Công an nhân dân – dân nuôi cho tội phạm dùng!

Link Video: https://youtu.be/oD3nmtoH_Y4

Công an kiếm mấy tỷ đồng một tháng?

Hệ thống truyền thông chính thức vừa đồng loạt loan báo, Cơ quan Điều tra (CQĐT) của Viện Kiểm sát Tối cao (Viện KSTC) vừa tiến hành khám xét tư gia của ông Phùng Anh Lê, tọa lạc tại phố Nhân Hòa, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.

Facebooker Hoàng Dũng tường thuật lại và bình luận rằng:

Sở dĩ vụ khám xét này được báo giới quan tâm vì ông Lê là Đại tá, Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội. Cách nay bảy tháng (2/2021), Công an Hà Nội đã đình chỉ công tác của ông Lê vì liên quan đến một vụ án do Viện KSTC điều tra…

Ông Phùng Anh Lê vốn (nguyên) là Trưởng Công an Quận Tây Hồ đến tháng 1/2019, Trưởng phòng cảnh sát kinh tế CATP Hà Nội đến tháng 2/2021.

Vậy túm lại Phùng Anh Lê phạm tội gì để bị bắt?

Phùng Anh Lê và đồng chí – đồng bọn bao gồm trung tá Nguyễn Đức Châu, đội trưởng Đội cảnh sát hình sự Công an quận Tây Hồ; thượng tá Phạm Quý Hải – phó trưởng Công an quận Tây Hồ là ổ nhóm chuyên ăn chặn tiền của tội phạm hình sự quận Tây Hồ.

Cụ thể, với những vụ án hình sự như cướp giật, trộm cắp, ma túy, bảo kê cờ bạc, để có được mức án nhẹ hoặc tha bổng, nhóm Lê – Châu – Hải sẽ ra giá cho đối tượng vài trăm triệu đến vài tỷ đồng cho một vụ. Nhóm của Nguyễn Hữu Tài và vụ án kiến trúc sư Lê Thanh Hưng (Thuận Thành, Bắc Ninh) giết bác ruột là hai ví dụ điển hình.

Vụ của nhóm Nguyễn Hữu Tài là vụ án xảy ra trước vụ án Lê Thanh Hưng nhưng lại được công an vận động Tài ra đầu thú vào đầu năm 2021 để có cơ sở làm thịt Phùng Anh Lê. Vụ của Nguyễn Hữu Tài chỉ là ba vụ cho vay nặng lãi thông thường. Vụ của Lê Thanh Hưng mới là khủng khiếp.

Ảnh: Đại Phùng Anh Lê, nguyên Trưởng Công an Quận Tây Hồ

Năm 2019, Lê Thanh Hưng bị bắt và xử tù 30 tháng vì tội trộm cắp tại quận Tây Hồ. Để được mức án này, Hưng đã phải chạy nhóm Lê – Châu – Hải với giá 600 triệu đồng. Để có được 600 triệu, Hưng đã ra tay giết bác ruột của mình. Vụ án vỡ lở khi Hưng đã khai điều này ra với luật sư trong quá trình tạm giam chờ xét xử. Từ vụ việc Lê Thanh Hưng này, lằng nhằng mãi mới điều tra được Phùng Anh Lê và rồi mãi đến hôm nay Lê mới bị bắt. Bởi vì mỗi một bộ phận, mỗi một cơ quan lại cần vài tháng để vặt tiền của Lê. Mỗi bộ phận kiếm vài tỷ đồng. Dân gian gọi là chó ăn thịt chó là vậy.

Phùng Anh Lê là đen thôi. Nếu không lộ vụ án đó ra, thì ở vị trí Trưởng phòng CS Kinh tế CATP Hà Nội, mỗi tháng Lê sẽ vặt của các đối tượng trong các vụ án kinh tế bao nhiêu tỷ đồng? Và những ông Lê khác chưa bị lộ, chúng kiếm bao nhiêu tỷ đồng một tháng?

Đấy là lý do để những công an Lê này không bao giờ muốn chế độ cộng sản sụp đổ.” Ông Hoàng Dũng đưa ra kết luận.

Cơ quan điều tra cho biết họ đã bắt tạm giam ông Phùng Anh Lê để điều tra về tội “tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù” theo điều 378 Bộ luật hình sự.

