Tư tưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước pháp quyền XHCN: bánh vẽ & mị dân?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=36UE2pX5tXQ

Bộ Tư pháp và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, hôm 30/11 mới đây, đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam”. Sau bao nhiêu năm, chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn kiên định dùng cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh vốn không tồn tại mà chỉ là Đảng tự tô vẽ nên để lừa bịp nhân dân.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, trong bài phát biểu tại hội thảo, thừa nhận bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện còn chưa được tổ chức hợp lý và tính hiệu quả còn chưa cao.

Cùng với đó, phẩm chất ý thức kỷ luật của một số cán bộ công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu và tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng vặt gây bức xúc cho người dân. Đồng thời, tính thượng tôn pháp luật chưa cao, kỷ luật và kỷ cương chưa nghiêm.

Ông Trương Hòa Bình khẳng định rằng để khắc phục những hạn chế vừa nêu thì cần phải nỗ lực vận dụng hơn nữa những giá trị sâu sắc về Nhà nước và pháp luật theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nhắc lại một trong những điểm xuất phát trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật chính là tư tưởng lấy dân làm gốc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kêu gọi cần phải “nghiên cứu và thấm sâu” tư tưởng Hồ Chí Minh để làm nền tảng cho sự quyết tâm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ảnh 1: Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại hội thảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam”, tổ chức ngày 30/11/2020

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, cựu biên tập viên Tạp chí Cộng sản, lên tiếng với RFA rằng những hội thảo như hội thảo, vừa được tổ chức vào ngày 30/11, không có giá trị và hiệu quả gì trong đời sống xã hội tại Việt Nam.

Ông nói: “Hoàn toàn không có giá trị trong thực tiễn. Điều này phải hiểu là những người làm về tuyên truyền và thậm chí trong giáo dục, mà người ta đưa vào môn học ‘Tư tưởng Hồ Chí Minh’ vào các trường đại học, vì mục đích tuyên truyền và giáo dục về chính trị là những việc làm của họ. Nhưng thực ra, đối với người dân thì không ai quan tâm đến những chuyện này. Họ vẫn cứ viết, vẫn cứ tổ chức hội thảo, vẫn cứ làm những việc như thế và bản chất của hội thảo là như vậy.”

Nói về cảm nhận đối với phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại hội thảo hôm 30/11, anh Đỗ Nam Trung bày tỏ:

Theo em thì tất cả những điều đó là trò mị dân thôi. Từ trước đến giờ thì là trò mị dân mà. Tại vì thứ nhất bản Hiến pháp thực sự không có giá trị. Nó chỉ có giá trị hỗ trợ cho những người cầm quyền thôi, đặc biệt là cho những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không có giá trị cho người dân. Thứ hai, em nghĩ đó là trò ma mị vì những người cầm quyền, những người lãnh đạo Cộng sản không mong muốn và không có ý định phổ biến bản Hiến pháp đó cho người dân được biết. Tại vì có rất nhiều nhà hoạt động xã hội đã từng mua hàng trăm, hàng ngàn quyển Hiến pháp để phát cho người dân. Nhưng khi phân phát thì bị chính quyền cấm đoán và tìm đủ mọi cách để gây cản trở, phá rối. Em nghĩ rằng những lời mà họ như ông Trương Hòa Bình nói những chuyện về bản Hiến pháp, vì dân, vì nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn chỉ mị dân, chứ không có giá trị thực tế.”

Ảnh 2: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục tại Việt Nam

Điều đáng nói là dựa trên những dẫn chứng lịch sử, có nhiều ý kiến khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh thực tế không tồn tại mà chỉ là “bánh vẽ” cho Đảng tạo ra để kêu gọi lòng tin của nhân dân.

Nhà bất đồng chính kiến Bùi Tín, từng là đại tá, đảng viên với hơn 4 thập niên tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam và 37 năm góp mặt trong Quân đội Nhân dân, từng giữ các chức vụ cao trong hệ thống chính trị Việt Nam như Phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân và báo Nhân Dân, cũng như Tổng Biên tập báo Nhân dân Chủ Nhật, khi còn sống từng khẳng định:

Trước hết ông Hồ luôn nói rằng ông không có tư tưởng gì riêng cả. Mọi tư tưởng cách mạng, Mác, Lênin, Stalin và Mao đã nói lên hết rồi.

