Đảng “mơ” liêm chính – Cán bộ “Ăn” Tiền

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=e1ydh57YqRQ

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, diễn ra vào sáng ngày 7/1, tuyên bố rằng Chính phủ quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “liêm chính, bản lĩnh”, có phẩm chất chính trực, năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình mới của đất nước.

Ông M., một cư dân ở Sài Gòn và hiện làm việc trong cơ quan nhà nước, vào ngày 8/1, lên tiếng với RFA rằng theo ghi nhận của ông những năm vừa qua thì tuyên bố vừa nêu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình là thêm một lần nữa thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong chủ trương làm trong sạch bộ máy cán bộ, công chức.

Những cán bộ nằm trong bộ máy Nhà nước từ hành chính cho đến an ninh công lực, những vấn đề vi phạm điều lệnh hoặc các quy tắc trong công việc, mà nếu người dân phản ảnh và có bằng chứng thì nhanh chóng xử lý liền trong ngày hôm sau.

Có những video đăng trên Facebook hay Youtube…thì ngày mai bị phát hiện là nội bộ sẽ xử lý liền luôn bằng hình tạm đình chỉ trong buổi chiều.

Báo chí loan tin trễ hơn 1-2 ngày. Khi tạm đình chỉ thì sẽ có 15 ngày để giải trình.

Trong 15 ngày cho đương sự giải trình mà chứng cứ rõ ràng quá và tùy theo tính chất để thuyên chuyển công tác, đưa về các vị trí ‘ngồi chơi xơi nước’ hoặc những vị trí mà đương sự bị rơi vào thế chản nản và xin nghỉ vệc luôn.”

Ông M. chia sẻ thêm rằng những kết quả từ các vụ tham nhũng bị phanh phui và xử lý đang góp phần chấn chỉnh và thanh lọc thành phần cán bộ, công chức tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của RFA thì nhiều người dân và không ít thành phần nhân sĩ trí thức trong nước cho rằng công cuộc chống tham nhũng do Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động chỉ là “việc đốt lò” nhằm để thanh trừng phe phái nội bộ.

Một số trưng dẫn mà những người dân Đài RFA tiếp xúc đưa ra rằng các vụ án tham nhũng tiếp tục được xét xử trong những năm qua, nhưng song song đó thì hàng ngàn đảng viên, cán bộ từ địa phương đến trung ương vẫn sai phạm và bị kỷ luật.

Điển hình, báo giới quốc nội hồi tháng 9/2020 loan tin Hà Nội có hơn 4100 đảng viên và 59 tổ chức đảng bị kỷ luật.

Trước đó vào đầu năm 2020, Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công bố số liệu hằng ngàn tổ chức Đảng, hằng vạn cấp ủy viên và hơn 54.500 đảng viên bị thi hành kỷ luật trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019.

Ảnh 1: Gần 200 người được ĐH Đông Đô cấp bằng giả trong thời gian từ 2015-2017, trong đó 55 người được xác định là “những người có uy tín, vị trí chủ chốt tại các cơ quan ban, ngành”.

Không thể nào thực hiện được mục tiêu?

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, vào tối hôm 8/1 nói với RFA về tuyên bố nêu trên của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình:

Mong muốn có một đội ngũ cán bộ giỏi giang, liêm khiết thì người ta nói nhiều.

Chuyện này không phải đến bây giờ người ta mới nói mà người ta đã nói và tiếp tục cứ sang năm, sang năm nữa thì người vẫn nói như thế.

Tuy nhiên, tôi cho rằng đấy cũng chỉ nói lên mong ước của họ chứ không thể thực hiện được.

Tại vì, tiêu chuẩn mà người ta đề ra để lựa chọn cán bộ cũng như cách người ta thực hiện việc lựa chọn cán bộ thì phải làm theo đường lối cán bộ của Đảng CSVN lãnh đạo, mà đường lối đấy phạm phải những điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học.

Tôi cho rằng vẫn cứ làm theo đường lối cán bộ của Đảng thì chỉ có thể tuyển chọn được những kẻ cơ hội, có nhiều mưu mô và rất khó chọn được những người gọi là giỏi giang, chính trực, liêm khiết.”

