Chuyên gia: Chiến tranh Nga-Ukraine có thể khiến Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông

Link Video: https://youtu.be/YqFIikRcEqw

Giáo sư Carlyle Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm phân tích ảnh hưởng của một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng giữa Nga và Ukraine đến quốc gia Đông Nam Á.

Mặc dù nằm cách xa lục địa Châu Âu, tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia người Úc thì Việt Nam sẽ gánh chịu hậu quả tai hại một khi chiến tranh giữa hai nước thuộc Liên Xô cũ xảy ra.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, Giáo sư Carlyle Thayer bình luận rằng cuộc xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo hai khía cạnh, kinh tế và an ninh.

Về khía cạnh kinh tế, vị giáo sư từ trường đại học New South Wale cho rằng chương trình phát triển kinh tế của chính phủ ông Phạm Minh Chính sẽ rất có thể bị “trật bánh”, một khi chiến tranh nổ ra, ông nói thêm:

Chúng ta đang nói đến khả năng về một cuộc xung đột giữa những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với Hoa Kỳ và Châu Âu liên minh chống lại Nga, và nếu Trung Quốc quyết định ủng hộ Nga thì chắc sẽ dẫn đến thảm hoạ.

Và với Việt Nam thì đó là viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế, an ninh, và sự ổn định toàn cầu. Nếu những điều đó bị gián đoạn thì sẽ làm trật bánh chiến lược kinh tế của Việt Nam, cụ thể là tham vọng đưa nước này trở thành quốc gia có thu nhập cao hơn.”

Nguyên nhân của việc này theo giáo sư Thayer là vì nếu Nga xâm lược Ukraine thì sẽ bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề, bất cứ nước nào làm ăn với Nga sẽ đều bị cấm vận lây, do vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và xứ sở bạch dương.

Và nếu ông Tập Cận Bình quyết định sát cánh với Putin trong cuộc đối đầu với phương Tây thì thiệt hại mà Việt Nam phải hứng chịu sẽ còn nặng nề hơn nữa, vì nền kinh tế toàn cầu sẽ bị đảo lộn, mà nước này lại phụ thuộc vào việc xuất và nhập khẩu, cũng như sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài khía cạnh kinh tế, Việt Nam cũng sẽ phải đối diện với thách thức về mặt an ninh một khi chiến tranh nổ ra ở Châu Âu, theo giáo sư Carlyle Thayer.

Nếu một cuộc khủng hoảng xảy ra ở Ukraine, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai và đạt được nhiều hơn những điều mà họ muốn.

Tuy nhiên, liệu Trung Quốc có muốn mở một cuộc tấn công trên Biển Đông hay không, hay là họ sẽ cho Việt Nam thấy sự thay đổi về mặt tình hình thực tế, khi mà Hoa Kỳ sẽ không thể đóng vai trò quyết định ở khu vực nữa vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, hay nói cách khác là Việt Nam sẽ không thể dựa vào Mỹ để đối phó với Trung Quốc.

Ảnh: TQ đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động ở Biển đông hồi năm 2014

Nếu vậy thì Việt Nam sẽ phải nhượng bộ thêm và để Trung Quốc làm chủ tình hình, cũng như tránh đối đầu.”

Mặc dù chính quyền của Tổng thống Biden vừa mới công bố Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mới, trong đó nhắm đến việc củng cố an ninh ở khu vực, và vận dụng mọi nguồn lực để răn đe các động thái hung hăng cũng như chống lại các nỗ lực đe doạ đến hoà bình và sự ổn định ở khu vực.

Trong chiến lược này thì Trung Quốc được cho là đối tượng chính mà Hoa Kỳ nhắm đến.

Tuy nhiên, Giáo sư Thayer cho rằng một cuộc chiến tranh ở Châu Âu sẽ trì hoãn việc triển khai chiến lược này, và sẽ khiến các nỗ lực tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bị ảnh hưởng.

Về phần Chính phủ Việt Nam, chuyên gia người Úc cho rằng lựa chọn là rất hạn chế trong việc tiếp cận cuộc khủng hoảng ở Đông Âu, ông nói:

Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ chọn cách kêu gọi đối thoại và thiết lập hoà bình, và vì lợi ích của mình nên Việt Nam sẽ không chỉ trích Nga.

Rõ ràng là Việt Nam sẽ ở vào trong thế khó. Ngoài ra thì Trung Quốc cũng sẽ tỏ ra ủng hộ những việc làm của nước Nga, nên Việt Nam cũng sẽ không muốn khiêu khích Trung Quốc.”

Đứng trước những thách thức có thể sẽ xảy đến, theo giáo sư Carlyle Thayer, thì Việt Nam không hề mong muốn một cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ xảy ra.

Trên Blog RFA Nguyễn Hải Bằng đưa ra bình luận về vấn đề này như sau:

Cả thế giới đang chờ xem Mỹ sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina như thế nào.

Điều này sẽ rất quan trọng vì các quốc gia đồng minh và đối tác của Mỹ vẫn còn nghi ngờ các cam kết của Mỹ trước các vấn đề tại đây, đặc biệt sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, đã gặp nhiều chỉ trích từ chính các đồng minh của Mỹ.

