Có hay không bàn tay của Trung Quốc trong vụ bắt giữ nhà hoạt động môi trường?

Link Video: https://youtu.be/uWPBmq6R_-g

Đem tội danh trốn thuế làm nguyên cớ để bắt giữ và xét xử các nhà hoạt động môi trường cho thấy có một ý đồ nào khác của nhà cầm quyền Hà nội thường nhắm đến các nhà hoạt động dân sự ở Việt nam.

Tuy nhiên tác giả Trần Thọ còn nêu lên nghi vấn về sự can thiệp của Trung quốc trong các vụ bắt giữ này qua bài viết đăng trên đài RFA với tựa đề “Có hay không bàn tay của Trung Quốc trong vụ bắt giữ nhà hoạt động môi trường?”

Báo chí Việt Nam mới đây cho biết Cơ quan an ninh điều tra của Công an thành phố Hà Nội đã bắt bà Nguỵ Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) với tội danh trốn thuế.

Bà Khanh đã bị bắt giữ từ tháng trước nhưng thông tin bà bị bắt mới được cơ quan công an cung cấp cho báo chí gần đây.

Trang nhà của tổ chức GreenID mô tả về bà Khanh như sau: “Bà Ngụy Thị Khanh là nhà lãnh đạo tiên phong của phong trào môi trường tại Việt Nam và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch, sang hướng tới năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.

Chiến lược đột phá của bà Khanh tập trung vào việc thúc đẩy nền kinh tế năng lượng sạch Việt Nam; bảo vệ không khí sạch và nước sạch, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng và chia sẻ bài học với các đối tác ở Đông Nam Á để mở ra kỷ nguyên năng lượng sạch cho khu vực.”

Năm 2018, bà Khanh được nhận Giải thưởng Môi trường Goldman, và bà cũng là người Việt Nam đầu tiên được nhận Giải thưởng cao quý này.

Vụ bắt giữ bà Khanh đã gây ra một cú sốc lớn cho những người hoạt động cho môi trường cũng như toàn bộ các nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam.

Vụ bắt giữ bà Khanh là hành động tiếp theo của cơ quan công an Việt Nam đối với các nhóm xã hội dân sự.

Trước đó, cơ quan công an Việt Nam đã bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Giáo dục Truyền thông (MEC), và ngày 11/1/2022, ông Lợi bị tòa án Hà Nội tuyên bốn năm tù.

Vào ngày 24/1, luật gia Đặng Đình Bách- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật & Phát triển Bền vững (LPSD) cũng bị tuyên án năm năm tù.

Ảnh: bà Nguỵ Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID)

Điều đáng nói là cả ông Lợi, ông Bách đều bị bắt giữ và tuy tố với tội danh tương tự như của bà Khanh – tội trốn thuế.

Chỉ là cái cớ

Những người ở Việt Nam chắc đều biết, với các quy định rối rắm, chồng chéo cùng với sự tham nhũng trong bộ máy công quyền, rất khó khăn cho việc tồn tại của các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng.

Đối với các tổ chức xã hội dân sự như GreenID thì càng khó khăn gấp bội.

Trong một hội thảo gần đây do Trung tâm Stimson (Hoa Kỳ) tổ chức, bà Khanh đã nêu lo ngại vì thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ và rõ ràng, cho nên các tổ chức xã hội dân sự như GreenID rất dễ bị “hình sự hoá các quan hệ dân sự” của mình, dưới con mắt của cơ quan công an Việt Nam.

Chính vì lẽ đó, hầu hết người biết chuyện đều tin rằng, việc bắt giữ bà Khanh hay những người tương tự với tội danh trốn thuế, chỉ là “cái cớ” để cơ quan công an triệt tiêu những người này vì một mục đích nào đó đằng sau.

Thử điểm qua những vụ bị truy tố vì tội trốn thuế có thông tin rộng rãi trên báo chí gần đây, chúng ta sẽ có thể đưa ra nhận định.

Ngoài sự việc liên quan đến ông Lợi và ông Bách, một vụ án trốn thuế cách đây khá lâu liên quan đến Luật sư Lê Quốc Quân – Một người bất đồng chính kiến, có nhiều chỉ trích chính phủ Việt Nam và Đảng cộng sản, chính vì vậy, cơ quan an ninh Việt Nam trong một vụ bắt giữ ồn ào, sau đó đã tuyên án Luật sư Quân với tội danh trốn thuế.

Ảnh: nhà báo Mai Phan Lợi (trái) và luật gia Đặng Đình Bách

Một luật sư khác cũng rất tiếng tăm và đầy ảnh hưởng cũng bị truy tố tội trốn thuế, nhưng cho hưởng án treo, đó là Luật sư Trần Vũ Hải.

Trong tất cả các vụ bắt giữ và truy tố về tội trốn thuế này, đều có các vấn đề chính trị đằng sau.

Đối với ông Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách thì Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) trụ sở tại Paris, Pháp vào ngày 8/7/2021 ra thông cáo báo chí nhận định rằng việc bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách của chính phủ Việt Nam là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành ‘Nhóm Tư vấn trong nước (DAG)’.

Nhóm này bao gồm các xã hội dân sự độc lập theo qui định của Hiệp ước Mậu dịch Tự Do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA).

Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã “ra tay trước” để ngăn chặn các nhóm này có các hoạt động nhằm chống lại và vạch trần các hoạt động sai trái của họ ra trước công luận quốc tế.

Đối với Luật sư Lê Quốc Quân thì vụ bắt giữ và tuyên án một người bất đồng chính kiến như Luật sư Quân, đó là việc “bịt miệng dư luận” trước các ý kiến phản biện lại Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản nên an ninh Việt Nam đã ra tay.

Ảnh: Luật sư Trần Vũ Hải

Đối với Luật sư Trần Vũ Hải, bởi vì ông ta nhận lời bào chữa cho Phạm Nhật Vũ (em trai của tỉ phú Phạm Nhật Vượng) trong vụ án tham nhũng AVG, nên Luật sư Hải đã có rất nhiều chứng cứ dính líu của các “sếp bự”, cho nên, để ngăn chặn việc Luật sư Hải có thể công bố các thông tin này, cơ quan an ninh Việt Nam lại “ra tay” để đe doạ trước.

Bàn tay của Trung Quốc?

Vậy đối với bà Nguỵ Thị Khanh, mục đích nào thực sự để dẫn tới việc bắt giữ bà Khanh? Khi chúng ta biết được tội trốn thuế chỉ là “cái cớ” để cơ quan an ninh Việt Nam “trừng phạt” bà Khanh.

Bà Khanh và tổ chức của bà – GreenID, khác với các nhân vật khác, không liên quan đến chính trị. Bà Khanh cũng là người có nhiều mối quan hệ đối với các cơ quan công quyền Việt Nam.

Tuy nhiên trong suốt thời gian qua, bà Khanh và tổ chức của bà đã liên tục hoạt động để chống lại các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, tiêu biểu là các nhà máy nhiệt điện than.

Trong rất nhiều bài báo, bài trả lời phỏng vấn, các hội thảo hoặc trên trang nhà của GreenID và trên FB cá nhân của mình, bà Khanh và tổ chức GreenID đã kiên quyết lên án và chống lại việc tiếp tục xây dựng và hoạt động của các nhà máy điện than ở Việt Nam.

Thậm chí, bà Khanh và GreenID đã chỉ thẳng ra rằng, đằng sau các dự án điện than ồ ạt ở Việt Nam, chính là do các doanh nghiệp và tổ chức của Trung Quốc.

Điều này cũng không lạ gì đối với giới hoạt động môi trường quốc tế.

Bà Isabella Suarez, nhà phân tích ở Philippines thuộc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí sạch (CREA), nói: “Rõ ràng, Trung Quốc là nhà đầu tư chính cho than ở Đông Nam Á.

Nếu bạn nhìn vào hồ sơ đầu tư ở nước ngoài của than Trung Quốc, thì Indonesia, Việt Nam đứng thứ hai và thứ ba trên thế giới”.

Ảnh: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận. Trong số các ngân hàng đứng sau Vĩnh Tân 3 có Ngân hàng Công thương Trung Quốc

Các tổ chức tài chính của Trung Quốc bao gồm Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), được xếp vào những tổ chức đứng đầu danh sách 11 tổ chức cung cấp tài chính cho nhiệt điện than và 10 tổ chức hàng đầu cung cấp tài chính cho việc khai thác than.

Đó là kết quả của báo cáo có tựa đề “Banking on Climate Chaos” (Tạm dịch: “Những ngân hàng gây xáo trộn vấn đề khí hậu“) do liên minh các tổ chức phi chính phủ quốc tế công bố vào cuối tháng 3 năm ngoái.

Bà Khanh cũng đã đưa ra nhiều bất bình trên FB của bà ta trước sự thay đổi đột ngột của Quy hoạch Điện 8, vốn quay trở lại với điện than cho dù đã muốn từ bỏ trước đó.

Bà Khanh cũng là một trong các đại diện các nhóm hoạt động môi trường gửi thư kiến nghị lên Thủ tướng Việt Nam trước sự “tráo trở” của cơ quan công quyền thông qua Quy hoạch Điện 8.

Như vậy, có thể có hai khả năng xảy ra: Một là các nhóm lợi ích đứng đằng sau các dự án điện than tại Việt Nam (có liên quan đến Trung Quốc) ra tay “trừ khử” những kẻ ngáng chân họ “làm ăn” ở đất nước này; Hai là không loại trừ chính những kẻ ở Bắc Kinh đã “giật dây” cho công an Việt Nam tiêu diệt những “người hùng môi trường” nhưng phá bĩnh lợi ích của chúng trong công cuộc làm ăn thông qua Vành đai Con đường (BRI) của họ.

Dù khả năng nào xảy ra đi chăng nữa, cũng đều đưa đến kết quả tàn phá môi trường của đất nước Việt Nam.

Và hành động bắt giữ nhà hoạt động môi trường này phải được coi là tội ác khi tiếp tay cho việc huỷ hoại tương lai của đất nước Việt Nam.

Trung Kiên – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: info@thoibao.de  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Quan điểm về ‘bản sao Angkor Wat’ ở Đà Nẵng mà Campuchia đòi điều tra

>>> Việt Nam bắt giữ người từng được xem là ‘anh hùng môi trường’

>>> Con trai cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn: “Chúng ta cùng hỏi nhân dân!”

Vingroup lỗ một tỷ đô la vì sản xuất xe hơi chạy xăng


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023