Ép “chết” Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình được thưởng chức phó thủ tướng?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=GBUtvZCYGNs

Phải nói rằng, ông Nguyễn Hòa Bình đã để lại vết nhơ với xã hội không bao giờ gột rửa được, đó là từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 năm 2020, ông là chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm Vụ án tử tù Hồ Duy Hải. Trước khi phiên tòa này diễn ra, xã hội kỳ vọng rằng, ông Trương Hòa Bình sẽ cầm cán cân công lý cân cho thăng bằng. Bởi Vì, Hồ Duy Hải đã bị nhốt trong tù suốt 12 năm và hồ sơ điều tra đã bị vạch trần là vi phạm quy trình tố tụng nghiêm trọng. Cả phiên sơ thẩm và phúc thẩm đều ép Hồ Duy Hải vào con đường chết.

Vụ án này người ta không khẳng định Hồ Duy hải vô tội, tuy nhiên công an điều tra tỉnh Long An lại vi phạm quy trình tố tụng và điều đặc biệt là qua 2 cấp xét xử cho thấy, chính quyền quyết chà đạp luật pháp ép chết Hồ Duy Hải. Nhân dân cần công lý chứ không cần những kiểu xử án trắng trợn chà đạp luật tố tụng hình sự như vậy.

Với cách xử án như Nguyễn Hòa Bình nó cho nhân dân thấy nhà nước CS là nhà nước bất chấp luật pháp. Vì vậy việc xử án oan trong ngành tư pháp rất có thể là rất nhiều, đặc biệt là những vụ bắt bớ nhốt tù không cho luật sư tiếp xúc thân chủ khi cần thiết nó cho thấy bức tranh nền tư pháp đất nước u ám.

Phiên tòa này tạo ra làn sóng phẫn nộ từ trong nước và quốc tế. Được biết đây là lần đầu tiên chưa có tiền lệ mở phiên giám đốc thẩm, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp làm chủ tọa phiên tòa, Chánh án cũng từng là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kí bác kháng nghị trước đó, trình tự thủ tục điều tra, truy tố thiếu sót nghiêm trọng.

Diễn biến phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Luật sư trình bày loạt sai sót, mâu thuẫn trong quá trình điều tra, tố tụng và đề nghị hủy bản án trước đây để tiến hành điều tra lại. Kết quả, 17/17 thẩm phán tham dự bác đề nghị của viện kiẻm sát nhân dân tối cao, Chủ tọa Nguyễn Hòa Bình tuyên y án tử hình.

Dư luận sau phiên tòa tỏ ra thắc mắc xung quanh kết quả, đặt ra nhiều nghi vấn về các bằng chứng kết tội Hồ Duy Hải, các đối tượng tình nghi đặt biệt là Nguyễn Văn Nghị, trách nhiệm sai sót của cơ quan tố tụng, tính khách quan của Chủ tọa. Các tổ chức nhân quyền quốc tế theo dõi sát và bày tỏ quan ngại trước kết quả của bản án.

Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải

Xem thường pháp luật, ông Nguyễn Hòa Bình bảo vệ cái gì?

Hệ thống tư pháp Việt Nam lâu nay nó đã vận hành theo cách như vậy. Công an tùy tiện bắt người, không tôn trọng quyền im lặng của bị can, và không cho bị can có quyền có luật sư ngay từ đầu, điều đó dẫn tới những trò bức cung nhục hình diễn ra phổ biến.

Tuy hệ thống tư pháp tệ hại nhưng bộ máy tuyên truyền vẫn luôn hô hào ngành tư pháp vì công lý. Tuy hô hào thế nhưng án oan động trời vẫn cứ xảy ra. Vụ ông Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn là ví dụ cụ thể.

Vụ án Hồ Duy Hải xảy ra sự thông đồng lỡ sai cho sai đến cùng từ phiên sơ thẩm đến phiên phúc thẩm. Nếu giám đốc thẩm nhận sai thì hàng loạt cán bộ công an và quan chức tòa án bị khởi tố, vì vậy mà ông Nguyễn Hòa Bình đã sai và phải sai đến cùng, thà giết mạng dân còn hơn quan chức nhà nước bị mất chức.

