngủ yên được. Mỗi lần báo chí đăng tin về bắt bớ thì đó là một bước tiến mới của vụ án tiến gần nhà ông Phó thủ tướng thường trực.
Vụ án Việt Á khi mới bắt đầu, không ai nghĩ nó thổi bay ghế ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long, nhưng rồi nó cũng diễn ra. Thậm chí hiện nay vụ Việt Á còn đang đe dọa chiếc ghế Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc. Đấy là lời cảnh báo cho Phạm Bình Minh.
Chiến dịch thổi bay sự nghiệp chính trị của Phạm Bình Minh chỉ mới bắt đầu, ông Phạm Bình Minh phải lo gia cố nhà cửa, lo sửa san nóc nhà chính trị cho vững, nếu không “cơn bão” này sẽ ập tới và thôur bay nóc nhà của ông trong sự bất lực. Sự nghiệp chính trị của Phạm Bình Minh đang bị đe dọa, hãy đợi xem.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đập Vietnam Airlines, quật Quyễn Văn Thể, Phạm Bình Minh có thể tróc gốc?
>>> Đế chế ông Trần Đại Quang đang trỗi dậy, liên minh tay ba của Trần Quốc Tỏ từng bước củng cố?
Sóng thần “bay giải cứu” ập đến cuốn bay 6 người, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Công an dính hết