Nỗ lực của Nguyễn Tấn Dũng gặp thất bại, ai đã ra tay với Nguyễn Minh Triết?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=EfujPHwqAgQ

Nguyễn Minh Triết đang được ông Nguyễn Tấn Dũng định hướng tiến thân bằng con đường đoàn chứ không phải đảng. Đây là một con đường rất triển vọng vì trong quá khứ nhiều nhân vật đã tiến vào ủy viên trung ương và ủy viên Bộ Chính Trị nhờ cón đường này.

Những người đã từng là bí thư trung ương đoàn rồi sau đó vào Bộ Chính Trị có thể kể ra như:

Thứ nhất, ông Hồ Đức Việt cháu ông Hồ Tùng Mậu, làm bí thư trung ương đoàn giai đoạn 1987-1992. Năm 2006 vào Bộ Chính Trị và nắm chức trưởng ban tổ chức trung ương.

Thứ nhì là bà Trương Thị Mai, từng là bí thư Trung ương đoàn giai đoạn 2001-2002. Bà Mai đã vào Bộ Chính Trị năm 2016 với chức trưởng ban dân dân vận trung ương, và sắp tới bà sẽ nhậm chức trưởng ban tổ chức trung ương.

Thứ ba, Võ Văn Tưởng là người nắm bí thư trung ương đoàn từ năm 2006-2011 và nay đang ngồi ở ghế thường trực ban bí thư, dưới một người trên muôn người trong bộ máy đảng.

Đấy là 3 người đã từng vào Bộ Chính Trị đi lên từ ban bí thư trung ương đoàn. Còn nhiều nhân vật khác đang giữ chức vụ rất cao và cơ hội vào Bộ Chính Trị cũng rất lớn khi mà họ đang giữ các chức vụ đầy triển vọng như: Nguyễn Thành Phong hiện đang là chủ tịch UBND TP. HCM; Đào Ngọc Dung đang là Bộ Trưởng Lao động – Thương Binh và Xã hội; Nguyễn Đắc Vinh hiện là phó chánh văn phòng trung ương đảng.

Như vậy thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã gầy dựng sự nghiệp cho cậu con út từ cơ quan đoàn là một lựa chọn đầy tham vọng chứ không phải kém triển vọng như nhiều người nghĩ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa 2 đứa con đi hai con đường khác nhau nhằm mục đích tránh bị dính chùm khi thất thế. Nếu giả sử trước đây, Nguyễn Thanh Nghị là bí thư Kiên Giang kéo Nguyễn Minh Triết về Kiên Giang đưa cậu ta vào tỉnh ủy viên, rồi bố trí cho chức phó chủ tịch tỉnh này thì có thể nói, đường tiến thân của Triết rất tốt. Nhưng tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng không cho Nguyễn Thanh Nghị làm thế mà để Nguyễn Minh Triết tự bơi ở Trung Ương Đoàn? Vì đơn giản, nếu triết sát cánh anh trai mình mà lỡ anh trai bị Nguyễn Phú Trọng đánh ngã ngựa thì Nguyễn Minh Triết cũng tiêu tan sự nghiệp. Đó là lý do ông Dũng không kéo con trai út của ông về phụ tá cho anh trai. Người toan tính như ông Nguyễn Tấn Dũng thì không bao giờ bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ.

Nguyễn Minh Triết không được bầu bổ sung vào Ban Bí Thư trung ương đoàn

Nguyễn Tấn Dũng đã về hưu nhưng phải trợ chiến ở hai mặt trận

Thực ra ông Nguyễn Tấn Dũng đã về hưu 5 năm nay, nhưng việc chiến đấu với thế lực Nguyễn Phú Trọng cẫn chưa dứt. Nguyễn Phú Trọng không đẩy được Nguyễn Tấn Dũng vào tù thì ông quyết cản đường tiến thân 2 đứa con ông Nguyễn Tấn Dũng. Điều đáng nói là, không những ông Trọng không hạ được ông Dũng mà dường như ông buộc tội hoặc cản trở công việc làm ăn con gái và ngăn cản đường quan lộ của 2 đứa con trai ông Dũng cũng không dễ dàng gì. Với Nguyễn Thanh Nghị thì năm lần bảy lượt ông Trọng quy kết sai phạm nhưng vẫn chưa làm được gì Nghị cho đến bây giờ.