Với quyền lực trong tay, khi còn là Trưởng Công an huyện Tây Hồ, ông Lê đã nhận hối lộ để… tha bổng tội phạm!

Vào năm 2016, Nguyễn Hữu Tài, cho anh N.C.T vay nặng lãi 10 triệu đồng, sau khi trả hết lãi và một phần gốc, anh T. vẫn nợ Tài 4 triệu đồng. Tài đã nhiều lần đòi nhưng anh T chưa trả. Chính vì vậy, chiều 21/9/2016, nhóm của Tài phát hiện anh T. ở khu vực Yên Phụ nên vây lại để ép anh T trả nợ. Anh T vùng chạy liền bị nhóm của Tài đuổi đánh, rồi khống chế lên xe máy đưa đến địa điểm khác. Quá trình di chuyển, nhóm của Tài “tịch thu” điện thoại của anh T. để tránh gọi người giải cứu.

Đi được một đoạn thì xe máy hết xăng, lợi dụng việc này, anh T. đã bỏ chạy vào trụ sở Công an phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kêu cứu. Thấy vậy, nhóm của Tài không dám xông vào mà ném trả điện thoại rồi bỏ về.

Ngày 22/9/2016, Tài bị Công an quận Tây Hồ triệu tập. Tại Cơ quan Công an, Tài đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội bắt giữ anh T. Công an quận Tây Hồ đã tạm giữ Tài điều tra hành vi bắt giữ người trái pháp luật.

Ảnh: Tướng Phan Văn Vĩnh (trái) và Nguyễn Thanh Hóa bảo kê đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng đã bị xét xử

Lúc đó, tuy Tài và đàn em thừa nhận đã bắt, giữ con nợ nhưng Đại tá Lê chỉ đạo Công an quận Tây Hồ ra kết luận: Không đủ chứng cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự nên tha đám du đãng này rồi tổ chức cho Tài… hòa giải với nạn nhân!

Tài thỏa thuận bồi thường cho nạn nhân 15 triệu. Và cuối cùng vụ “vây bắt, khống chế con nợ đem đi giam để khảo của” đã không thành án nhờ sự sắp đặt của Đại tá Lê và các đồng đội trong phòng Hình sự quận Tây hồ!..

Bốn năm sau, khi tiến hành điều tra một án mạng giết người ở huyện Thuận Thành (2/2020), Công an tỉnh Bắc Ninh lưu ý rằng, sở dĩ hung thủ – Lê Thanh Hưng, Kiến trúc sư, 30 tuổi, sinh quán Bắc Ninh nhưng có trú quán ở quận Tây Hồ, Hà Nội – đã giết bác ruột là để có tiền “chung chi ” cho Công an quận Tây Hồ!

Theo Hưng, anh ta từng bị Công an quận Tây Hồ bắt vài lần vì trộm cắp. Đến năm 2019, Hưng lại bị bắt và lần này bị khởi tố, truy tố rồi bị đưa ra xét xử nhưng vì đã chi cho cả công an lẫn tòa án 600 triệu, Hưng chỉ bị phạt 30 tháng tù.

Sau đó vì muốn được thi hành án tại Nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ, Hưng đã giết bác ruột mình để có tiền… nuôi công an!

Đầu năm nay, sau hai lần xét xử, cả tòa cấp sơ thẩm lẫn phúc thẩm ở tỉnh Bắc Ninh đều phạt Hưng tử hình, dù Hưng liên tục xin giảm nhẹ hình phạt với lý do là anh ta đã bị công an điều tra ép buộc phải chi tiền nên mới nảy sinh ý định giết người!

Những sĩ quan công an nhân dân như Phùng Anh Lê, Phạm Quý Hải, Nguyễn Đức Châu,… không phải là cá biệt.

Tháng 5 vừa rồi, CQĐT của Viện KSTC đã khởi tố bốn sĩ quan của Công an huyện Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng: Trung tá Đinh Đình Việt, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự kinh tế và ma túy. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Đội phó Đội điều tra tổng hợp, Thượng úy Đỗ Hữu Dũng – Đội phó và Thượng úy Nguyễn Viết Công – cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội…

Ảnh: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc khởi tố nhóm cán bộ, chiến sĩ công an quận Đồ Sơn, Hải Phòng hôm 12-5

Trước đó khoảng 4 tháng, vào ngày 20/1/2021, người đầu tiên bị bắt, khởi tố bị can theo cùng cáo buộc vụ án này là Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Đội phó Đội điều tra tổng hợp Công an quận Đồ Sơn.

