Làm sao trong sạch khi thu nhập thấp?!

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=83vcnCWvkaI

Sáng 14/12, sau nhiều hồi hộp chờ đợi từ phía các gương mặt đã âm thầm bước vào đường băng thăng quan tiến chức từ vài năm nay, đại hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khai mạc.

Với chỉ có 5, 2 triệu đảng viên, chiếm 0,05% nhỏ nhoi trong gần 100 triệu dân Việt Nam, nhưng đây là cuộc hội họp quan trọng bậc nhất, có ảnh hưởng quyết định và lâu dài trong ít nhất 5 năm nữa, đối với toàn thể tộc Việt.

Là vì, nó sắp xếp nhân sự.

Trong tất cả bộ máy Đảng và chính quyền từ trung ương, bộ ngành đến địa phương, ông nào lên, xuống, mai phục, ngồi vào ghế “ấm” hay “nguội”, đều phụ thuộc quyết định của Đại hội này.

Chính sách và quyết sách ngắn hạn trong nhiệm kỳ của từng lĩnh vực, từng địa phương cũng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cá nhân người nắm vị trí ấy, sau khi thông qua bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, sau kỳ Đại hội Đảng này.

Khác với bầu cử Mỹ, kết quả đắc cử phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách bộ máy đương nhiệm đã thực hiện ở nhiệm kỳ trước. Còn Việt Nam, những nội dung mà ai cũng có thể bàn luận công khai chỉ là những ai đã bị ngồi tù vì tham nhũng. “Củi” nào đã vào “”,  nôm na vậy.

Dường như chỉ cần được đánh giá là ít tham nhũng (nào dám mơ đến “không tham nhũng”), nôm na như dân gian nói “ăn vừa đủ, biết ăn biết làm” thì cá nhân đó đã đủ bật sáng, chiếm tiêu điểm.

Chẳng thế mà trong tất cả nghị luận về Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, thì phẩm chất “đánh tham nhũng” được đánh giá cao tuyệt đối.

Cũng do thế, trong bài phỏng vấn quan trọng về công tác nhân sự được đăng trên báo điện tử Chính phủ-cơ quan ngôn luận của Chính phủ nước Việt Nam, ông Vũ Quốc Hùng-nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng đã chỉ đề cập đến bản lĩnh đứng vững trước tham nhũng, đồng thời khẳng định rằng đó là phẩm chất quan trọng nhất của đảng viên.

Bài báo được đăng hai ngày trước khi đại hội Trung ương khai mạc. Theo nguyên tắc bất thành văn của truyền thông thì chỉ những nội dung mang tính cương lĩnh mới được đăng trang trọng trên trang nhất báo chí vào thời điểm này.

Ảnh 1: Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Hội nghị dự kiến tiến hành từ 14-20/12.

Ông Hùng nói nguyên nhân sâu xa khiến cán bộ tham nhũng là do thiếu tu dưỡng rèn luyện, không đủ bản lĩnh trước cám dỗ.

-“Liêm sỉ, trong sạch, biết giữ mình, không chịu bất cứ sức ép nào”- ông Hùng dùng một loạt tính từ mô tả tiêu chuẩn của những người lãnh đạo.

Thế nhưng tôi không biết những người đạt được các phẩm chất trên, khi đã ngồi vào ghế chủ tịch tỉnh, chủ tịch thành phố, bộ trưởng, thậm chí chủ tịch nước… thì sẽ làm cách nào để duy trì chúng.

Dưới đây là bảng lương của các vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền và quốc hội Việt Nam:

  1. Chủ tịch nước: hệ số lương 13 – mức lương là 20,8 triệu
  2. Chủ tịch Quốc hội: hệ số lương 12.5 – mức lương là 20 triệu
  3. Thủ tướng chính phủ: hệ số lương 12.5, mức lương là 20 triệu

Ba vị trí cao nhất của bộ máy chính quyền và cơ quan dân cử đều là 20 triệu đồng/tháng (khoảng 865 UDS). Chủ tịch nước nhiều hơn được 800.000 đồng (gần 35 USD).

Đây là các vị trí chủ chốt thấp hơn hoặc nắm giữ các ngành kinh tế, tư pháp:

Tất cả những người chịu trách nhiệm về nền kinh tế, tư pháp, hoạt động dân cử… đều có mức lương xấp xỉ 17 triệu đồng/tháng. Tức khoảng 735 USD/tháng.