Cho đến nay thì ông Nguyễn tấn Dũng đã về vườn 5 năm nhưng vẫn phải chống đỡ cho Nguyễn Thanh Nghị để cậu con trai cả của ông đứng vững trước sóng to gió lớn gây bởi Nguyễn Phú Trọng. Hiện nay Nguyễn Thanh Nghị được xem như “tai qua nạn khỏi” khi mà Nghị được tái trúng cử ủy viên trung ương đảng và đang có triển vọng nắm bộ trưởng bộ xây dựng.

Đấy là ông Dũng đã chiến đấu giùm Nghị. Còn Nguyễn Minh Triết, những tưởng ông Nguyễn Phú Trọng không để ý, nhưng không phải vậy. Cả việc tiến thân của cậu con trai út Nguyễn Minh Triết cũng được ông Nguyễn Phú Trọng để ý. Chính vì vậy mà con đường tiến thân của Nguyễn Minh Triết ở trung ương đoàn cũng trầy trật.

Sau khi du học về Triết vào Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM nhiệm kỳ 2012-2017. Thấy ở Sài Gòn không ổn vì Lê Thanh Hải lúc đó đã đánh trượt tư cách Thành Ủy Viên của Nguyễn Thanh Nghị nên ông Dũng hiểu ý bảo Triết rút về Trung Ương Đoàn ẩn náu để tránh “voi dẫm”.

Ngày 01/3/2014, Nguyễn Minh nhận chức Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và phát triển Sinh viên Việt Nam theo Quyết định số 639-QĐ/TWĐTN-BTC.

Tuy nhiên, không biết ở Trung Ương Đoàn có bị áp lực nào hay không mà Triết ngồi ở đây mới được 3 tháng thì ngày 23/6/2014 Triết tại khăn gói vào Bình Định tá túc ở tỉnh đoàn tỉnh này. Tại đây, Triết nhận chức Phó bí thư tỉnh đoàn nhiệm kỳ 2012 – 2017 khá thuận tiện.

Ngồi chức phó chỉ mới được 5 tháng thì ngày 22/11/2014, Triết lấy chức Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định, nhiệm kỳ 2012 – 2017. Và vào tháng 12/2014, Nguyễn Minh Triết tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015 để chuẩn bị cơ cấu vào ban lãnh đạo tỉnh và từ đó làm bàn đạp vào ủy viên trung ương. Được biết, ngày 16/10/2015, Nguyễn Minh Triết được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020. Đến đầu năm 2016 ông Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực thì Nguyễn Binh Triết cũng rút khỏi tỉnh đoàn Bình Định và về trung ương đoàn tá túc.

Cuối năm 2017, với nỗ lực không biết mệt mỏi, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đưa được Nguyễn Minh Triết vào vào Ban chấp hành Trung Ương Đoàn khoá 11 (nhiệm kỳ 2017 – 2022). Đấy là một bước ngoặt tiến thân của Triết. Tuy nhiên, dường như trung ương đoàn không phải là phùng đất hứa với Nguyễn Minh Triết nên năm 2014 ngồi ở đó chỉ 3 tháng phải tháo chạy về Tỉnh Đoàn Bình Định. Giờ bất đắc dĩ trở lại trung ương Đoàn thì chẳng hứa hẹn gì nhiều cho Nguyễn Minh Triết.

Nguyễn Tấn Dũng không thành công việc đưa Nguyễn Minh Triết vào ban bí thư trung ương đoàn

Nguyễn Minh Triết bị chặn đường tiến hay bị gạt ra rìa?

Theo báo chí nhà nước loan tin, ngày 22/3, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI. Hội nghị bỏ phiếu bầu bổ sung chức danh Bí thư Trung ương Đoàn cho Ban bí thư. Trong đó 2 gương mặt được bầu, đó là Nguyễn Tường Lâm, Trưởng Ban đoàn kết tập hợp thanh niên, và anh Ngô Văn Cương, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đoàn đã trúng cử chức danh bí thư Trung ương Đoàn.

Ngô Văn Cương, sinh năm 1984, cao cấp Lý luận chính trị, là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, hiện đang nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế phát triển tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Còn Nguyễn Tường Lâm, sinh năm 1984, cao cấp Lý luận chính trị, là Tiến sĩ Xây dựng.

Như vậy là lần bầu bổ sung lần này, Nguyễn Minh Triết đã trượt. Đây là lần thứ hai Nguyễn Minh Triết bị chặn ngay trước cửa thiên đường. Năm 2015, ông Nguyễn Tấn Dũng đã  đưa Nguyễn Minh Triết trở lại Trung Ương đoàn cũng vì mục đích là vào Ban Bí thư trung ương đoàn và dùng cơ quan này làm bàn đạp để Triết vào Trung ương Đảng. Như vậy thì dự tính của Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa xem như thất bại.

