Bà Nguyễn Thuý Hạnh bị đưa đi giám định tâm thần trong lúc chờ xét xử

Link Video: https://youtu.be/RN73stm1yDI

Gia đình cho biết nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị cơ quan công an đưa đi giám định tâm thần trong lúc bị tạm giam để chờ xét xử với cáo buộc “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước”.

Thông tin trên được ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của bà Hạnh thông báo hôm 24 tháng 1 trên trang Facebook cá nhân.

Trong cùng ngày, phóng viên của Đài Á châu Tự phỏng vấn ông này để tìm hiểu sự việc, ông Chênh cho biết thời điểm bà Hạnh bị đưa đi giám định tâm thần:

Vào ngày 7 tháng 12, trong đúng một tháng, vào khoảng ngày 7 tháng 1 thì đưa về trại giam.

Họ đưa vào bệnh viện tâm thần một tháng để giám định y khoa.

Tức là thông tin tôi biết là do các bệnh nhân ở trong bệnh viện báo cho tôi biết, chứ cơ quan điều tra hoàn toàn không nói.”

Bài viết trên Facebook của ông Chênh tiết lộ, có ít nhất bốn người đang điều trị tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 biết bà Hạnh đã gọi điện cho ông để báo, ông này cũng đồng thời nhờ nguồn tin khác thân cận với bệnh viện để xác nhận bà Hạnh bị đưa tới đây.

Ảnh: bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, nơi giám định tâm thần bà Nguyễn Thúy Hạnh

Bà Nguyễn Thúy Hạnh là một ứng cử viên Đại biểu Quốc hội hồi năm 2016, bà cũng được biết đến là người sáng lập Quỹ 50k, nhằm hỗ trợ gia đình của các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Bà bị bắt tạm giam vào ngày 7 tháng 4 năm 2021, trước đó tài khoản ngân hàng của bà bị phong tỏa số tiền khoảng 500 triệu đồng, sau khi bà đứng ra kêu gọi quyên góp tiền phúng điếu cho cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của dân làng Đông Tâm trong cuộc tranh chấp đất đai, và bị giết trong buộc bố ráp của chính quyền hồi tháng 1 năm 2020.

Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh thì trước khi bị bắt, bà Hạnh phải chịu vấn đề về tâm lý nghiêm trọng và đang trong quá trình điều trị, và từ khi bị bắt đến nay thì gia đình hoàn toàn không được biết gì về tình trạng sức khoẻ của bà, ông Chênh nói thêm:

Hạnh là đang bị bệnh trầm cảm, trước đó bị trầm cảm rất nặng, tôi có đưa vào Sài Gòn chữa trị ở bệnh viện Việt-Pháp, rồi sau đó chữa trị ở bác sĩ tư, thì đang uống thuốc của bác sĩ này hàng ngày, và nhờ vậy mà bệnh của Hạnh thuyên giảm khá nhiều.

Nhưng mà từ khi bị bắt từ tháng Tư năm 2021, thì tôi không biết bệnh tình của Hạnh có phát triển gì không, như thế nào thì tôi hoàn toàn không biết.”

Cũng theo người thân của bà Hạnh thì tới đây luật sư bào chữa vẫn chưa được gặp mặt thân chủ của mình.

Có hai công ty luật được Hạnh thuê từ trước, thì có đăng ký rồi, nhưng mà bên cơ quan điều tra trả lời rằng là những án liên quan đến an ninh quốc gia thì theo luật, không biết luật này ở chỗ nào, không được tiếp xúc với luật sư trong quá trình cơ quan điều tra làm việc. Chỉ sau khi kết thúc điều tra rồi thì luật sư mới gặp.”

Ảnh: Facebook của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Nguyễn Thúy Hạnh đưa tin về việc bà bị giám định tâm thần

Theo Bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam thì luật sư có quyền gặp bị cáo ngay trong giai đoạn điều tra, tuy nhiên đối với những người phạm tội quy định trong chương “an ninh quốc gia” thì chỉ sau khi kết thúc giai đoạn điều tra luật sư mới có quyền gặp thân chủ.

