Tổng thống Donald Trump liên tiếp ra đòn nhằm vào Việt Nam

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=bcwg9_61csk

Chỉ trong một ngày 16/12 mà chính quyền Việt Nam liên tiếp nhận hai tin xấu từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Trong khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ thì Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trừng phạt Công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam (PCT) và Giám đốc công ty là ông Võ Ngọc Phụng, vì cho rằng công ty này đã “tham gia giao dịch đáng kể trong việc vận chuyển dầu từ Iran”.

Chính quyền Trump hôm 16/12 đã chính thức dán nhãn thao túng tiền tệ lên Việt Nam và Thụy Sĩ.

Bộ Tài chính Mỹ nói rằng trong khoảng thời gian tính tới tháng 06/2020, Thụy Sĩ và Việt Nam đã can thiệp mạnh vào thị trường tiền tệ nhằm điều chỉnh hiệu quả cán cân thanh toán.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Mnuchin cho biết trong một tuyên bố rằng bộ này “đã thực hiện một bước quyết liệt ngày hôm nay để bảo vệ tăng trưởng kinh tế và cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ“.

Để bị dán nhãn thao túng tiền tệ, các quốc gia ít nhất phải vi phạm ba tiêu chí: Có thặng dư thương mại song phương hơn 20 tỷ đôla với Hoa Kỳ; can thiệp ngoại hối vượt quá 2% tổng sản phẩm quốc nội; thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu vượt quá 2% GDP.

Việt Nam và Thụy Sĩ vượt xa các tiêu chí này, với mức can thiệp ngoại hối lần lượt là 5% và 14% GDP.

Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết Việt Nam can thiệp ngoại hối một phần bằng cách hạ giá tiền đồng là nhằm đạt được lợi thế thương mại, trong khi Thụy Sĩ là nhằm ngăn chặn việc điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả.

Ảnh chụp màn hình Báo cáo về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ hôm 16/12 trên trang web của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ trong đó thông báo việc chính thức đưa Việt Nam và Thụy Sỹ vào danh sách các nước thao túng tiền tệ

Việc bị dán nhãn thao túng tiền tệ sẽ khiến Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ hạn chế quyền tiếp cận các hợp đồng mua sắm chính phủ và nguồn tài chính cho phát triển, theo luật Mỹ.

Việt Nam cũng có thể bị Mỹ đánh thuế lên một số hàng hóa xuất khẩu do cố tình hạ giá tiền đồng – kết quả của một cuộc điều tra riêng của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ được thúc đẩy từ báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ.

Hãng truyền thông Reuters cho biết Phòng Thương mại Mỹ hôm 16/12 kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ không áp thuế lên Việt Nam do cáo buộc định giá thấp tiền đồng, đồng thời cho rằng Việt Nam không đáp ứng ba tiêu chí của Bộ Tài chính Mỹ để dán nhãn một nước là thao túng tiền tệ.

Trong một cuộc phỏng vấn, lãnh đạo Phòng Thương mại Mỹ nói rằng bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm áp thuế lên Việt Nam trước phiên điều trần cuối tháng 12 sẽ bỏ qua các thủ tục đã được thiết lập và “gửi một thông điệp xấu đến Việt Nam“, đồng thời sẽ gây tổn hại mối quan hệ song phương.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp lo ngại Trump có thể áp thuế lên Việt Nam trước phiên điều trần vào cuối tháng 12, nhưng một nguồn tin của Reuters đánh giá rằng việc này có vẻ khó xảy ra.

Trung Quốc, cũng từng bị dán nhãn thao túng tiền tệ vào tháng 08/2019 khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung lên đến đỉnh điểm, nhưng đã được ‘trắng án’ vào tháng 01/2020, hai ngày trước khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ký kết một thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1“.

Tuy nhiên, báo cáo tháng 12/2020 của Bộ Tài chính Mỹ lại tiếp tục đưa Trung Quốc vào danh sách giám sát cùng 9 nền kinh tế, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ. Những nước này bị Mỹ đánh giá là có thể đã cố tình phá giá đồng tiền của nước mình so với đồng đôla.

Đại dịch COVID-19 đã làm lệch dòng chảy thương mại và làm gia tăng thâm hụt của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại, một nguyên nhân gây khó chịu cho Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump, người đã nhậm chức cách đây 4 năm một phần nhờ lời hứa thu hẹp khoảng cách thương mại của Hoa Kỳ.

Ảnh: Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin

Về phần mình, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ làm việc với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ để đảm bảo một mối quan hệ thương mại “hài hòa và công bằng“, và rằng Việt Nam coi trọng mối quan hệ kinh tế – thương mại ổn định và bền vững với Hoa Kỳ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố trong một văn bản khẳng định: “Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong nhiều năm đã được điều hành theo hướng kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định vĩ mô và không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.”

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.