Hồi trung tuần tháng 11/2020, tân Bí thư TP.HCM-ông Nguyễn Văn Nên, tại một sự kiện, cũng đã kêu gọi lãnh đạo gương mẫu.

Ông Nguyễn Văn Nên nói rằng “Muốn người dân tin tưởng, đồng lòng, cán bộ lãnh đạo các cấp phải gương mẫu, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.”

Vào thời điểm đó, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại nói với RFA rằng điều tân Bí thư TP.HCM, ông Nguyễn Văn Nên nói là hoàn toàn đúng.

Thế nhưng, ông Lê Văn Triết nhấn mạnh:

Muốn cho dân tin tưởng thì cán bộ phải gương mẫu, mà gương mẫu thì phải nói theo cái nguyện vọng chính đáng của người dân, chứ còn nguyện vọng của dân như thế này mà anh nói thế kia… thì làm sao người ta tin tưởng được.”

Ảnh 2: Nguyên Tổng bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh (phải) ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng tại nhà riêng khi đã về hưu

Tiếp lời ông Lê Văn Triết, luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên Đảng CSVN, người có gần 50 năm tuổi đảng, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, giải thích với RFA:

Việc này người ta thường nói là ‘Thượng bất chính, hạ tắc loạn’. Đất nước này bị hư đốn do có nhiều nguyên nhân.

Nếu những người đứng đầu đất nước này mà làm gương không tham nhũng, không làm sai thì tự nhiên trật tự nó ổn định trở lại.

Cho nên trong những nguyên nhân sai trái là người lãnh đạo không gương mẫu, trong đời sống riêng tư, trong sinh hoạt, và nhất là thâm lạm tiền của nhân dân đất nước.”

Mới đây nhất, Thiếu tướng Phan Anh Minh-nguyên Phó Giám đốc Công an TP.HCM, phát biểu tại Hội nghị lần thứ 5 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2019-2024, được tổ chức vào sáng ngày 7/1 rằng “hoạt động phòng chống tham nhũng của Mặt trận Tổ quốc chỉ là tuyên truyền”.

Đảng CSVN trong nhiều năm phát động và duy trì phong trào cán bộ, công chức “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Tuy nhiên, phong trào không đạt được kết quả như mong đợi qua minh chứng tại một phiên họp hồi cuối tháng 7/2019, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng cảnh báo tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đức về nhiều mặt ngày càng đông thì sẽ dẫn đến nguy cơ Đảng không còn uy tín lãnh đạo đối với nhân dân Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống khẳng định với RFA rằng nếu như Đảng CSVN lãnh đạo không thay đổi quan điểm về đường lối cán bộ, qua việc tuyển chọn cán bộ theo Chủ nghĩa Marx-Lenin và trung thành với Đảng CSVN thì ước mơ cán bộ liêm chính sẽ không bao giờ thành sự thật.

Ảnh 3: Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, người phát ngôn rằng ông Lê Đình Kình là “Cường hào địa chủ” đã bị dân mạng soi thấy sợi dây nịt mà ông đeo là của nhãn hiệu HERMES với giá 5000 USD một chiếc, tức hơn 100 triệu đồng

Lãnh đạo cần làm gương công khai tài sản và để dân giám sát!

Nghị định số 130/2020 của chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước ban đầu dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2020.

Nhưng theo ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Pháp chế cho báo chí biết, vì tính chất phức tạp của nghị định, nên chưa thể hoàn thành vào cuối năm 2020, mà sẽ bắt đầu từ ngày 1/1 và hoàn thành trong quý 1 năm 2021.

Những quy định mới trong Nghị định 130 sẽ cho phép ‘xác minh ngẫu nhiên với bất cứ người nào và không vì lý do gì’.

Ông Đinh Văn Minh giải thích nghị định này sẽ hỗ trợ rất lớn cho công tác phòng chống tham nhũng, vì cho phép các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ một cách ngẫu nhiên.

Bất cứ người nào cũng có thể bị xác minh, vào bất cứ lúc nào và không vì lý do gì. Ông Minh cho rằng đây là cảnh báo cho tất cả những người muốn che giấu tài sản bất minh.

