Nguyễn Phú Trọng cho xử 3 nhà báo độc lập để trả thù?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=KZbULxDbVes

Ngày 5/1/2021 ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam bao gồm Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn sẽ bị xét xử tại một tòa án ở Sài Gòn. Trong đó ông Phạm Chí Dũng  là Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Đặc biệt là ông Phạm Chí Dũng, người có rất nhiều bài báo phản ánh tiêu cực của chính quyền CS, đặc biệt là vấn đề đấu đá cung đình Cộng Sản.

Theo thông báo trên các tờ báo nhà nước CS thì 3 ông gồm Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị truy tố theo khoản 2 Điều 117 Bộ Luật hình sự 2015 “Làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống Nhà nước.”

Trước đó 1 tháng, Viện Kiểm sát ở thành phố Hồ Chí Minh chính thức đưa ra cáo trạng đối với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng với khung bị hình phạt dự kiến là từ 10 đến 20 năm. Tuy nhiên cũng như bao tù nhân lương tâm khác, ông Dũng vẫn khẳng định rằng ông “không vi phạm pháp luật,”.

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng

Được biết những bài viết của ông Phạm Chí Dũng rất sắc bén, mỗi bài như những nhát dao khoét vào những vết loét của chế độ. Đặc biệt là những trò đấu đá giữa phe Nguyễn Phú Trọng và phe Ba Dũng được ông khai thác triệt để. Chắc chắn những bài báo này làm cho ông Nguyễn Phú Trọng thấy khó chịu. Ông Phạm Chí Dũng cũng thường xuyên có những bài phê bình về chính trị và kinh tế trên VOA, RFA.

Với Nguyễn Phú Trọng, hội nhà báo độc lập là cái gái cần phải nhổ và mức án dự trù cho ông Phạm Chí Dũng cũng đã nói lên tất cả. Quan tham ngàn tỷ thì có án chỉ 5 năm, nhưng Phạm Chỉ Dũng thì bị đề nghị mức án rất cao sơ với những mức mà CS áp dụng cho người của họ.

Dù rất khôn khéo, nhưng ông Phạm Chí Dũng vẫn không thoát khỏi bàn tay Nguyễn Phú Trọng?

Ông Phạm Chí Dũng có học vị tiến sĩ với người thầy hướng dẫn là giáo sư Trần Trung Hậu – một chuyên gia về “Kinh tế chính trị học Mác Lênin”, do đó ông hiểu rất rõ rằng nguyên tắc thượng tôn pháp luật đòi hỏi các chủ thể có liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật, và trách nhiệm giải trình trước các chủ thể khác, từ đó mới có thể tạo lập sự tin cậy, tính công bằng trong áp dụng pháp luật, ngăn ngừa sự tùy tiện trong việc xây dựng và thực thi pháp luật.

Ông Nguyễn Phú Trọng, kẻ không thích hội nhà báo độc lập

Chính quyền CS luôn hô hào chống tiêu cực, tuy nhiên đó chỉ là đòn mị dân, còn thực tế thì chẳng có quan chức nào muốn bị báo chí phanh phui tiêu cực cả. Tuy nhiên, với tinh thần thượng tôn pháp luật ông Dũng không ngần ngại chống tiêu cực bằng ngòi bút của mình. Ông đã viết trong một thời gian dài và ông đã khéo léo viết với mức độ không quá gay gắt để né được sự trừng phạt của chế độ. Và ông đã sinh sống và viết rất nhiều năm trước khi bị bắt. Thực tế ông không có tội, nhưng vì sự lo sợ nên bằng mọi cách chính quyền phải bắt ông.

Ngày 21/ 11/2019 chính quyền CS đã không thể nhịn được và cho bắt sau đó gán cho ông tội vô lí. Chính vì thế ông Phạm Chí Dũng nhận cáo trạng và ghi vào giấy nhận cáo trạng rằng: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam” và ông ký tên,”.

Ông Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, quê Đồng Tháp, ngụ quận Tân Bình, Sài Gòn. Theo đánh giá của chính quyền CS thì ông Phạm Chí Dũng làm nghiêm trọng và rất nguy hiểm đối với họ.