Để đến được ghế trung ương đoàn bổ sung thì các nhóm lợi ích ở Trung ương vận động suốt năm 2020 để đưa các hạt giống đỏ vào. Theo một số người am tường cho biết, năm 2020 ông Nguyễn Tấn Dũng cũng rất nỗ lực để vận động các tỉnh đoàn khác ủng hộ Nguyễn Minh Triết. Triết cũng được giới thiệu ứng cử nhưng lần này đã không đấu lại với Ngô Văn Cương và Nguyễn Tường Lâm. Đây lại một lần nữa cho thấy, trung ương đoàn không phải là vùng đất hứa đối với Nguyễn Minh Triết.

Phát biểu sau khi đánh bại Nguyễn Minh Triết, Ngô Văn Cương vui mừng hứa sẽ tiếp tục cố gắng và không ngừng rèn luyện để tham mưu cho Bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn, Ban Bí thư, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhằm xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Nói chung là phát biểu những từ ngữ quen thuộc. Điều quan trọng nhất đối với Ngô Văn Cương, Nguyễn Tường Lâm và những người khác trong ban bí thư đoàn là nhân vật nặng ký Nguyễn Minh Triết đã bị cản đường. Đấy là một thuận lợi cho các lãnh đạo cấp cao ở trung ương đoàn. Bài học Nguyễn Minh Triết về tỉnh đoàn Bình Định lượm hết những ghế ngon nhất của tỉnh đoàn tỉnh này.

Nguyễn Tường Lâm cũng vui mừng gửi lời cảm ơn Ban bí thư Trung ương Đoàn, Ban chấp hành đã tin tưởng bầu anh giữ chức bí thư Trung ương Đoàn. Tuy nhiên điều vui nhất với anh này vẫn là Nguyễn Minh Triết không vào được Ban Bí Thư trung ương đoàn. Loại một đối thủ nặng ký thì ứng viên tăng thêm cơ hội leo cao.

Ai đã ra tay đì Nguyễn Minh Triết?

Thực ra Trung ương đòn là nơi chịu sự điều khiển của ông Nguyễn Phú Trọng. Ở Sài Gòn trước đây thì Triết bị Lê Thanh Hải đì phải chạy vào Trung ương Đoàn năm 2013. Vào Trung ương Đoàn ngồi mới 3 tháng lao chạy vào tỉnh đoàn Bình Định. Việc Nguyễn Minh Triết cuốn gói chạy khỏi Trưng Ương Đoàn năm 2014 được người ta đánh giá là do có những phe thân ông Trọng ở đó cản đường Nguyễn Minh Triết. Nguyễn Minh Triết chỉ phát triển suông sẻ khi về tỉnh đoàn Bình Định thôi. Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực thì về tỉnh đoàn Bình Định thì khó khăn chẳng khác gì trung ương đoàn, nếu không muốn nói là khó khăn hơn.

Vào trung ban bí thư trung ương đoàn là cơ hội rất lớn để phấn đấu, điều đó được Nguyễn Tường Lâm nói như thế.

Nếu giả sử như Nguyễn Minh Triết được trúng cử vào ban bí thư Trung ương đoàn thì khả năng Triết thay thế Nguyễn Anh Tuấn rất cao. Nguyễn Anh Tuấn hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam. Nếu lên chức, Nguyễn Anh Tuấn có thể vào ban bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng hoặc được bổ về làm bí thư tỉnh của một tỉnh nào đó trước khi về trung ương vào Bộ Chính Trị như Võ Văn Thưởng.

Có thể nói lần ngã ngựa này của Nguyễn Minh Triết là thất bại khá đau cho gia tộc Nguyễn Tấn Dũng. Lại một lần nữa, ông Nguyễn Tấn Dũng bị đối thủ chính trị của ông chơi sát ván mỗi khi có cơ hội.

Bích Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ứng viên Đại biểu Quốc hội Việt Nam có cần ‘nhất thân, nhì thế’?

>>> Gia tộc Lê – Trương mạnh cỡ nào? Vì sao Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Văn Nên vẫn bất lực?

>>> Sắp làm thủ tướng, Phạm Minh Chính đã có mối làm ăn tỷ đô với Tập?

Không “gãi ngứa” được Lê Thanh Hải, N.P Trọng đem Tất Thành Cang ra trút giận


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023