Phản đối mạnh đề xuất “lập vành đai” thu tiền dân đi xe vào nội thành

Link Video: https://youtu.be/yLF-jHRlQQ8

“Tiền trong túi dân còn rất nhiều, mua xe đã phải thuế cao hơn rất nhiều so với các nước, thu phí đường bộ, phí cầu đường, giờ lại phí vào nội thành. Ùn tắc là mật độ dân quá đông, đường xá thì chật hẹp. Các ông nên nghĩ ra giải pháp chứ không phải chăm chăm ngó vào túi dân.” Đó là ý kiến của FB Bùi Lê Đức Hòa cũng như hầu hết các ý kiến trên mạng xã hội đều tỏ ý bất bình về ma trận 87 trạm thu phí xe vào nội đô của Chính quyền Hà nội.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất đặt 87 trạm thu phí tại 68 vị trí quanh thành phố với mức phí dự kiến cho mỗi phương tiện vào thủ đô thấp nhất là 50.000 đồng, mức phí đỗ xe ở khu vực trung tâm là khoảng 100.000 đồng.

Theo giải thích của các cơ quan chức năng, việc thu phí như vậy nhằm mục đích khắc phục tình trạng ùn tắc khi nhiều dự án hạ tầng giao thông của Hà Nội chậm tiến độ, chưa đầu tư hoàn chỉnh hoặc chưa được đầu tư.

Tiến sĩ Kinh tế Lê Đăng Doanh nêu nhận định với RFA:

Hiện nay Hà Nội muốn bổ sung việc thu phí vào nội đô. Việc này thì một số nước như Singapore cũng có làm để có thêm nguồn thu vào xây dựng kết cấu hạ tầng.

Qua đó cũng muốn hạn chế những xe không cần thiết vào thành phố. Tôi nghĩ Hà Nội nên làm thí điểm ở một vài điểm để rút kinh nghiệm rồi sẽ mở rộng sau. Làm thí điểm thì mới cho ra những bài học trong thực tế.

Rõ ràng là Hà Nội đang cần tiền trong tình hình hiện nay nên tôi nghĩ làm thí điểm một khâu nào đấy vào một khu nào đấy ở trung tâm.

Trên cơ sở đó sẽ xem hiệu quả như thế nào, rút kinh nghiệm về cách làm, cách thu phí ra sao rồi đưa ra bàn bạc, trình Hội đồng Nhân dân để có biện pháp cụ thể sau.”

Ảnh: “ma trận” thu phí vào nội đô Hà nội gồm 87 trạm thu phí tại 68 vị trí quanh thành phố Hà nội

Chị H., một người dân Hà Nội hoàn toàn phản bác đề xuất này, dù chỉ là thí điểm. Chị nói với RFA sáng ngày 1 tháng 11 rằng, rất nhiều người dân quanh nơi chị ở phản đối việc xây hàng loạt trạm thu phí quanh Hà Nội như thế. Chị phân tích:

Có thí điểm một, hai trạm thì cũng không thể chấp nhận được bởi vì tất cả các ngả đường vào thành phố mà lập BOT như thế thì còn gì là sự lưu thông đi lại tự do nữa? Nó sẽ là một trại tù giam.

Không thể biến Hà Nội thành nơi nhốt tù như thế được. Hãy tưởng tượng một vòng vây BOT siết chặt thủ đô như vậy thì dân sống ra sao?

Tất cả những trạm BOT mọc ra tua tủa như thế ở tất cả các ngả đường vào Hà Nội thì nó sẽ như những cái bãi rác lớn. Thật sự gọi bãi rác BOT luôn rồi.

Nó ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của dân. Nói chung, nó là một thảm họa cho dân thủ đô.”

Không chỉ người dân Hà Nội lên tiếng mà một số quan chức cũng bày tỏ sự không đồng tình với đề xuất thu phí phương tiện giao thông vào nội đô Hà Nội.

Cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, cũng là một tiến sĩ luật, viết trên Facebook của mình rằng:

Các nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông lớn nhất hiện nay tại Hà Nội đều do quản lý và có thể không loại trừ nhóm lợi ích chứ đâu phải do xe ngoại tỉnh vào Hà Nội. Xe ngoại tỉnh vào Hà Nội cần được đánh giá nhu cầu nghiêm túc…

Thu phí xe vào là bất công và chính nó gây bất bình đẳng trong chi phí xã hội, vi phạm nguyên tắc tự do đi lại và tự do kinh doanh doanh theo Hiến pháp và Luật cạnh tranh.

Hơn nữa, chính hơn sáu chục trạm thu phí xe ngoại tỉnh sẽ chính là nguyên nhân của nhiều hệ lụy về kinh tế xã hội.”

Ảnh: Kẹt xe trên đường Trường Chinh, Hà Nội giờ cao điểm

Ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng dự kiến thu phí mỗi ô tô lưu thông vào trung tâm thành phố trong khung giờ cao điểm, ít nhất là 40.000 đồng.

Đề xuất lập 34 trạm thu phí vào trung tâm thành phố do Trung tâm Quản lý Đường hầm Sông Sài Gòn (nay là Trung tâm Quản lý Điều hành Giao thông Đô thị) làm chủ đầu tư được đưa ra từ năm 2019.

Việc lập hàng chục trạm thu phí ở vành đai hai thành phố lớn nhất nước không nhận được sự đồng thuận của người dân cả hai nơi.

Người dân cho rằng, các dự án được đưa ra chỉ với mục đích ‘móc túi dân’ mà thôi. Anh Ngọc Sơn ở thành phố Hồ Chí Minh nêu quan điểm của mình:

Thật sự thì việc xây hàng loạt BOT để thu phí như thế không thể cải thiện tình trạng kẹt xe trong thành phố, mà nó lại gây ra sự bất bình đẳng giữa những người dân ngoại tỉnh và những người dân trong thành phố.

Người ngoại tỉnh khi vào thành phố là người ta có nhu cầu đi lại, kinh doanh như người trong thành phố, nhưng người ta lại phải tốn một khoản phí, như thế giá cả hàng hóa sẽ tăng vì chi phí tăng.

Thành phố đâu của riêng ai mà người ngoại tỉnh phải tốn tiền khi vào? Vấn đề kẹt xe rõ ràng đâu phải do xe ở ngoài tỉnh vào, mà vấn đề là quản lý đô thị như thế nào.

Họ không có một chính sách hay kế hoạch nào để giảm việc kẹt xe mà lại đẻ ra việc thu phí thì tôi thấy không hợp lý chút xíu nào cả.”

Ảnh: Sơ đồ dự kiến các khu vực đặt 34 trạm thu phí tạo thành vành đai khép kín trung tâm TP.HCM.

Ông Đức, chủ một doanh nghiệp vận tại ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các dự án như thế là không thể chấp nhận được, nhất là trong tình hình dân chúng kiệt quệ vì đại dịch như hiện nay. Ông nói:

Cái thứ nhứt, cá nhân tôi phải gọi cái đề án này là thiếu chín chắn của một số cá nhân có liên quan, có trách nhiệm trong cái việc này.

Theo thiển nghĩ của tôi thôi, hình như là họ chỉ nghĩ ra cái cách để thu tiền thôi chớ họ không dựa trên một cái căn cứ khoa học nào cả, về mặt lý thuyết, cũng như thực tiễn.

Vấn đề thứ hai, tôi muốn nói đến. Hơn một năm nay, gần hai năm nay rồi, Việt Nam trải qua một làn sóng dịch bệnh quá là nặng nề. Dân thì đang kiệt quệ, doanh nghiệp thì cũng đang lao đao.

Nhưng mà họ lại cứ nghĩ ra những cái đề án, những dự án mà hình như cuối cùng chỉ là thu tiền.

