Vụ án Cục Lãnh sự: Thêm lời kể của nạn nhân phải mua vé “giải cứu giá cắt cổ”

Link Video: https://youtu.be/kTy4UcpyTrk

Sau vụ bà Nguyễn Thị Hương Lan, 48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự cùng ba người tại Bộ Ngoại giao bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước, nhiều người đã lên tiếng về việc mình bị ép mua vé giá cao trong thời gian đại dịch.

Thông tin ban đầu ngày 28/1 nói đây vụ án Cục lãnh sự liên quan tố cáo nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước.

Tuy nhiên, một số người phản ánh với BBC News Tiếng Việt rằng ngay từ đầu dịch, những chuyến bay hồi hương đã có những tình trạng phải ‘mua suất’ và những chuyến charter (thuê bao phi cơ) thì đã bị “hét giá cao“.

Đối với các chuyến bay hồi hương, giải cứu, người dân phải thuộc diện ưu tiên như các trang Đại sứ quán Việt Nam liệt kê là khoảng ba nhóm đối tượng.

Và những người đủ tiêu chuẩn để lên các chuyến bay này thường là do nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài lập danh sách từ những đơn nguyện vọng.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Hoàng Hùng, một trong những quản trị viên của trang Tôi và Sứ quán, trang web thường ghi nhận các phản ánh về khúc mắc, tiêu cực liên quan đến hoạt động lãnh sự của VN ở nước ngoài cho biết:

Trong hai năm đại dịch vừa qua diễn đàn chúng tôi nhận được các lời than phiền về việc các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài gây khó khăn cho người dân.

Cụ thể như việc lạm thu, hạch sách giấy tờ, tạo ra các thủ tục để gây khó khăn cho người dân.

Thế nhưng cái mà gây nhức nhối nhất là những lời kêu cứu của những người Việt đi lao động, đi du lịch, đi học, trên khắp thế giới, không thể đăng ký mua vé trên các chuyến bay do nhà nước Việt Nam tổ chức.”

Ảnh: hành khách về VN trên chuyến bay giải cứu khi dịch Covid bùng phát

Khi viết đơn lên các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước đó không được xét duyệt để trở về nước.

Bản thân tôi ngay từ ngay từ tháng 4/2020 đã có kiến nghị với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước về việc tổ chức các hỗ trợ với người Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn trong mùa dịch bệnh. Thế nhưng rất tiếc là kiến nghị, đề nghị của tôi không được lắng nghe.” ông Hùng bộc bạch.

Chuyện ‘mua suất’ trên các chuyến hồi hương

Việc bà Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Lãnh sự cùng ba cán bộ tại Bộ Ngoại giao bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước là liên quan đến những chuyến bay charter trong thời điểm dịch bệnh.

Tuy nhiên, trước khi có các chuyến bay charter, công dân muốn về nước chỉ có thể đăng ký với Đại sứ quán để về trên các chuyến hồi hương.

Vì vậy, nhiều người phản ánh có khi họ phải mua vé chợ đen hoặc mua suất để có thể lên được các chuyến hối hương này.

Sau đó, một người phải chi trả thêm khoảng 2.000 đô la nữa.

Người này cũng nói, các suất trên chuyến bay hồi hương này không phải người nào cũng là mua suất mà có thể là thuộc diện “xin-cho” từ quan hệ quen biết.

Số còn lại là những người đăng ký nguyện vọng với Đại sứ quan và thuộc nhóm đối tượng như nhà nước đề ra nên được lên máy bay.

Ảnh: 4 các bộ lãnh đạo Cục lãnh sự bao gồm cả Cục phó Cục trưởng bị khởi tố vì ăn hối lộ trong những chuyến bay giải cứu công dân trong đại dịch với giá cắt cổ

Từ đó, người này bình luận: “Điều này cho thấy, có những thời điểm mà suất bay về nước là an nguy tính mạng thì người ta cũng sẵn sàng chi 10-11.000 đô la để mua suất.

Theo luật, cơ quan công quyền nên không được thu tiền ngoài ngân sách cho nên Đại sứ quán làm việc thông qua một số công ty mà họ chỉ định – như chặng ở Mỹ là công ty An Bình.

Công ty này sẽ yêu cầu người dân gửi đúng số tiền Đại sứ quán yêu cầu và khi nộp đủ, họ xuất vé cho mình về.”

Thế nên, đoạn tham nhũng là việc mua suất để có tên trong danh sách mà công ty gửi email xác nhận mình có quyền được trả tiền để đi về trên chuyến bay giải cứu.

Điều này có nghĩa là ai đi theo diện này sẽ phải trả tiền hai lần: tiền mua suất để được lên chuyến bay và tiền vé.” người này phân tích.

Một nhân chứng khác cung cấp các hóa đơn cho BBC News Tiếng Việt thì nói rằng, vào khoảng một tháng trước khi có các chuyến bay charter, ở Mỹ cũng bán những chuyến bay giải cứu thông qua dịch vụ.

Theo đó, giá vé một chiều từ Mỹ mà Đại sứ quán VN tại đây thông báo là 2.500 đô la Mỹ nhưng mua qua các phòng vé thì 5.000 đô la Mỹ.