Việc làm của ông Nguyễn Hòa Bình thì đã rõ mười mươi là làm phẫn nộ nhân dân, nhưng xét về quyền lợi của ĐCS và đảng viên của đảng này thì Nguyễn Hòa Bình như là anh hùng đang bảo vệ cái nền tư pháp thối nát của chế độ và qua đó ông bảo vệ quan chức ngành tư pháp. Với đảng, có khi ông là có công chứ không hẳn là có tội.

Nở nước ngoài, nếu một chủ tọa phiên tòa mà phán quyết sai lệch như Nguyễn Hòa Bình thì kẻ cầm cán cân công lý đó bị dân kiện bà bị đi tù chứ không phải vẫn ngồi đs ở chiếc ghế quyền lực của ngành tòa án và được đảng cất chắc thăng chức như ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì tòa án được lập ra là để trừng phạt dân theo ý đảng chứ không phải bảo vệ công lý. Đấy là điều đáng buồn cho nền tư pháp Việt Nam.

Ông Nguyễn Hòa Bình là người bảo vệ tới cùng cái sai của hệ thống tư pháp Việt Nam

Làm sai càng lớn càng được thăng chức

Sau khi kết thúc đại hội 13, có một số nguồn tin cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa ông Nguyễn Hòa Bình ngồi vào chiếc ghế trưởng ban nội chính trung ương, ban mà đi tìm kiếm sai phạm của quan chức để giúp Nguyễn Phú Trọng thanh trừng dưới chiêu bài chống tham nhũng. Với con người  dám kết án tử cho một người chưa đủ bằng chứng giết người thì ông Nguyễn Hòa Bình hoàn toàn có khả năng chụp mũ ai đó cho thêm nặng tội.

Thực tế nhân sự dự kiến lúc đó không chắc chắn, vì bản chất của chính trường Việt Nam là chưa được bổ nhiệm sẽ chưa dùng đấu đá, và đó là lí do mà những tin tức nội bộ xì ra quá sớm có khả năng sai lệch lớn.

Được biết hiện nay Trương Hòa Bình được bổ nhiệm vào chức phó thủ tướng, bên cạnh Phạm Minh Chính. Như vậy là giờ đây tin tức gần như chắn chắn là chốt không thay đổi gì nữa.

Xử xong vụ Hồ Duy Hải gây nên sự phẫn uất của xã hội xong thì Trương Hòa Bình được vào Bộ Chính Trị như là phần thưởng. Giờ đây khi vào Bộ Chính Trị rồi thì lại được bổ nhiệm vào vị trí rất cao trong chính phủ. Đấy rõ ràng là một phần thưởng to lớn mà Bộ Chính Trị đã thưởng cho Nguyễn Hòa Bình. Công của ông ta là đã bảo vệ sự thối nát của đảng và bảo vệ sự sai trái của quan chức.

Việc bầu bán của ĐCS là chuyện nội bộ của đảng, người ta chỉ sợ những người có thế lực mạnh trong đảng chứ người ta không sợ những người có uy tín với nhân dân. Thường những người có uy tín với nhân dân rất dễ bị đì. Trường hợp ông Vũ Đức Đam là một bài học. Ông Vũ Đức Đam vào chính phủ trước ông Nguyễn Hòa Bình rất lâu, nhưng ông Đam chỉ dậm chân tại chỗ mà không có gì thay đổi, trong khi đó ông Nguyễn Hòa Bình làm phó thủ tướng với vị trí ủy viên bộ chính trị đầy quyền lực.

Nguyễn Hòa Bình càng sai càng được thăng chức lên cao

Một phó thủ tướng xem thường luật pháp, ông Nguyễn Hòa Bình sẽ là gì?

Hiện nay người ta căm ghét Trương Hòa Bình một, người ta sợ ông này xem thường luật pháp đến mười. Có lẽ với con người đã từng thời gian làm ở ngành công an, ngành kiểm sát và cả ngành tòa án, thì ông Bình có lẽ được Phạm Minh Chính phân công quản lý bộ tư pháp và Bộ Công An. Bộ tư pháp thì không có vai trò gì lớn, nhưng đáng nói là Bộ Công An. Khi bộ này có một ông bộ trưởng xem thường pháp luật như Tô Lâm và công thêm một ông phó thủ tướng xem luật pháp không ra gì như Nguyễn Hòa Bình thì có thể nói, xã hội Việt Nam vào những năm tới đây sẽ rất khó khăn.