Các vị có trách nhiệm, có quyền lực trong vấn đề này quá non kém trong vấn đề quản trị, trong vấn đề quản lý.

Hà Nội không phải là của riêng người dân Hà Nội hay của chính quyền Hà Nội.

Hà Nội là thủ đô của một quốc gia, là một trung tâm văn hóa – khoa học – kỹ thuật – kinh tế.

Rất nhiều tỉnh thành, rất nhiều doanh nghiệp, người dân có nhu cầu công việc phải đến Hà Nội.

Thế bây giờ các ông lập trạm thu phí lên để các ông hạn chế người ta đến à? Không muốn cho người ta vào nữa à? Đâu có được! Không thể làm như thế được, mà phải tìm cách khác.”

Nhiều ý kiến cho rằng để lưu thông trong thành phố không bị tắc nghẽn, hoặc giải quyết việc ùn tắc giao thông cần phải nâng cấp đường sá, cơ sở hạ tầng… là trách nhiệm của Nhà nước và không thể thu tiền dân để làm những dự án mà sau thời gian dài thực hiện vẫn không giải quyết được như đề án chống ngập mấy chục năm qua tại Thành phố Hồ Chí Minh.

FB Trần Kiến Minh bình luận:

Tư duy phát triển giật lùi, bán đất tiền ăn ngập mồm, chung cư mọc như nấm dày đặc , đường sắt Cát linh Hà đông thì hút máu dân cả ngàn tỉ đồng để đắp chiếu, đường xá không chịu mở rộng, đến lúc xe chả có chỗ mà đi thì hết cấm rồi lại thu phí, một cái Hà nội bằng mắt muỗi nhưng kéo cả cái đất nước Việt nam giật lùi, hãy nhìn sang Indo hay Thái lan đi họ nhiều xe ô tô hơn 20 lần việt nam mà còn chẳng phải cấm.”

FB Nguyen Hiep:

Người dân đã khốn khó trong dịch ko hỗ trợ được bao nhiêu, vaccine cũng lập quỹ xin dân, bớt dịch thì xăng tăng, gas tăng…, giờ lại nghĩ kế thu thêm thuế phí, chính quyền làm được cái gì ngoài vặt lông thu thuế và ăn hại ko? Có chính phủ quốc gia nào yếu kém và người dân thì nhịn nhục như VN ko? Mấy ông nên nhớ: con giun xéo lắm cũng quằn đấy!”

FB Hải An

Đề án này còn nhiều bất cập quá. Đối với những người lao động thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn nên bắt buộc phải tìm chỗ ở vùng ven đô để giảm chi phí, nhưng lại đi làm công việc ở trong nội đô thì vô hình chung tự dưng lại bị mất thêm một khoản tiền. Việc này có thể dẫn đến tình trạng người lao động lại ùn ùn tìm cách vào nội đô sinh sống, khiến mật độ dân số trong nội đô tăng lên, đất đã chật người lại đông thêm đông thì liệu có giảm được ùn tắc không đây?”.

Bạn đọc Thanh Ngân phân tích: “Người ta thường sẽ dùng tiền, trả tiền để nhận lại một giá trị khác. Nếu trả tiền như một cách để mua vé đi vào nội đô thì thật không xứng đáng vì giao thông nội đô quá đông đúc, thường xuyên ách tắc, chỗ đỗ xe không có, đỗ xe được thì cũng mất mấy chục ngàn. Vậy giá trị nhận được khi đi xe vào nội đô là gì?”.

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nguyễn Phú Trọng bung lời đe dọa, bao nhiêu người xanh mặt?

>>> Vụ nhà báo Phạm Đoan Trang: Chính phủ Việt Nam có thể bị chất vấn trước Hội đồng nhân quyền

>>> Xử Hữu Danh Báo Sạch: buộc tội không ra, báo công rất rõ!

Quốc hội: Dự án Cát Linh – Hà Đông là chính sách sai lầm để lại hậu quả lâu dài


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023