Đăng ký với sứ quán không được, mua vé ngoài gấp đôi

Ảnh: các chuyến bay giải cứu được DLV tô vẽ với những câu khẩu hiệu như: Vì một cuộc chiến không một ai bị bỏ lại – một Việt nam ngạo nghễ với Năm Châu, hay “Bay thẳng vào tâm dịch để đón đồng bào, chỉ có thể là Việt nam” và “Tự hào quá Việt nam ơi” – rất nhiều khẩu hiệu được DLV bấm like và share hàng vài chục ngàn lần

Ông Ngọc Sơn, người đã có hơn 17 năm làm việc tại Cộng hòa Czech nói với BBC News Tiếng Việt, anh về nước vào tháng 11/2021 trên chuyến bay giải cứu với giá vé 2.000 euro, chưa tính tiền cách ly.

Tất cả những người ở CH Czech muốn về vào thời điểm đó đều phải qua dịch vụ chứ không đăng ký được với Đại sứ quán.

Họ bán đầy, quảng cáo đầy và tôi liên hệ vì có nhu cầu về. Nếu so với con số Đại sứ quán thông báo, thì giá hơn 2.000 euro mà tôi mua là gấp đôi, nhưng vẫn được coi là thuộc dạng rẻ vì nhiều người đi cùng chuyến về, cách ly chung với tôi nói rằng họ phải mua 2.800 – 3.000 euro.

Tất cả kiều bào ở châu Âu có thuộc diện ưu tiên hay không thì không đăng ký với Đại sứ quán được mà đều phải qua các phòng vé dịch vụ này.”

Ông Sơn mô tả ông được đưa đi cách ly ở Trung Đoàn 126, tỉnh Hưng Yên với giá 120.000 VND/ngày nhưng điều kiện sinh hoạt và ăn ở thì “quá tồi tệ“, phòng ốc không đủ vệ sinh và tiêu chuẩn.

Khi được hỏi về hoàn cảnh, ông Sơn chia sẻ: “Chuyện mua vé máy bay mang tiếng là giải cứu nhưng phải bỏ ra số tiền gấp 2-3 lần chứ không đăng ký được với Đại sứ quán đã là điều mà ai cũng hiểu và chấp nhận ở bên đây rồi.

Nhưng ai có công việc như bố mẹ ốm đau thì phải chịu cái giá đó để về vì thời điểm đó không có cách nào khác.

Dù chúng tôi có thuộc diện ưu tiên mà sứ quán thông báo trên trang thì vẫn không thể nào đăng ký được ngay, nên phải chịu thôi.

Nếu chờ Đại Sứ quán duyệt thì có khi cả mấy tháng trời, mà công việc cấp bách vậy ai chờ được.”

Ảnh: trước khi bị bắt vài tháng vì nhận hối lộ, Cục trưởng Cục lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể, cá nhân xuất sắc trong công tác bảo hộ công dân và chống dịch.

Ông Hoàng Hùng, người đang cung cấp bằng chứng cho cơ quan điều tra về tình trạng nâng giá máy bay, nói với BBC:

Các chuyến bay hồi hương có mục đích là giúp đỡ những người Việt đang bị khó khăn ở nước ngoài trở về nước.

Những người Việt Nam tại nước ngoài có nhu cầu về nước, viết đơn đăng ký lên cơ quan đại diện Việt Nam, sau đó họ sẽ xét duyệt theo các mức ưu tiên. Khi được phía cơ quan đại diện chấp nhận, họ sẽ gửi email và chỉ định ra một phòng vé máy bay để trả tiền.

Thế nhưng phần lớn là không nhận được trả lời của cơ quan đại diện Việt Nam cho phép về nước.

Những người có nhu cầu về nước phải thông qua các phòng vé, để mua vé về Việt Nam với giá rất cao.

Thông thường là khoảng 4.000 đô la Mỹ và có giai đoạn là 8.000 đô la Mỹ cho chuyến bay một chiều từ Czech về Việt Nam.

Phía các phòng vé sẽ lo mọi khoản giấy tờ, kể cả việc lo chạy giấy trên các cơ quan đại diện Việt Nam. Còn cụ thể họ chia chác tiền như thế nào thì tôi không biết cụ thể.”

Từ đó, ông Hoàng Hùng đặt câu hỏi: “Nếu không có tham nhũng thì tại sao người dân đăng ký về Việt Nam không được?”

Thế nhưng nộp tiền cho các phòng vé, họ lại đăng ký được với các cơ quan đại diện Việt Nam.”

Ảnh: vài tháng gần đây người Việt bay về VN luôn chọn quá cảnh qua Campuchia mặc dù có tiền bởi các chuyến bay giải cứu có giá cắt cổ

Quản trị viên của trang Tôi và Sứ quán cũng thông tin thêm:

Việc bắt giữ bốn đối tượng ở Cục Lãnh sự là quá chậm, nhưng chậm còn hơn không.

Vụ việc đã có dấu hiệu tội phạm rõ ràng, được nhiều người nói tới, các đơn thư, các đề nghị, kiến nghị, … được gửi cho các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, nhưng không ai giải quyết.

Ngay cả chỉ đến tận bây giờ, nhiều lá đơn tố cáo của những nạn nhân trong vụ án cũng không biết gửi qua địa chỉ email nào của phía cơ quan điều tra.”

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: info@thoibao.de  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Người Việt tị nạn ở Thái Lan: chờ đợi mòn mỏi và khó khăn nhưng vẫn hơn ở quê nhà!

>>> 17 tháng 2 và lư hương, thế nào là chính trị?

>>> Việt Nam: Cao tốc Bắc – Nam ngổn ngang thách thức

Tuyển bóng đá nữ Việt Nam vượt khó giành vé dự World Cup


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023