Chi hơn 1,5 tỷ đồng của dân cho thứ vô giá trị, đảng “treo đầu dê bán thịt chó”

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=oAOZu3pPAdQ

Ông Vương Đình Huệ được nhân dân biết sẽ là chủ tịch Quốc hội ngay từ ngày 1/2/2021, tức là từ 60 ngày trước đây. Và các kênh truyền thông trên mạng xã hội đã xem ông Vương Đình Huệ là chủ tịch Quốc hội từ 2 tháng nay rồi. Vậy mà đến ngày 30/3 báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin rằng “Ông Vương Đình Huệ được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam”. Đây được ví như là vở kịch với kịch bản được dân đọc thuộc cách đây 2 tháng, vậy mà ĐCS đã diễn lại nó và bảo là “bầu cử”. Vở kịch là thật nhưng bầu cử lại là giả tạo. Lấy một vở kịch mà rao trước nhân dân đó là “bầu cử” thì chính ĐCS đã “treo đầu dê bán thịt chó” cho toàn dân.

Cứ mỗi năm năm lại lên, đảng tổ chức đấu đá tranh giành rồi cho nhóm họp dựng lên vở kịch bầu bán tốn tiền nhân dân. Dù gì thì những hội hè ăn chia như thế này dân hoàn toàn không có phần. Vậy thì tại sao đảng không tự chia rồi tự trao quyền mà phải lấy tiền dân dựng thêm kịch? Việc này đảng đã làm trong suốt 76 năm qua và xem như chuyện hiển nhiên.

Thời mà ĐCS mới cướp chính quyền và sau đó là nhiều năm chiến tranh, người dân bị nghe tuyên truyền một chiều nên đảng nói điều gì dân ntin điều đó, tuy nhiên bây giờ là thời đại 4.0 rồi nhưng đảng vẫn dùng bài cũ. Thật sự trăm triệu dân Việt đã bị đảng xem là đứa con nít lên ba không biết gì nên cứ lấy tiền dân dựng vở kịch lừa dân từ năm này đến năm khác.

Báo chí đưa tin một lời giới thiệu ai cũng biết trước nội dung

Mỗi ngày đốt một tỷ đồng thuế của dân chỉ để nói những lời vô nghĩa

Năm 2013, tức 8 năm trước đây, báo Zing có một bài viết cho biết là mỗi ngày họp Quốc hội ngân sách tốn 1 tỷ đồng. Đó là thời giá vào năm 2013. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong 10 năm gần nhất giao động từ 6% đến 7%. Nếu lấy bình quân tỷ lệ lạm phát hằng năm là 6,5% thì sau 8 năm, 1 tỷ đồng đó tương đương 1,66 tỷ đồng. Như vậy là đảng đã chi 1,66 tỷ đồng cho công việc giới thiệu ông Vương Đình Huệ ứng cử chủ tịch Quốc hội và tiến hành diễn kịch bầu ông này. Vậy câu hỏi đặt ra là lời giới thiệu ứng củ cho một nhân vật đã được đảng chỉ định thì còn giá trị không? Xin thưa là không giá trị.

Ở Việt Nam, ĐCS đã giành độc quyền cai trị và chính họ gạt vai trò nhân dân ra. Chưa có quốc hội nước nào như quốc hội các nước CS. Tổng bí thư là người chỉ lãnh đạo công việc ra chủ trương và đường lối, những chủ trương đường lối ấy được đưa vào quốc hội biểu quyết để thành luật, trong khi đó chính ông tổng bí thư cũng là đại biểu quốc hội. Chính ông ấy ra chủ trương, chính ông ấy biểu quyết chủ trương đó. Vậy thì diễn vở kịch quốc hội làm gì cho tốn tiền dân?

Mỗi người dân nghèo khổ chỉ cần 50 ngàn đồng mỗi ngày là đủ sống. Mỗi năm người dân chỉ ăn chỉ tương đương 18 triệu 250 ngàn đồng. Như vậy với 1,66 tỷ cho lời nói vô giá trị và những màn kịch ăn theo ấy, đảng đã đốt mất 91 năm tiền ăn cho người. Một sự lãng phí khủng khiếp.