Việc tiến hành bắt giữ ông Cường được thực hiện chỉ chưa đầy một tuần sau đơn tố cáo của nguyên thiếu tá Trịnh Văn Khoa, từng là cán bộ Công an quận Đồ Sơn.

Theo truyền thông Việt Nam, ông Khoa công tác tại Công an quận Đồ Sơn từ tháng 03/2017, thuộc Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Tháng 05/2018, ông được điều động sang Đội điều tra tổng hợp, đã xin ra khỏi ngành và chính thức nhận quyết định xuất ngũ vào ngày 15/1/2021.

Theo ông Khoa thì hàng tháng, hàng quý được cấp trên “giao chỉ tiêu” bắt những người sử dụng, tàng trữ trái phép chất ma tuý nhưng “có vụ việc anh em bắt xong, họ lại thả, không xử lý đối tượng”.

Ông Khoa được dẫn lời kể lại vụ việc xảy ra vào rạng sáng 13/11/2020 khi phát hiện 28 người sử dụng trái phép chất ma túy bị bắt quả tang và được đưa về công an quận Đồ Sơn để lấy mẫu xét nghiệm và 25/28 đối tượng có kết quả dương tính.

Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều 13/11/2020, thiếu tá Cường, Phó Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, chỉ đạo tôi dừng lấy lời khai để những người bị tạm giữ gọi điện cho người thân”.

Ông Khoa kể lại sau đó ông thấy “nhiều người lạ ra vào cơ quan Công an quận gặp riêng đồng chí Cường và đồng chí Quang (Trần Tiến Quang, Trưởng Công an quận).

Tầm 20h, lần lượt các đối tượng được thả về, người cuối cùng về là 22h30,” nguyên thiếu tá công an kể lại.

Hai ngày hôm sau, tức thứ 2 (15/11/2020), đồng chí Cường có mang một tờ giấy về, ghi số tiền được lãnh đạo cho từ vụ việc đấy là 30 triệu và cho biết sếp Quang chỉ đạo cho 15 triệu vào quỹ của đội, còn 15 triệu mấy người trong đội chia nhau.

Tuy nhiên, các anh em trong đội không nhận riêng mà nói cho hết số tiền 15 triệu vào quỹ của đội vì quỹ không còn, chỉ duy nhất đồng chí Cường cầm 6 triệu. Đến tối cùng ngày, đồng chí Cường gọi tôi và 3 anh em nữa phụ trách trinh sát vào phòng nói riêng, bảo cho thêm mỗi người 2,5 triệu, tổng là 10 triệu. Tuy nhiên, 4 anh em đều không ai nhận rồi đi về”.

Một trong những chi tiết đáng chú ý là ông Khoa mô tả về điều ông gọi là “cuộc ngã giá bất thành” từ những người trực tiếp liên quan đến vụ việc.

Sau khi Viện Kiểm sát vào cuộc, bắt giữ thiếu tá Cường, Phó Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, thì có những người có xin gặp riêng, đưa ra lời đề nghị rằng nếu tôi chịu rút hai cái đơn về tôi sẽ được rất nhiều tỷ đồng. Tôi bảo đồng chí đừng nói thêm gì nữa, vui vẻ đi về đi“, ông Khoa kể lại.

Tâm sự với phóng viên báo Lao Động, ông Trịnh Văn Khoa cho biết việc ông xin ra khỏi ngành sẽ làm cho gia đình rất khó khăn nhưng vì danh dự và lòng tự trọng, ông không chấp nhận hành vi quá coi thường pháp luật như vậy.

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Chuyện khôi hài: Nguyễn Xuân Phúc bị gậy đập lưng

>>> Mở cửa trong mịt mờ

>>> Đảng giấu lư hương Đức Thánh Trần – Dân đòi trả lại chỗ linh thiêng

Nguyễn Phú Trọng lôi Nguyễn Đức Chung hầu tòa lần 2, kẻ đang run, người đang sợ.


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023