Còn đây là mức lương của sĩ quan công an, quân đội từ đại tướng đến hạn sỹ:

Bậc sĩ quan thấp nhất là thiếu úy, lương chỉ gần 7 triệu đồng/tháng. Đến bậc cao nhất của tuyệt đại đa số sĩ quan là đại tá, lương gần 13 triệu đồng/tháng (562 USD). Mức siêu cấp đỉnh của chóp, là những nhân tài đặc biệt hiếm có, mang bộ óc và bản lĩnh chiến lược siêu việt trong ngành vũ trang, toàn ngành trước sau không được mấy người, lương chưa đến 17 triệu đồng/tháng.

Ảnh 2: Chiều 16-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã có quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Tất Thành Cang  – cựu phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”

Nếu Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống, lương của ông chính là mức này.

Mức lương của các chiến sĩ, những người trực tiếp đánh đổi xương máu lấy sự bình yên của mỗi đất nước, là 5 triệu đồng hoặc 6 triệu đồng/tháng.

Theo kết quả điều tra năm 2016 (mới nhất đến giờ) của Tổng cục Thống kê (Bộ kế hoạch và đầu tư), năm 2016, chi tiêu cho giáo dục là gần 5,5 triệu đồng/người. Chi tiêu cho một hộ gia đình bình quân hàng tháng là 8 triệu đồng.

Như vậy, với cấp bậc đại tá, nếu có hai đứa con đi học thì sau khi chi tiền học cho chúng, ông đại tá còn được 1,8 triệu đồng mỗi tháng. Tức là vợ ông sẽ phải gánh vác khoảng hơn 6 triệu đồng chi tiêu cho gia đình trong tháng. Cũng có nghĩa là hai vợ chồng không còn cơ hội học hành gì thêm cả. Và sau khi chi, cả nhà ông sẽ không còn một đồng nào để tiết kiệm.

Nếu là thượng tá (lương gần 12 triệu đồng/tháng) thì chỉ nên có một đứa con thôi. Nếu có hai đứa thì nội tiền đi học cho chúng đã sạch sành sanh lương của ông bố.

Sĩ quan đầu cấp (thiếu úy) thì đừng mơ lấy vợ có con, vì mới chỉ nuôi được bản thân ở mức thấp nhất. Không thể tính toán đến nhà, xe, máy tính để học và làm việc, điện thoại để giữ liên lạc, vân vân.

Đã làm đến bộ trưởng, tất phải có vài bộ vest mặc đi họp hành, xã giao. Giá một bộ vest nam thương hiệu Việt Tiến (thương hiệu trung bình phổ biến của trang phục nam giới Việt Nam) là hai triệu đồng/bộ. Bằng 1/8 lương hàng tháng của bộ trưởng.

Nhà thiết kế Võ Việt Chung từng cho biết đã có hơn 10 năm thiết kế áo dài cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Thương hiệu này, cách đây bốn năm có giá rẻ nhất khoảng 1.500 USD/bộ (khoảng 35 triệu đồng).

Ảnh 3: Thiếu tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn rằng ông Lê Đình Kình là “Cường hào địa chủ mới” đã bị dân mạng soi thấy sợi dây nịt mà ông đeo là của nhãn hiệu HERMES với giá 5000 USD một chiếc, tức hơn 100 triệu đồng. Thử hỏi lương ông ấy làm sao có thể đủ để tiêu xài cho chiếc dây nịt như vậy

Không biết giá cao nhất là bao nhiêu nhưng như anh khoe, giá 5.000 USD (khoảng 115 triệu đồng), 10.000 USD (230 triệu đồng) đã bán rất nhiều.

Nếu bà Ngân chỉ mua những bộ áo dài rẻ nhất của Võ Việt Chung thì phải mất hai tháng không ăn uống tiêu xài đồng nào, mới mua được một bộ.

Đó là với tiền lương của Chủ tịch Quốc hội nhé, và với mức lương vừa được tăng từ tháng 7/2020 nhé. Chứ nếu chỉ là Phó chủ tịch (bà đã giữ chức vụ này trong nhiều năm trước đó) thì phải mất ba, bốn tháng.

