“Chở trộm” dầu từ Iran – VN vi phạm cấm vận

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=6-PdUQ8FiUY

Cả chục tàu dầu của Việt Nam, trong đó có tàu của các công ty thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (còn gọi là PetroVietnam hay PVN), bị phát hiện chở dầu từ Iran và Venezuela trong năm vừa qua nhưng chưa bị Hoa Kỳ trừng phạt, theo tin từ công ty phân tích dữ tình báo hàng hải Lloyd của Anh hôm 18/2.

Trang Lloyd’s List loan tin rằng 8 tàu chở dầu loại aframax và 2 tàu cổ điển nhỏ hơn của Việt Nam được xác định là có tham gia vào các hoạt động trốn tránh và lừa đảo để làm xáo trộn nguồn gốc và điểm đến của hàng hóa vận chuyển là dầu thô.

Theo dữ liệu tình báo hàng hải Lloyd’s, các tàu PVT Aurora, Aura, Camerona và tàu Explorer bị phát hiện bơm dầu thô từ Venezuela kể từ tháng 8/2020.

Tương tự, các tàu chở dầu aframax Abyss, Freedom, Explorer và tàu chở dầu PVT Dolphin có tham gia hoặc chuyển tiếp dầu từ tàu chở dầu thô của Iran trong 12 tháng qua.

Tất cả các con tàu này đều có quốc tịch Việt Nam, với các hình ảnh trong Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) có các khoảng gián đoạn không thể giải thích được khi tàu ở trong các khu vực trọng yếu trong khoảng thời gian cho phép đưa dầu ra khỏi Venezuela hay Iran,” trang Lloyd’s List Intelligence viết.

Công cụ tìm kiếm Marine Traffic và công cụ tìm kiếm trực tuyến của Cục Hàng hải Việt Nam (Vinamarine) cho biết các tàu này thuộc sở hữu của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans), trực thuộc PetroVietnam, hay của các doanh nghiệp khác mà PetroVietnam có cổ phần.

Trang PetroVietnam cho biết tàu dầu PVT Aurora được PVTrans tiếp nhận vào tháng 11/2019, có trọng tải 20.000 DWT, chuyên chở thuê định hạn cho khách hàng nước ngoài trên tuyến quốc tế.

VOA đã liên lạc với cả PetroVietnam và PVTrans để tìm hiểu thêm về thông tin như Lloyd loan báo, nhưng chưa được phản hồi.

Điểm đến đến cuối cùng của các tàu Việt Nam chở dầu từ Iran và Venezuela rất khó xác định, theo Lloyd, nhưng Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô bị cấm vận lớn nhất và các tàu dầu Việt Nam dường như tham gia vào mạng lưới phức hợp chuyển dầu từ tàu sang tàu (STS) ở ngoài khơi vùng biển giữa Malaysia và Indonesia, hay quần đảo Fujairah.

Theo Lloyd, các tàu chở dầu này của Việt Nam là một phần trong khoảng 130 tàu chở dầu được xác định là đã tham gia vào các hoạt động thương mại bị chế tài và chưa bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen hay bị trừng phạt.

Trang tin của Lloyd’s List Intelligence hôm 18/2/2021 về các tàu dầu của Việt Nam vi phạm cấm vận Iran và Venezuela. Ảnh chụp màn hình bài báo

Các nhà quan sát nhận định rằng nếu thông tin của Lloyd’s List Intelligence là đúng sự thật thì việc vi phạm lệnh cấm vận của các tàu dầu Việt Nam là rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với VOA:

Những chuyện vi phạm như thế thường có phần lời rất cao vì những việc làm như thế rất rủi ro. Khi bị phát hiện thì phải bị đối mặt với sự trừng phạt của quốc tế rất khốc liệt. Nếu việc này là thật thì hành động làm liều này là rất nguy hiểm.”

Từ Tp. Hồ Chí Minh, ông Quang Hữu Minh, một người quan tâm đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam, phân tích:

Việc Iran và Venezuela bị cấm vận buộc Trung Quốc phải tìm cách để có nguồn cung dầu mỏ. Và Việt Nam là quốc gia “tiếp viện” cho các nước này, cùng với mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Trung Quốc lâu nay.