Ảnh 4: nhà thiết kế áo dài Võ Việt Chung tiết lộ là đã may cho bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân khoảng 300 bộ áo dài từ năm 2016 cho đến nay và mỗi bộ áo dài của bà Kim Ngân sẽ tốn từ vài chục đến trăm triệu

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do từ Sài Gòn hôm 5/1, cho biết ý kiến của mình:

Nói vậy chứ có làm được gì đâu, có ai kê khai gì, lâu lâu có chỗ nổi cộm thì lại lôi ra… rồi lập hồ sơ, mở phiên tòa, rồi lại kết luận gây hậu quả nghiêm trọng do kém ý thức tổ chức… chứ có giải quyết gì đâu.

Theo tôi muốn giải quyết vấn đề này phải nghiêm minh từ bên trong, từ trên xuống, nghiêm tức trong tổ chức thực hiện.

Chứ không phải muốn nói gì thì cứ nói đại một cái, đưa ra văn bản này, văn bản nọ, nói thế thì ai nghe, ai làm, chả đi đến đâu, họ hết việc làm rồi…”

Theo ông Lê Văn Triết, nếu kê khai mà tài sản bị tẩu tán hay che giấu không khai sự thật, vi phạm quy định, nghị định về kê khai tài sản… thì phải bị xem xét để xử lý, như vậy mới công bằng trong xã hội, mới nghiêm minh trong việc kê khai tài sản và minh bạch trong việc sở hữu tài sản.

Việc xác định cán bộ phải kê khai tài sản theo Vụ trưởng Pháp chế Đinh Văn Minh, sẽ được thực hiện theo hình thức bốc thăm, chứ không phải tất cả cán bộ sẽ lần lượt phải kê khai tài sản.

Điều này khiến dư luận lo ngại nghị định này cũng sẽ đi theo vết xe đổ của việc hô hào kê khai tài sản cán bộ trước đây.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, hiện là thành viên nhóm Lập quyền dân, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 5/1, nhận định:

Vấn đề kê khai tài sản cán bộ được đặt ra từ lâu, nhưng làm một cách hời hợt, không nhất quán, kiểu như làm cho có chuyện… Thành ra dân không tin, bởi vì kê khai tài sản bất minh tỷ lệ rất thấp, chỉ có một hai trường hợp kê khai không đúng, người ta cho rằng đấy là trò tào lao đánh lừa dân.

Bởi vì bây giờ ai cũng thấy quan chức lãnh đạo từ huyện, từ xã đến tỉnh thì họ giàu kinh khủng, nhưng cách kê khai của họ làm dân không tin vào chuyện này.

Họ cho rằng việc này là bày ra cho có vẻ là minh bạch rõ ràng, nên người ta không tin lắm vào biện pháp này.”

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, đầu tiên hết phải kê khai tài sản của những người thuộc Bộ Chính trị, những người này phải làm gương công khai rõ ràng, thì người dân mới tin được.

Ông nói tiếp:

Thứ hai nữa, trong kê khai tài sản thì dấu hiệu bất minh rất rõ, một chủ tịch huyện mà có thể làm một tòa lâu đài nguy nga thì phải biết là tiền ở đâu?

Bố mẹ anh có mỏ vàng để lại, hay anh có tài sản gì để có thu nhập như thế… thì cần làm cho rõ. Những việc kiểm tra tài sản lâu nay theo tôi là làm không tốt, làm một cách rất là trớt chát, như vị ở Yên Bái chẳng hạn…

Tôi nghĩ phải làm một cách nào đó để dân có thể giám sát, nếu dân chỉ ra tài sản bất minh thì phải điều tra nghiên cứu đến nơi đến chốn nguồn gốc tài sản ở đâu…”

Ảnh 5: báo chí nước ngoài tiết lộ câu chuyện Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc đã chi ra 2.5 triệu Đô La tương đương 60 tỷ đồng để mua Quốc tịch đảo Síp từ năm 2018, cả vợ và con ông Quốc đều có quốc tịch đảo Síp

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trung Quốc toàn trị và hiếu chiến buộc phương Tây phải đối đầu

>>> Vì sao Nguyễn Phú Trọng xử Đinh La Thăng ngay sát ngày đại hội?

>>> Đại hội 13: Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ‘có thể là trường hợp đặc biệt’

Quyết chiến tay ba, Nguyễn Phú Trọng đại thắng


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023