Một khi Nguyễn  Hòa Bình dùng thói vô pháp tiến thân trong sự nghiệp chính trị của mình thì khi ông ta làm phó thủ tướng, đó cũng là triết lý sống của ông để có thể tiến xa hơn, tiến cao hơn nữa trên nấc thang danh vọng.

Nguyễn Hòa Bình không phải chỉ gieo rắc những án oan lên đầu dân mà ông còn là một người nói lời ngược ngạo không biết ngượng. Được biết, vào ngày 12/1/2021, khi báo cáo về công tác của các Toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, khi được hỏi về án oan thì ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định “Trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự”.  Thực tế ông ta đã bất chấp quy trình tố tụng hình sự xử oan Hồ duy Hải nhưng ông lại khẳng định “không có án oan”. Thái độ thách thức và xem thường dân như thế đôi khi nó lại có lợi cho đảng, nếu phối hợp với Tô Lâm thì ắt ông ta sẽ rất mạnh tay với dân, nếu dân làm cho chính quyền bất lợi.

Vụ án Hồ Duy Hải mãi mãi là vết nhơ không thể rửa sạch của ông Nguyễn Hòa Bình

Nguyễn Hòa Bình là tiền lệ xấu

ĐCS ngày càng trượt dài trên cái sai, cái ác mà không cách nào có thể trong sạch được. Ông Nguyễn Phú Trọng cứ hô hào đốt lò và ông đốt cũng khá nhiều nhưng trường hợp Nguyễn Hòa Bình thì ông không hề đốt đi thanh củi độc hại này. Điều này chứng tỏ ông Nguyễn Phú Trọng chỉ lo đấu đá nội bộ, thanh trừng phe cánh chứ ông đâu có chủ ý là cho đảng của ông sạch được? Ông có ý định làm cho Đảng sạch mà ông lại sủng ái Nguyễn Hòa Bình và Tô Lâm.

Thực ra trong chế độ chính trị này lấy uy tín với dân thì nó cũng chẳng giúp gì nhiều trong việc tiến lên cao. Để được lên cao thì người đó phải có lí lịch đỏ và khi lên cao thì không ngại làm ác nếu cần. Và hiện nay ai cũng thấy, Tô Lâm và Trương Hòa Bình đang sử dụng cách đi lên y hệt nhau. Đó là cứ đạp luật miễn làm sao đạt mục đích.

Làm cho dân căm ghét dễ hơn làm cho dân cảm tình. Mà ở trong ĐCS làm cho dân cảm thình có hai cách, cách thứ nhất là dùng tuyên truyền mị dân, và cách thứ nhì là làm điều tốt thật. Làm cách thứ nhất dễ, nhưng với điều kiện cá nhân đó phải ở tột đỉnh quyền lực trong đảng như Hồ Chí Minh hay như Nguyễn Phú Trọng hiện nay. Còn nếu nỗ lực thật sự để mang lại điều tốt đẹp cho dân thì gần như không có. Vì vậy nên người ta chọn cách làm ác và thách thức xã hội. Chỉ cần có quyền lực mạnh trong tay thì sẽ tiến thân tốt cho dù dân có căm ghét cỡ nào cũng không làm gì được. Nguyễn Hòa Bình là mẫu người đã làm như vậy và là mẫu người xấu cho các quan chức thế hệ sau noi theo.

Gây ra nỗi oan cho dân, chính là “tấm gương” của Nguyễn Hòa Bình để lại cho thế hệ sau noi theo

Bích Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Lại thêm trường hợp ‘hạt giống đỏ’ thăng quan thần tốc

>>> Ẩn mình chờ thời, Phạm Bình Minh “tung đòn hiểm” loại Trương Hòa Bình?

>>> Phúc thẩm vụ Đồng Tâm: 14 luật sư yêu cầu làm rõ những tình tiết mâu thuẫn trong vụ án

Dr. Thanh lên thớt, ai sẽ „xơi“ tài sản tỷ đô?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023