Tính ra, 300 bộ áo dài ngốn mất ít nhất 600 tháng tiền lương chủ tịch Quốc hội của bà Ngân. 600 tháng là 50 năm thu nhập, hoàn toàn không để một đồng nào ra cho ăn uống sinh hoạt.

Tôi chắc bà Kim Ngân phải có ông chồng làm kinh tế rất giỏi, hoặc phải được thừa hưởng nền tảng kinh tế vô cùng mãnh liệt từ gia đình nên mới có khả năng duy trì gia đình và cung cấp tiền cho bộ sưu tập áo dài rất sang trọng như vậy. Bà Ngân thật may mắn!

Những bộ bàn ghế cao lớn như chiếc ngai, có tay nắm hình đầu rồng, toàn bộ nội thất đều óng ánh sắc vàng trong tư gia nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng không ai biết được giá cả. Chỉ biết nhìn khu nhà rộng mênh mông, những hàng cột to lớn trang trí tỉ mỉ, thì chúng không thể bằng gỗ công nghiệp phết sơn vàng được rồi.

Cũng như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng thật may mắn. Xin chúc mừng ông và bà.

Nhưng không biết có bao nhiêu người may mắn như các ông bà, trong đội ngũ các vị lãnh đạo của đất nước?

Với khoản tiền lương còn thấp hơn một kỹ sư ra trường 5 năm, chưa bằng giá chiếc điện thoại Iphone đời mới nhất (theo so sánh của dân mạng là dân Mỹ để khoảng 5 ngày thu nhập thì chưa được) làm sao số đông các lãnh đạo có thể nuôi nấng gia đình, cho con ăn học, có dành dụm cho tuổi già, mua được các phương tiện cho học tập, nghiên cứu, yên tâm về cuộc sống để dành đủ thời gian và công sức cho công việc?

Làm thế nào giữ vững bản lĩnh trong sáng, tuyệt đối không chịu tác động nào trước các áp lực?

Làm thế nào họ tư duy được những phương pháp phát triển kinh tế và văn hóa cho Việt Nam, khi đời sống của cả gia đình họ chỉ có thể ở mức vừa đủ tồn tại, mà đấy là nói với mức lương bộ trưởng?

Ảnh 4: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với rất nhiều mẫu áo dài đắt tiền

Vì sao không thể xóa việc chạy chức, chạy phiếu vào nhân sự Đại hội 13?

Hôm 19 tháng 11 năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết Đại hội Đảng bộ các cấp tại Hà Nội. Nhận định về việc chuẩn bị nhân sự Đại hội 13, ông Trọng phát biểu rằng: “Nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng ở tất cả các khâu, góp phần nâng cao chất lượng nhân sự cấp uỷ các cấp và chuẩn bị cho nhân sự trung ương. Những hiện tượng vận động, tranh thủ phiếu bầu cơ bản được khắc phục; tình trạng chạy chức, chạy quyền, cục bộ, địa phương, lợi ích nhóm đã giảm hẳn.”

Ông Trọng nói thêm là có nơi chuẩn bị nhân sự chưa thật kỹ, còn bố trí người nhà, người thân chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện, uy tín tham gia cấp ủy. Tuy vậy, ông vẫn khẳng định đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã thành công tốt đẹp, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, để lại những dấu ấn nổi bật và những tình cảm tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Với cái nhìn của một nhà quan sát thời cuộc, blogger Nguyễn Ngọc Già nêu nhận định về phát biểu của ông Trọng về tình trạng chạy chức, chạy quyền giảm hẳn:

Thứ nhất, ông Trọng nên đưa ra con số rõ ràng chứ không nên nói chung chung như vậy. Phải có số tuyệt đối là bao nhiêu con người và số tương đối là chiếm bao nhiêu phần trăm. Ổng phải làm một phép so sánh với các kỳ đại hội đảng trước đây thì mới phát ngôn như vậy được.

Thứ hai, tất cả các đại hội đảng hàng chục năm qua họ đều nói là thành công. Như vậy có phải họ đã nói dối hay không khi đại hội nào họ cũng bảo là chọn ra những người xứng đáng, đủ tiêu chuẩn. Nhưng thực tế chứng minh ngược lại. Tham nhũng rồi bỏ trốn ra nước ngoài trở thành chuyện nghiêm trọng.