Việc cơ quan công an đưa người bị giam giữ trong các vụ án có yếu tố chính trị đi giám định tâm thần không phải chuyện hiếm, trước đây nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cũng bị đưa vào bệnh viện tâm thần để giám định khi ông này kiên quyết giữ quyền im lặng trong quá trình điều tra.

Nhà văn Phạm Thành, người trực tiếp chỉ trích Tổng bí thư đảng CSVN cũng bị đưa vào bệnh viện tâm thần để giám định trong thời gian chờ xét xử.

Hay kể như ông Lê Anh Hùng, một blogger chuyên bình luận chính trị ở Việt Nam, dù bị bắt từ tháng 7 năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa được xét xử, và hiện ông này vẫn đang bị giữ ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 để “điều trị“.

Việc bắt giữ bà Nguyễn Thúy Hạnh hồi tháng 4-2021 đã tạo nhiều phản ứng.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) khu vực châu Á, bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 8/4:

Việc bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh cho thấy tuyên bố của Việt Nam rằng nước này luôn đảm bảo nhân quyền chỉ là trò đùa.

Ảnh: bà Nguyễn Thúy Hạnh biểu tình chống trung quốc trong lễ tưởng niệm Gạc ma

Trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Hà Nội luôn tìm cách thể hiện mình như là một nhà nước chừng mực, tiến bộ nhưng ở trong nước, chính phủ nước này lại đang mở rộng việc đàn áp bất cứ ai cả gan nghi vấn hoặc thách thức sự lãnh đạo chuyên chế của đảng cộng sản.

Với việc tiếp tục bách hại những người như bà Hạnh, Việt Nam cho thấy đây vẫn là một trong những chính phủ áp bức nhất châu Á.”

Trang mạng của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đưa ra thông cáo: “Việc bắt giữ bà Nguyễn Thúy Hạnh là sự xâm phạm trắng trợn và có động cơ chính trị nhằm bịt ​​miệng một trong những nhà đấu tranh nhân quyền được tôn trọng nhất trong nước.”

Các nhà tù ở Việt Nam có tiếng là quá tải và không đáp ứng được mức tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu. Việc bà Nguyễn Thúy Hạnh bị là đích ngắm vì việc làm nhân đạo hỗ trợ những người đi tù oan là một điều oái ăm. Bà lẽ ra nên được tôn vinh và ủng hộ cho việc này – chứ không phải bị trừng phạt.”

Đồng thời Tổ chức Ân xá quốc tế cũng kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho bà Hạnh cũng như chấm dứt các cuộc tấn công liên hồi vào những người bảo vệ nhân quyền lẫn người chỉ trích ôn hòa.

Các nhà chức trách phải tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội,” văn bản viết.

Ảnh: bà Nguyễn Thúy Hạnh với biểu ngữ công khai đòi hỏi dân chủ cho Việt nam

Trên Facebook cá nhân, ông Trịnh Hữu Long – đồng sáng lập viên của Luật Khoa tạp chí viết: “Được tin chị Nguyễn Thúy Hạnh bị công an bắt đi sáng nay, dù không bất ngờ tôi cũng đau xót vì chị là người tôi vừa mến mộ về tấm lòng vừa khâm phục cách làm việc.”

Nhà báo này đánh giá:

Công an có nghĩa vụ phải công bố thông tin này ngay, và tốt hơn cả là phải trả tự do cho chị Hạnh ngay. Chị ấy không làm gì trái pháp luật và lương tâm con người cả. Nếu quyên tiền giúp đỡ nhau miếng cơm miếng cháo lúc hoạn nạn mà bị cho là “chống chính quyền” thì đó là kiểu chính quyền gì?”