Thống kê vậy để người dân biết được, đằng sau những lời lẽ tốt đẹp mà VTV và các trang báo khác đã truyền đi cho nhân dân biết về bầu cử thì thực chất họ đã truyền những vở kịch và đã lừa gạt dân rằng, đó là “bầu cử”.

Theo báo chí thông báo rằng “Ông Vương Đình Huệ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ngày 30/3 trình Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia”. Câu hỏi đặt ra là có thực sự Ủy ban thường vụ Quốc hội  đề cử hay ủy ban này chỉ nhận lệnh Bộ Chính Trị phải làm đề cử cho ông Huệ theo thủ tục? Câu trả lời là ai cũng biết, đó là vở kịch.

Từ năm 2013, giá mỗi buổi họp quốc hội là 1 tỷ đồng một ngày

Báo chí nước ngoài uy tín cũng khẳng định.

Ngày 23/3 vừa qua VTV1 đã có phóng sự vu cáo Thơibao.de là bịa đặt sai sự thật công tác nhân sự đảng. Và Thoibao.de đã có phóng sự phản biện rõ từng ý từng lời cáo buộc của VTV. Và bây giờ, tờ báo uy tín BBC cũng đã khẳng định chắc nịch về công tác nhân sự của Bộ Chính Trị rằng, nhân sự đã được sắp xếp trước khi kỳ họp thứ 11 của quốc hội khóa XIV khá lâu.

Trên trang nhà, BBC viết về công tác bầu nhân sự của Quốc hội như sau: “Theo thủ tục, Quốc hội Việt Nam vừa tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Việc giới thiệu ông Vương Đình Huệ – Bí thư Thành uỷ Hà Nội để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, không gây ngạc nhiên cho những ai theo dõi kỹ chính trị Việt Nam. Lý do, như BBC đã đưa tin ngay tại Đại hội 13 tháng Giêng năm 2021, các đại biểu dự Đại hội Đảng đã được thông báo khi đó rằng: Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu tái cử Tổng Bí thư; Ông Nguyễn Xuân Phúc đề cử Chủ tịch nước; Ông Phạm Minh Chính đề cử Thủ tướng; Ông Vương Đình Huệ đề cử Chủ tịch Quốc hội. Từ đó đến nay, thông tin này không có gì thay đổi, tuy chưa được Đảng chính thức công khai cho toàn dân.”

Được biết ngày 31/3, Quốc hội sẽ thảo luận tại đoàn trước khi bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch Quốc hội. Như vậy thì chỉ riêng công tác giới thiệu ứng cử theo kịch bản đã tốn 1,66 tỷ đồng. Ngày 31 mới bỏ phiếu thì việc diễn vở kịch bỏ phiếu lại mất 1,66 tỷ đồng nữa. Nghĩa là để diễn trọn vẹn vở kịch này phải mất 2 ngày và đốt hết 3,32 tỷ đồng tiền thuế của dân.

Trong hệ thống chính trị một đảng tại Việt Nam, Đảng Cộng sản duy trì sự lãnh đạo toàn diện với Quốc hội. Ông Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An từng nói  “Đảng giới thiệu, Quốc hội bầu” để nói gọn về mối quan hệ này. Nói thẳng ra là chủ tịch quốc hội cũng chỉ là người chăn dắt quốc hội bỏ phiếu theo ý đảng. Quốc hội nó có tồn tại hay không tồn tại cũng chẳng ảnh hưởng gì đến những dự tính của đảng. Tuy nhiên, nếu nhà nước mà không có quốc hội thì chẳng khác nào triều đình phong kiến, vì vậy lập ra cho nó cơ vẻ dân chủ.

Không chỉ BBC biết trước mà một số trang facebook cũng biết trước

Ông Vương Đình Huệ là ai?