Đồng thời giải thích rằng việc Việt Nam mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua là nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.

Chiều 17/12, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có thông tin cụ thể về vấn đề này. Báo chí cũng đã đăng tải đầy đủ. Trong 25 năm qua, đặc biệt là từ khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, thương mại và đầu tư.

Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ, thực hiện nghiêm túc các cam kết cấp cao, thỏa thuận thương mại giữa hai nước cũng như các cam kết thương mại đa phương khác. Việt Nam cũng duy trì đối thoại và tham vấn trên tinh thần xây dựng với phía Hoa Kỳ để xử lý các vấn đề vướng mắc trong quan hệ kinh tế, thương mại song phương theo hướng bền vững và hài hòa lợi ích của cả hai bên”.

Ảnh: Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, khi có bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong quan hệ hai nước, Việt Nam đều có trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tinh thần thẳng thắn và cởi mở nhằm tháo gỡ các vấn đề này. Việt Nam luôn mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, phù hợp với lợi ích của hai bên.

Tuy nhiên, cũng trong ngày 16/12, Bộ Ngoại giao Mỹ loan báo áp đặt chế tài lên Công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam, theo sắc lệnh hành pháp 13846 vì cố ý tham gia, trong hoặc sau ngày 05/11/2018, trong một vụ giao dịch quan trọng để vận chuyển sản phẩm dầu từ Iran.

Đồng thời, Bộ cũng áp đặt chế tài theo sắc lệnh hành pháp 13846 lên Giám đốc công ty là Võ Ngọc Phụng trong tư cách giới chức điều hành chính của công ty.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ ra thông cáo đưa ông Võ Ngọc Phụng, 39 tuổi, và Công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam vào danh sách Các Cá nhân và Thực thể bị Chỉ định Đặc biệt (SDN) thuộc diện quản lý của Văn phòng Quản trị Tài sản Nước ngoài (OFAC) của bộ này.

Công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam (viết tắt là PCT), tên giao dịch trước đây là Công ty Cổ phần Dịch vụ – Vận tải Dầu khí Cửu Long, trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị chặn các khoản vay tín dụng từ các định chế tài chính Hoa Kỳ, cấm chuyển đổi ngoại tệ và các giao dịch với ngân hàng Mỹ, đóng băng tài sản và các lợi ích tài sản, cấm đầu tư hay nhập khẩu từ Mỹ.

Ông Võ Ngọc Phụng bị đưa vào danh sách SDN theo Sắc lệnh hành pháp EO 13846, được Tổng thống Donald Trump ký từ năm 2018, theo đó OFAC sẽ chặn các giao dịch ngân hàng, chặn các giao dịch nhập khẩu, phong tỏa tài sản và các lợi ích tài sản.

Ảnh chụp màn hình thông cáo ngày 16/12 của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc trừng phạt Công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam (PCT) và giám đốc của công ty vì vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran

Cũng trong cuộc họp báo ngày 17/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng Việt Nam “lấy làm tiếc” về việc Hoa Kỳ trừng phạt Công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam (PCT) và giám đốc của công ty vì vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran.

Bà Hằng cho biết rằng quan hệ giữa Việt Nam và Iran luôn “công khai, minh bạch và hợp pháp”.

Bà nói: “Giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Iran là hàng hoá dân sinh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và không trái với các quy định liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.”

Việt Nam lấy làm tiếc về quyết định của phía Mỹ và đề nghị phía Mỹ trên tinh thần quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sớm dỡ bỏ biện pháp đối với Công ty cổ phần Vận tải Khí và Hoá chất Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế bình thường của các doanh nghiệp Việt Nam.”

Trước đó, một doanh nghiệp vận tải khác của Việt Nam cũng bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ chế tài vì vi phạm lệnh cấm vận đối với Triều Tiên.

Ngày 08/12, Hoa Kỳ đưa Công TNHH Thịnh Cường ở Hải Phòng vào diện quản lý của OFAC theo Sắc lệnh Hành pháp EO 13810.

Hoa Kỳ cũng phong tỏa tài sản là tàu Star 18 (IMO: 9020015) của Công TNHH Thịnh Cường vì tàu này đã “chở than từ cảng Songnim, Triều Tiên về một cảng biển Việt Nam”.

Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao lần thứ 21 ngày 17/12/2020

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Luật sư ủng hộ Trump, bà Sidney Powell, sắp bị Dominion kiện về tội vu khống

>>> RSF: Việt Nam là 1 trong 5 nhà tù lớn nhất với nhà báo

>>> Vỡ sòng bài trăm tỷ – lộ mặt Công an bảo kê cờ bạc

https://www.youtube.com/watch?v=UVvv5ZOkkno
Quốc tế chỉ mặt đảng – VN là 1 trong 5 nước „nhốt“ nhiều nhà báo nhất thế giới

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023