Moscow hết tiền – Putin chứng kiến nước Nga sắp phá sản

Link Video: https://youtu.be/lC3X-wCNYl0

Về mặt kinh tế, Nga đang ở vực sâu.

Cơ quan đánh giá Fitch của Mỹ cho rằng Putin không trả công nợ quốc gia được nữa. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998, các chuyên gia cảnh báo rằng việc không trả được nợ „ở ngay phía trước“. Đối với Fitch, trái phiếu chính phủ Nga chẳng khác gì giấy lộn.

Ngay cả ông Marcel Fratzscher, nhà kinh tế học hàng đầu của Đức, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) cũng cho rằng rất có thể nước Nga sẽ phá sản trong những tháng tới. Bởi vì, do lệnh trừng phạt của phương Tây, ngân hàng trung ương không thể tiếp cận nguồn ngoại tệ của mình ở  nước ngoài nữa (khoảng 630 tỉ Euro). Điều đó có nghĩa là Putin hầu như không thể ngăn chặn được sự phá giá của đồng Rubel. Như vậy, công nợ bằng ngoại tệ sẽ ngày càng đắt đỏ đối với Cremlin.

Vì „Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ucraina“, như cách gọi của Cremlin, đồng Rubel giờ đây đã suy giảm mạnh (nguyên văn: mềm như bơ). Hiện tại, một Euro có giá trị bằng 149 Rubel so với 85 Rubel cách đây một tháng. Sức mua của người Nga giảm mạnh.

Thế còn Putin? Phản ứng ngày càng tuyệt vọng hơn!

Từ hôm nay cho tới ngày 9/9, người Nga không được phép mua ngoại tệ ở ngân hàng nữa. Ai còn có ngoại tệ trong tài khoản chỉ được phép rút ra tối đa là 10.000 Dollar. Số tiền còn lại được trả bằng Rubel. Ở nhiều máy ATM không còn Dollar và Euro nữa.

Từ một tuần nay, thị trường chứng khoán Moskva lặng im như chết. Putin đã cấm buôn bán chứng khoán, nhằm ngăn cản giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Nga bị sụt giảm.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố tấn công Ukraine hôm 24.2.2022

Người Nga mua tích trữ thực phẩm

Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất chủ đạo từ 9,5 lên 20% nhằm hỗ trợ cho đồng Rubel. Nhưng vô ích, hầu hết giá cả ở Nga đã tăng lên hơn một phần ba. Ở siêu thị, các giá hàng trống rỗng, giá cả thì tăng lên. Người Nga mua tích trữ đường, bột, kiều mạch, dầu và đồ hộp. Sữa, phó mát, sữa chua và ngay cả Smetana, thường sử dụng cho các món ăn Borschtsch và Soljanka cũng trở nên khan hiếm.

Người Nga mua tích trữ thực phẩm khi họ còn kiếm được tiền. Trong vòng vài tuần, tỉ lệ người thất nghiệp đã tăng gấp đôi từ gần 5% lên 10%, một số chuyên gia thậm chí còn nói tới 15%.

Bởi vì ở nhiều nhà máy, dây chuyền ngừng hoạt động do không còn nguồn cung ứng từ nước ngoài. Nhà máy xe Lada đứng trước việc ngừng sản xuất, hãng VW không sản xuất nữa, các hãng dược phẩm thiếu các sản phẩm và thành phần sơ chế từ Đức và Mỹ. Volvo đã đóng cửa. H&M, Louis Vuitton, Hermes, Chanel, Mercedes, MAN, Posche, Suzuki, Honda và Mazda và Toyota, tất cả đã dời đi và đóng cửa.

Một bộ phần ngành công nghiệp dầu mỏ cũng đứng trước bờ vực sụp đổ

Theo các nhà quản lý phương Tây, ngay cả một bộ phận khai thác dầu mỏ và khí đốt cũng đứng trước bờ vực sụp đổ. Nguyên do là Nga phụ thuộc vào kỹ thuật phương Tây, không tự mình đầu tư vào công nghệ khai thác. Nhiều nguồn dầu mỏ đang ở giai đoạn khai thác thứ hai. Dưới thời Xô viết, chúng không được khai thác hết tới khu vực sâu. Nhờ kỹ thuật của Mỹ và Đức, họ khai thác được sâu hơn. Một nhà quản lý Đức ở Moskva nhận xét: „Nếu kỹ thuật này mất đi do lệnh trừng phạt thì ảnh hưởng tới một bộ phận quan trọng của các khu vực khai thác“.

Trung Khoa – Thoibao.de tổng hợp

#StandWithUkraine #RussianAggression

https://www.bild.de/politik/ausland/politik-ausland/russlands-krieg-gegen-die-ukraine-putin-steht-vor-der-staatspleite-79394968.bild.html

Kasse animation 7.8.2023