Ông Vương Đình Huệ 64 tuổi, quê ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An; Giáo sư, tiến sĩ kinh tế. Là người học chung trường với ông Nguyễn Sinh Hùng và Trần Bắc Hà. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.

Ông Huệ từng công tác 22 năm ở Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) với nhiều cương vị khác nhau.

Tháng 7/2001, ông được đồng hương Nguyễn Sinh Hùng lúc đó đang là bộ trưởng Bộ tài Chính bổ nhiệm giữ chức Phó tổng Kiểm toán Nhà nước; 5 năm sau, ông làm Tổng kiểm toán Nhà nước. Ông Huệ được Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu giữ chức Bộ Trưởng Tài chính từ tháng 8/2011 thay cho ông Vũ Văn Ninh. Đến tháng 12/2012 ông Huệ từ bỏ ân nhân cũ Nguyễn Sinh Hùng sang đầu quân phe ông Nguyễn Phú Trọng với chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Đến tháng 4/2016 ông Huệ được bố trí giữ cương vị Phó thủ tướng. Đến tháng 2/2020, ông Huệ được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Ông được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng tại kỳ họp tháng 6/2020.

Đáng chú ý là, Vương Đình Huệ rất thức thời hôm nay ông ta phò người này nhưng ngày mai có thể phò người khác. Sự nghiệp chính trị của ông đã đổi từ Nguyễn Sinh Hùng sang Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên vì không tự túc tạo quan hệ với Bắc Kinh như Phạm Minh Chính nên cuối cùng Vương Đình Huệ đã thất thế so với Phạm Minh Chính trong việc tranh dành ghế thủ tướng.

Vương Đình Huệ, diễn viên chính của vỡ kịch bầu củ tịch Quốc hội

Nhân sự trung ương do cá nhân thao túng

Theo điều lệ đảng cộng sản, bốn chức danh cao nhất là do Ban chấp hành trung ương lựa chọn, thông qua. Cụ thể Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị. Ngoài ra, Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu 3 chức danh: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ để Quốc hội bầu.

Trên danh nghĩa là như vậy nhưng trên thực tế là ông Nguyễn Phú Trọng chi phối rất nhiều. Quy định 105-QĐ/TW “về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử” là do ông Nguyễn Phú Trọng cho soạn thảo và chính ông ký ngày 19 tháng 12 năm 2017. Trong đó Điều 4 của Quy định này nêu rõ Bộ Chính trị “quyết định phân công công tác đối với các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương“.

Ông có học hàm, học vị Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, nghiên cứu sinh tại Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia. Ông từng là giảng viên, rồi Phó trưởng khoa, Trưởng khoa Kế toán, rồi Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay ông ngồi vào ghế chủ tịch quốc hội được cho là phí phạm chuyên môn. Nói về khía cạnh chuyên môn ông ngồi ghế thủ tướng thì thích hợp hơn ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên về năng lực làm chính trị bằng những chiêu trò độc thì ông Huệ thua ông Chính một bậc. Đến giờ ông Huệ còn nấp dưới cái bóng của Nguyễn Phú Trọng nhưng Phạm Minh Chính thì không cần phải nấp bóng ai nữa rồi.

Tháng Hai 2020, nhờ tay ông Trọng kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, mà ông Huệ mới về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội tới nay.

Việc sắp xếp Vương Đình Huệ vào chức chủ tịch quốc hội cũng như nhiều chức khác trong kỳ họp quốc hội lần thứ 11 của khóa XV này cho thấy, đấy chỉ là những vở kịch không hơn không kém. Những vở kịch đốt tiền dân một cách vô ích.

Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Phan Văn Giang cúi đầu trước Tập trước khi ngồi vào ghế

>>> Thua đậm, giờ Nguyễn Xuân Phúc mới lo o bế Tập Cận Bình?

>>> Tạo phong trào tâng bốc, Nguyễn Phú Trọng muốn cạnh tranh với lãnh tụ Hồ Chí Minh?

Một nước cờ của Nguyễn Tấn Dũng, 8 năm sau Nguyễn Phú Trọng mới giải nổi


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023