Hồi tháng 3/2013, Công an Việt Nam đã đình chỉ điều tra vụ việc ông Phạm Chí Dũng bị bắt vì nghi tội lật đổ hồi tháng 7/2012.

Khi đó, nhà báo này bị bắt khẩn cấp vì nghi biên soạn tài liệu ‘nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Sau đó, ông Phạm Chí Dũng bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (theo Điều 88 Bộ luật hình sự).Tuy nhiên sau sáu tháng tạm giữ, công an đã thông báo cho ông về việc đình chỉ điều tra và kết thúc vụ án.

Tiểu sử ông Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, quê quán tại tỉnh Đồng Tháp, là cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, Phạm Chí Dũng về công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM.

Trước năm 2013, Phạm Chí Dũng có 30 năm phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam, chính quyền Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông theo đuổi văn chương từ 1986 và trong những năm gần đây viết nhiều bài dưới các bút danh khác nhau cho tạp chí Phía Trước, bàn về một số chủ đề bị cho là tế nhị ở Việt Nam như tự do báo chí, tham nhũng, nhóm lợi ích cũng như kiểm soát của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nền kinh tế.

Ngày 5 tháng 12 năm 2013, vì không đồng tình với đường lối chính trị độc tài của ĐCS ông Dũng làm đơn xin ra khỏi đảng sau 20 năm làm đảng viên. Lúc đó ông nêu lí do là vì:”Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân“.

Nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris, lần đầu tiên đã công bố danh sách “100 anh hùng thông tin” năm 2014, gồm các nhà báo và blogger ở 65 quốc gia trên thế giới. Trong số ba người Việt Nam được vinh danh, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.

Khi ra ra phi trường Tân Sơn Nhất để tham dự cuộc hội thảo về vấn đề dân chủ và nhân quyền cùng buổi kiểm điểm nhân quyền UPR do Liên Hiệp Quốc tổ chức mà Việt Nam là một trong những nước phải trả lời việc này vào ngày 5 tháng 2 năm 2014 ở Geneva, do tổ chức UN Watch mời, Phạm Chí Dũng đã bị công an tịch thu hộ chiếu. UN Watch, một tổ chức giám sát về nhân quyền và dân chủ của Liên Hiệp Quốc, là một trong những tổ chức chính xây dựng nên cuộc hội thảo này[6].

Ngày 04 tháng 7 năm 2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập với Phạm Chí Dũng làm chủ tịch.

Ngày 17 tháng 7 năm 2012 ông bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu ‘nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Sau đó, ông bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (theo Điều 88 Bộ luật hình sự). Khi bị bắt, ông Dũng là một cán bộ công tác tại ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Tuy nhiên sau sáu tháng tạm giữ, công an đã thông báo cho ông về việc đình chỉ điều tra và kết thúc vụ án.

Ông Phạm Chí Dũng khi chưa bị bắt

Ngày 25/06/2015, Phạm Chí Dũng đã bị đưa đến cơ quan an ninh điều tra để « hỏi về các vấn đề liên quan đến vụ án ông Nguyễn Quang Lập». Trong 8 giờ bị câu lưu và thẩm vấn, công an cũng đã yêu cầu ông Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động trang “Việt Nam Thời Báo” của Hội Nhà báo Độc lập.

Ngày 21 tháng 11 năm 2019, ông bị Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố và bắt giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 – Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tình hình sức khỏe của ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy

Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng thì chính là do việc cơ quan An ninh Điều tra của Công an và nhà nước không cho Luật sư được tham gia bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ từ sau khi họ bị bắt, nên tới nay luật sư và gia đình không có bất cứ một thông tin nào về sức khỏe của ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy. Tuy nhiên thân nhân của hai ông dù không được gặp nhưng được gửi đồ vào tiếp tế.

Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn

Hiện cả ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy đều đang bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu, là trụ sở của cơ quan An ninh Điều tra, Công an TP Hồ Chí Minh. Sau khi đã được thông báo chính thức của cơ quan An ninh Điều tra là họ đã kết thúc điều tra vụ án, thân nhân của ông Phạm Chí Dũng, cũng như vợ ông Nguyễn Tường Thụy là họ có thể liên hệ với nơi giam giữ để họ cho thăm gặp nếu được cho phép.

Ông Dũng và Thụy bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, nhưng hai ông lại thuộc sự quản lý của trại giam Chí Hòa, trại giam này có hai cơ sở: một là trại giam Chí Hòa và thứ hai nữa là tại số 4 Phan Đăng Lưu. Trước khi bị bắt ông Thụy trước có bị ốm đau. Và trong quá trình giam giữ, chính quyền không hề cho người nhà hay luật sư biết rõ về tình trạng sức khỏe của ông.

Lá bài của Nguyễn Phú Trọng

Bản chất của CS là dùng dùng những bản án gán lên những người bất đồng chính kiến là để ngã giá với quốc tế, mà đặc biệt là với Mỹ. Bắt giam và xét xử những thành viên hội nhà báo độc lập nhằm mục đích rằng, Nguyễn Phú Trọng muốn ngã giá với Washington về những thỏa thuận thương mại. Các tù nhân lương tâm là là một mỏ khai thác vàng cho ĐCS, họ bắt các nhà bất đồng chính kiến là nhằm 2 mục đích: Mục đích thứ nhất là để làm vừa lòng Bắc Kinh rằng, bộ máy đàn áp của Ba Đình vẫn hoạt động hiệu quả; Mục đích thứ hai là để có người dự trữ nhằm mục đích ngã giá về những đòi hỏi nhân quyền của phía Mỹ để tìm kiếm sự nhượng bộ của các quốc gia này trong việc kí kết hiệp định thương mại.

Nguyễn Phú Trọng, một con người tàn bạo với người Việt yêu tự do

Đại hội Đảng sắp diễn ra, ông Nguyễn Phú Trọng tranh thủ mang vụ án này ra xử như là công việc cuối cùng ông phải hoàn thành, bởi vì qua đại hội chưa chắc gì ông còn tại vị.  Cho đến nay, khâu quan trọng nhất của mọi Đại hội là mảng nhân sự. Sau vụ 3 đặc khu cách đây mấy năm, ông Nguyễn Phú Trọng nhận thấy bị “sập bẫy”, nên giờ này ông chẳng còn mấy tin ai và số cận thần xả thân vì ông cũng giảm dần. Ngay cả danh sách khoảng 200 trung uỷ mà ông tốn bao công sức để “chốt hạ” cho đến giờ này vẫn chưa đâu vào đâu và nhiều khả năng phải xoá sổ để cơ cấu lại. Cũng chưa thật rõ, trong số trung uỷ ông định cơ cấu, liệu có ai dính đến các đại án mà ủy ban kinh tế trung ương vừa công bố mới đây? Trong bối cảnh ấy, để tồn tại một kho thông tin “không chính thức” như Việt Nam Thời Báo mà lại có những bài viết làm xã hội chú ý hợn những tờ báo nhà nước nên ông Trọng phải xử mạnh. Tóm hết bỏ tù thật nặng, áp những bản án phi lí lên những người thực hiện quyền tự do ngôn luận được hiến pháp quy định nó như là một thông điệp của nguyễn phú Trọng rằng, ĐCS càng ngày càng bất chấp vì sự tồn vong của đảng. Đó là cách bảo vệ đảng rất điên cuồng và phản tiến bộ của ông Nguyễn Phú Trọng. Sẽ không thể bóp chết tự do dù cho có điên cuồng như thế nào đi nữa.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Người dùng bằng giả của Đại học Đông Đô sẽ tự khai báo?

>>> Dân bị cấm bàn tán về nhân sự tứ trụ?

>>> Việt Nam giam giữ 258 tù nhân lương tâm – Thống kê mới nhất của Người Bảo vệ Nhân quyền

Đảng mục nát – Chính phủ đề xuất cấy nhân tài


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023