Tôi nghĩ rằng chắc chắn Mỹ sẽ cấm vận các công ty thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam vì vi phạm lệnh cấm vận này.

Nhưng tôi cho rằng phía Việt Nam đã biết trước việc này.”

Trước đó, vào tháng 12/2020, Hoa Kỳ trừng phạt Công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam (PCT) và ông Võ Ngọc Phụng, giám đốc của công ty, vì vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran.

Hôm 16/12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ ra thông cáo đưa ông Võ Ngọc Phụng, 39 tuổi, và Công ty PCT vào danh sách Các Cá nhân và Thực thể bị Chỉ định Đặc biệt (SDN) thuộc diện quản lý của Văn phòng Quản trị Tài sản Nước ngoài (OFAC), vì Washington cho rằng công ty này đã “tham gia vào các giao dịch đáng kể trong việc vận chuyển dầu từ Iran”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng sau đó nói rằng Việt Nam “lấy làm tiếc” về việc trừng phạt này, bà cho biết thêm biết rằng quan hệ giữa Việt Nam và Iran luôn “công khai, minh bạch và hợp pháp”.

Trước đó, Công TNHH Thịnh Cường ở Hải Phòng, một doanh nghiệp vận tải khác của Việt Nam, cũng bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ chế tài vì vi phạm lệnh cấm vận đối với Triều Tiên.

Ảnh: ngoại trưởng Hoa kỳ Mike Pompeo.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 16/12/2019 loan báo áp đặt chế tài lên Công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam, theo sắc lệnh hành pháp 13846 vì cố ý tham gia, trong hoặc sau ngày 5/11/2018, trong một vụ giao dịch quan trọng để vận chuyển sản phẩm dầu từ Iran.

Thông cáo cùng ngày của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết thêm Bộ cũng áp đặt chế tài theo sắc lệnh hành pháp 13846 lên Giám đốc công ty là Võ Ngọc Phụng trong tư cách giới chức điều hành chính của công ty.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng áp đặt chế tài lên các công ty có trụ sở tại Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, tố cáo các công ty này hỗ trợ việc bán sản phẩm hoá dầu của Iran trong lúc Washington gia tăng áp lực lên Tehran.

Hành động này diễn ra trong lúc chính quyền Trump trong vài tuần liên tiếp hầu như mỗi ngày đều ban hành chế tài phần lớn nhắm vào Iran.

Các lãnh vực hóa dầu và dầu của Iran là nguồn tài trợ chính của chế độ Iran, được dùng để hỗ trợ nghị trình đối nội và đối ngoại xấu xa của Iran,” Bộ trưởng Tài chánh Mỹ Steven Mnuchin nói.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay các chế tài mới ban hành sẽ làm giảm khả năng chế độ Iran vi phạm nhân quyền đối với người dân Iran.

Chúng tôi lặp lại chỉ có thay đổi cơ bản về thái độ hành xử của chế độ Iran mới có thể dẫn tới con đường dỡ bỏ chế tài,” thông cáo kết luận.

Việt Nam có vi phạm cấm vận khi bán tàu vận tải cho Triều Tiên?

Tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ tiết lộ vào ngày thứ Năm, 5-3-2020 rằng Bắc Hàn đã mua một chiếc tàu vận tải có trọng tải 16 ngàn tấn của Việt Nam hồi giữa năm 2018. Chiếc tàu này vốn có tên là Fortuna, thuộc sở hữu của Công ty tàu biển Việt Nam, Vinalines, hiện đã đổi tên là Thái Bình (Tae Pyong) và mang cờ Bắc Hàn.

WSJ cho biết Vinalines bán chiếc tàu này vì khó khăn về tài chính. Công ty vận tải biển này là một công ty nhà nước vốn có liên quan đến những đại án tham nhũng tại Việt Nam trong mấy năm qua. Vinalines đã không trả lời WSJ về việc bán chiếc tàu này cho Bắc Hàn.