Trên Facebook Khanh Nguyen (nhạc sĩ Tuấn Khanh) viết: “Theo các nhà quan sát, việc bắt giữ chị Nguyễn Thúy Hạnh có thể được xem như là một trong những cú dứt điểm của công an Hà Nội, để hoàn toàn quét sạch tất cả những trạm thông tin tự do, đem lại sự thật có thể gây bất lợi cho phía chính quyền.”

Nhiều người khác, như Nancy Hanh Vy Nguyen với gần 30.000 người theo dõi trên Facebook bày tỏ lo lắng về tình trạng của bà Hạnh trong trại tạm giam: “Hôm nay người ta bắt chị ấy đi rồi. Ở trong ấy chị chân yếu tay mềm thế kia, chẳng biết người ta có đánh chị không…”

Đồng thời, dư luận cũng đặt câu hỏi gây quỹ là việc làm nhân đạo thì sao bị bắt. Facebook Thu Duong viết: “Mới chat với chị Hạnh tuần trước. Không ngạc nhiên vì sống dưới chế độ độc tài toàn trị này, mỗi người dân chỉ là một tù nhân dự bị. Mong chị bình an và hy vọng có sức ép từ công luận quốc tế để chị sớm trở về với nhà tù lớn.”

Một người khác bình luận: “Ca sỹ Thuỷ Tiên năm ngoái (2020) bão lụt và sạt lở mấy tỉnh miền trung đã quyên góp được số tiền rất lớn… cùng chồng là Công Vinh nhiều lần đi giúp đỡ đồng bào miền trung… liệu có sao không?

Vì việc làm của Thuý Hạnh và Thuỷ Tiên thì có gì khác nhau đâu… cũng là đều đi làm việc từ thiện giúp người gặp khó khăn cả thôi mà?”.

Ảnh: bà Nguyễn Thúy Hạnh với quỹ 50 ngàn đồng đã hoạt động từ nhiều năm trước đó. Quỹ đã giúp đỡ hàng trăm tù nhân lương tâm, khi bị bắt gia đình họ đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn và được bà Nguyễn Thúy Hạnh giúp đỡ

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của bà Thúy Hạnh, cho VOA biết về nguyên nhân bà bị bắt sáng ngày 7/4:

Tôi nghĩ là bị bắt vì Quỹ 50K vì họ gây áp lực rất nhiều về quỹ này. Đó là một quỹ nhân đạo, giúp các gia đình tù nhân lương tâm khi bị [chính quyền] cô lập.

Nhưng nhà cầm quyền quyết ngăn chặn việc này, tạo áp lực buộc Nguyễn Thúy Hạnh phải đóng cái quỹ đó. Thúy Hạnh đóng quỹ này từ cuối năm 2020, ngưng hoạt động, ngưng nhận tiền. Nhưng rồi họ cũng lôi bắt đi.”

Ông Chênh cho biết trước đó chính quyền đã phong tỏa tài khoản 550 triệu đồng do bà Thúy Hạnh đứng tên, nhận được từ việc quyên góp tiền phúng điếu cho đám tang của ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh nông dân Đồng Tâm đã thiệt mạng trong vụ đụng độ với công an vào tháng 1/2020.

Ông Chênh cho biết chính quyền Hà Nội bắt bà Thúy Hạnh, lục soát và niêm phong căn hộ của bà hôm 7/4 nhưng không xuất trình thông báo tạm giam hay lệnh bắt.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh viết trên Facebook hôm 8/4: “Nhưng khởi tố Hạnh về tội danh làm từ thiện thì không ổn nên đành phải mượn cớ khác.”

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng kiến nghị để Phật giáo Việt Nam ‘tách khỏi Nhà nước’

>>> Sao Bộ trưởng Y tế lại thay chính phủ phát biểu mừng 72 năm quan hệ ngoại giao Việt-Trung?

>>> Tao loạn lũng đoạn nhà nước

https://youtu.be/QGtzmLfpJqo

Việt Nam: ‘Tố giác sai’ việc ‘ăn chặn tiền từ thiện’ miền Trung


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023