Phát biểu gần đây, khi nhắc tới việc Mỹ phải có các hành động phản ứng khi trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đang bị đe doạ, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đề cập: “Nếu chúng tôi cho phép những nguyên tắc đó bị thách thức mà không bị trừng phạt, ngay cả khi châu Âu cách xa nửa vòng trái đất, thì điều đó cũng sẽ có tác động ở đây…

Những người khác đang theo dõi; những người khác đang tìm kiếm tất cả chúng ta để xem chúng ta phản ứng như thế nào.”

Trong bối cảnh đó, Việt Nam – quốc gia vốn vẫn còn nhiều nghi ngờ về mục đích và động cơ, cũng như các cam kết của Mỹ đối với khu vực ASEAN, đang theo dõi và tiếp tục đánh giá các vấn đề này.

Vì thế Mỹ cần phải chứng minh cho Việt Nam thấy thực tâm và cam kết của Mỹ mạnh mẽ đến mức nào để khiến Việt Nam tin tưởng.

Các quan chức ngoại giao và các học giả Việt Nam vẫn đang “im hơi lặng tiếng” trước vấn đề này.

Điều này bởi lẽ Việt Nam có những trở ngại trước các mối quan hệ phức tạp. Một mặt, Việt Nam đang có mối quan hệ tốt đẹp với cả Nga và Ukraina.

Tuy nhiên, mối quan hệ với Nga sẽ có vai trò quan trọng hơn Ukraina khi Nga là một đối tác quan trọng để Việt Nam có thể sử dụng nhằm kiềm chế và đối trọng phần nào trước một Trung Quốc đầy hung hăng trên Biển Đông.

Nga luôn là một nguồn cung cấp vũ khí quan trọng cho Việt Nam, thêm nữa, các công ty dầu khí của Nga cũng tham gia khai thác trên các vùng biển mà Trung Quốc cho là “đang tranh chấp” với họ, mặc cho các đe doạ từ phía Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu Nga tấn công Ukraina thì Việt Nam có thể gặp những bất lợi về mặt chiến lược như sau:

Thứ nhất, nếu Nga tấn công Ukraina mà thế giới không có phản ứng thích đáng, điều này sẽ cho Trung Quốc thấy sự vô nghĩa của “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ,” cũng như sự suy yếu của Mỹ và phương Tây, và do đó, sẽ thúc đẩy Bắc Kinh có những cuộc phiêu lưu quân sự trên biển Đông mà Đài Loan cũng như các thực thể mà Việt Nam đang kiểm soát trên Biển Đông, có thể sẽ là mục tiêu tấn công của Trung Quốc.

Thứ hai, như đã trình bày ở trên, đối với Việt Nam, Nga đóng một vai trò quan trọng như một cường quốc đối trọng lại sức mạnh của Trung Quốc.

Nga là nguồn cung cấp vũ khí truyền thống cho Việt Nam.

Nga cũng không lo ngại việc đối mặt với các sức ép và đe doạ từ Trung Quốc khi cùng Việt Nam khai thác dầu khí trên biển Đông.

Tuy nhiên, để chống lại sức ép của Mỹ và phương Tây, Nga rất cần sự ủng hộ từ Trung Quốc.

Đây chính là lý do mà gần đây, Nga đã xích lại gần Trung Quốc hơn bao giờ hết.

Tập Cận Bình và Putin đã có cuộc gặp chính thức tại Bắc Kinh ngày 4/2 vừa qua. Hai bên đã có một Tuyên bố chung cho cuộc gặp mặt này.

Trong Tuyên bố chung này đã cho thấy Nga chấp nhận nhượng bộ Trung Quốc khá nhiều.

Tuyên bố chung cho biết Nga “tái khẳng định việc tuân thủ nguyên tắc ‘Một Trung Quốc’, xác nhận Đài Loan là phần không thể tách rời của Trung Quốc” và ‘phản đối Đài Loan độc lập dưới mọi hình thức’.

Theo văn kiện này, hai nước sẽ tăng cường hợp tác liên kết các kế hoạch phát triển của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) nhằm tăng cường hợp tác thiết thực giữa EAEU và Trung Quốc trong các lĩnh vực khác nhau và tăng mức độ kết nối giữa các khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Á-Âu.

Ngoài ra, Nga và Trung Quốc nhất trí nhất quán làm sâu sắc thêm hợp tác thiết thực trong lĩnh vực phát triển bền vững Bắc Cực.

Thêm nữa, ngay trong dịp này, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã đồng ý cung cấp 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ vùng Viễn Đông của Nga cho Công ty năng lượng nhà nước CNPC của Trung Quốc.

Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, thỏa thuận này có thời hạn 25 năm, giá trị của những lô hàng này khoảng 37,5 tỷ USD.

Ngoài ra, Tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga đã ký thỏa thuận với CNPC để cung cấp 100 triệu tấn dầu mỏ qua Kazakhstan trong 10 năm tới.

Liệu Nga có chấp nhận nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề biển Đông không thì đó là một vấn đề mà Việt Nam cần tính tới.

Bởi vì hơn lúc nào hết, Nga rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc.

Hơn nữa, lợi ích địa chính trị lúc này trong mối quan hệ với Trung Quốc sẽ lớn hơn rất nhiều những lợi ích Nga sẽ nhận được từ Việt Nam.

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: info@thoibao.de  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh: Chết vì đạo?

>>> Thách thức nghiêm trọng nhất của Việt Nam là Đảng Cộng sản

>>> Về hiện tượng ‘nịnh ông Trọng’

Vì sao quan chức thời nay không dám “đột phá”?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023