Vào tháng Giêng năm nay, 2020, các ghi nhận về tàu biển quốc tế cho biết chiếc Thái Bình nằm ở một hải cảng miền Tây của Bắc Hàn. Nhưng từ khi đổi chủ đến nay, chiếc tàu này chỉ bị nhận diện một lần đó.

Các chuyên viên hàng hải cho rằng có thể là nhà cầm quyền Bắc Hàn không cho chiếc tàu này phát sóng radio để tránh bị nhận diện, hoặc có thể chiếc Thái Bình đã phát sóng với tín hiệu là căn cước của một chiếc tàu khác.

Đây là những cách thức mà Bình Nhưỡng hay dùng để che giấu những con tàu của họ để né tránh lệnh cấm vận.

Hiện Bắc Hàn bị Liên Hiệp Quốc và Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vì chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân của nước này.

Nhưng hai quốc gia được cho là hay vi phạm lệnh cấm vận nhất là hai đồng minh “kín đáo” của Bắc Hàn là Nga và Trung Quốc.

Người ta thường thấy các con tàu của Bắc Hàn chở nguyên vật liệu đến các cảng của Hoa Lục.

Cả Hoa Lục và Bắc Hàn đều phủ nhận những cáo buộc này.

Mỹ và các đồng minh châu Á thường tổ chức những cuộc tuần tiễu chung trên biển, và có lần đã bắt giữ tàu của Bắc Hàn chở hàng hóa vi phạm lệnh cấm vận.

Cho tới hiện nay Việt Nam vẫn chưa bị cáo buộc là vi phạm lệnh cấm vận Bắc Hàn.

Malaysia bắt giữ tàu chở dầu Việt Nam sau khi tàu này đến Triều Tiên

Một tàu chở dầu của Việt Nam đến Triều Tiên hồi tháng Hai năm 2019, đã bị Malaysia bắt giữ khi tàu này neo đậu ở ngoài khơi bờ biển Malaysia, các quan chức hàng hải cho biết theo bản tin ngày 12/12/2019 của Reuters.

Hãng Reuters trích dữ liệu vận chuyển tàu Refinitiv, cho thấy, tàu Việt Tín 01 đã đến bên ngoài cảng Nampo trên bờ biển phía Tây của Triều Tiên vào ngày 25/2/2019, mang theo 2.000 tấn xăng dầu, ngay trước cuộc hội đàm giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội.

Không rõ liệu tàu chở dầu có bốc dỡ hàng tại Nampo hay không. Theo lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, Triều Tiên bị giới hạn nghiêm ngặt trong nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) cho biết, một nhóm sĩ quan đã lên tàu chở dầu vào Chủ nhật (9/12/2019) sau khi phát hiện tàu neo đậu không có sự cho phép ngoài khơi bang Johor phía Nam Malaysia.

Cơ quan này cho biết, một người Việt Nam là máy trưởng tàu chở dầu, 61 tuổi, nói rằng con tàu đã bị trôi dạt khỏi vị trí ban đầu.

Giám đốc của cơ quan MMEA bang Johor, Aminuddin Abdul Rashid cho biết trong một tuyên bố đăng trên tài khoản facebook của cơ quan này, nói rằng:

Trước đó, tàu của cơ quan được chỉ định tới địa điểm đã cố gắng liên lạc với tàu chở dầu qua radio và loa phóng thanh, nhưng không nhận được phản hồi và nghi ngờ tàu bị bỏ rơi”.

Ông Aminuddin nói rằng thành viên thủy thủ đoàn đã bị giam giữ để điều tra thêm, nhưng không cho biết liệu con tàu có đang bị điều tra vì liên kết với Triều Tiên hay không.

Reuters cho hay, các cuộc gọi đến Viet Trust Shipping Corp., có trụ sở ở TP.HCM, chủ sở hữu theo đăng ký của tàu Việt Tín 01 không có phản hồi.

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ra Luật hải cảnh – TQ đuổi quân đội VN vào bờ

>>> Ân nghĩa giữa Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng giúp được gì cho Nguyễn Thanh Nghị?

>>> Hơn 200 người được Đại học Đông Đô cấp bằng giả là những ai?

Việt Nam: Tướng quân đội tràn sang ngành tuyên giáo


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023