Vậy qua các kỳ đại hội vừa ra, nhân sự của họ đã bị ở tù, bị kỷ luật, bị khai trừ khỏi đảng là những người có chạy chức, chạy phiếu hay không, phải điểm ra cho rõ ràng. Nếu kỳ này gọi là giảm hẳn, thì cũng phải đưa ra những kẻ nào đã chạy chức chạy quyền ra cho dân biết.”

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị, thì cho rằng cách nói của ông Trọng là tự khen, là ‘nói chỉ để mà nói’ thôi chứ làm sao mà biết là giảm hay tăng, bởi chính các ông ấy còn không biết ai chạy ai!

Theo một số nhà quan sát thì chuyện xóa bỏ hoàn toàn nạn chạy chức, chạy quyền là chuyện không thể có. Còn chuyện giảm hay giảm hẳn như lời ông Trọng nói thì không có căn cứ.

Ảnh 5: cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh với căn nhà có nội thất dát vàng

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng khẳng định như vậy. Ông giải thích:

Không bao giờ hết vì đây là chế độ chỉ có một đảng mà lại không công khai minh bạch gì cả.

Do đó, cái nền tảng để đưa chuyện tham nhũng chính trị, chuyện chạy chọt, mua quan bán chức về số 0 là chuyện không thể có được. Với cái thể chế như thế nào thì không bao giờ chuyện đó xảy ra. Lý do thứ nhất là không có sự minh bạch; thứ hai là không có một chính sách rõ ràng để bầu cử; thứ ba là người ta làm việc theo cảm tính và theo kiểu tiến cử cá nhân.”

Trong lần trò chuyện với RFA về vấn đề này hôm 6 tháng 5 năm 2020, tức hai tuần trước khi bị bắt, nhà báo Phạm Thành cho rằng, lời kêu gọi mà Chính phủ Hà Nội mỗi lần họp bàn nhân sự đại hội đảng đều nêu ra thể hiện ý muốn duy ý chí và không thể thực hiện được:

Mồm nói như vậy nhưng cơ chế vận hành của chủ nghĩa xã hội lại không đảm bảo cho việc đó đạt được kết quả. Do thể chế chính trị, cơ cấu vận hành của thể chế chính trị tạo ra vòng xoáy cơ hội cho những phần tử ham muốn quyền lực, chỉ biết lợi ích riêng của mình mà không biết đến lợi ích cộng đồng chui vào bộ máy nhà nước vì mục đích quyền, tiền. Làm gì có cơ hội cho những người liêm chính, sống vì mục đích cộng đồng, dám hy sinh cái tôi của mình để cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên cũng có tác dụng với người không hiểu biết và vẫn tin tưởng vào đảng.”

Những năm gần đây, thông tin về việc những quan chức lạm dụng chức vụ, quyền hạn đưa người thân vào giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan công quyền; chuyện cả nhà làm quan, cả họ làm quan không còn là hiện tượng đơn lẻ đã được truyền thông nhà nước Việt Nam nhiều lần công khai đăng tải.

Một trong những lãnh đạo nổi tiếng trên mạng xã hội với việc ‘cả họ làm quan’ là ông Triệu Tài Vinh ở tỉnh Hà Giang. Gia đình ông có ít nhất 8 người thân ruột thịt và họ hàng làm công chức nhiều ban ngành, địa phương trong tỉnh. Có thể kể những người ruột thịt của ông Vinh là bà Phạm Thị Hà, vợ ông, giữ chức Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Em trai ông Vinh là Triệu Tài Phong giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Triệu Sơn An giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; Triệu Tài Tân là Phó phòng Hành chính Viễn thông tỉnh Hà Giang. Em gái ông Vinh là Triệu Thị Giang giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Hà Giang.

Ảnh 6: ông Triệu Tài Vinh bí thư tỉnh ủy Hà Giang với cả họ làm quan khắp nơi trong tỉnh được báo chí nói rằng đều bổ nhiệm đúng quy trình

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Hội nghị Trung Ương 14: Vẫn chờ “trường hợp đặc biệt”?

>>> Đại hội 13: Ai sẽ là Tổng bí thư?

>>> Nguyễn Phú Trọng rút, Nguyễn Xuân Phúc – Trần Quốc Vượng „đấu nhau“

RSF: Việt Nam là 1 trong 5 nhà tù lớn nhất với nhà báo

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023