Ông nói ông chỉ để lại cái tác phong, cái cách sống: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thế thôi.

Nếu mang “Hồ Chí Minh toàn tập” ra đọc, đánh dấu, thống kê, ghi chép thì điều mà ông viết, nói, căn dặn nhiều nhất là: nước ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua chủ nghĩa tư bản, hay: bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.”

Và trên thực tế là dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đi theo con đường này. Do đó mà vừa cải cách ruộng đất xong đã bắt dân vào hợp tác xã. Chưa gì đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Chưa gì đã xoá bỏ tư hữu.

Từ năm 1986, Đại hội VI đề ra chủ trương xây dựng “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì đó là sự từ bỏ tư tưởng trung tâm trên đây của ông Hồ, không bỏ qua nữa mà là quay lại với chủ nghĩa tư bản. Đơn giản thế thôi. Nhưng còn cố đèo thêm cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ là để chữa thẹn, thế thôi!”

Ảnh 3: Nguyên sĩ quan quân đội Bùi Tín với một trung sĩ Không quân Mỹ, khi quân đội Mỹ sơ tán khỏi Sài Gòn năm 1973

Không chỉ ông Bùi Tín mà có cả những nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đưa ra nhận định trên.

Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge trong tác phẩm ấn hành lần đầu năm 2003 mang tựa đề “Hồ Chí Minh: Những năm chưa biết đến” (Ho Chi Minh: The missing years, 1919-1941) đã bác bỏ điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam khi đó mới đề ra, là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Điều bà muốn nói đến là các công bố hồi 1995 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng các tư tưởng của ông Hồ “là sự phát triển mới của học thuyết Mác-Lênin”.

Theo quan sát của bà Sophie Quinn-Judge thì Đảng Cộng sản Việt Nam này sau khi thấy các đảng cộng sản ở Đông Âu nối tiếp bị đẩy khỏi quyền lực, đã xoay ra chọn cách giữ tính chính danh của họ bằng tuyên bố tự thân rằng họ “đại diện cho Tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Hơn nữa, theo bà Sophie Quinn-Judge, vấn đề là ở chỗ, Hồ Chí Minh “không để lại tác phẩm mang tính lý thuyết nào”.

Trong lần trả lời phỏng vấn với BBC, nhà văn Võ Thị Hảo đã nhận định:

Việc tuyên truyền và vận động về Hồ Chí Minh trong một số năm trở lại đây nhằm mục đích tuyên bố với mọi người rằng Việt Nam kiên quyết đi theo con đường cộng sản độc tài toàn trị, đừng bao giờ hy vọng sẽ có thay đổi theo dân chủ đa nguyên.

Hình ảnh và con đường gọi là Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa ra như một lá bùa để che giấu việc Đảng Cộng sản đã biến thành một giai tầng thống trị lợi ích nhóm, thả sức tham nhũng và sinh sát với dân, đi ngược quyền lợi nhân dân.”

Ảnh 4: Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge và cuốn sách nổi tiếng “Hồ Chí Minh: Những năm chưa biết đến”

Tại Việt Nam, năm 2003, Ban Bí thư (khóa IX) ra Chị thi 23 về việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đến năm 2006, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh khi đó ký Chỉ thị 06, tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“.

Như vậy phong trào học tập và làm theo gương đạo đức cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay là gần 20 năm.

Thế nhưng mỗi người dân Việt Nam đều có thể đánh giá kết quả mang lại từ phong trào này là tình trạng tham nhũng, cửa quyền, vi phạm kỷ luật Đảng, phạm tội hình sự trong đội ngũ cán bộ đảng viên ngày một trầm trọng.

Nhà quan sát Hoàng Hưng nhận định những cuộc vận động học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, noi gương đạo đức, tác phong Bác Hồ mà Đảng Cộng sản kiên trì phát động hết năm này sang năm khác, không hề có chút tác dụng thực tế, chỉ tốn kém vô ích và ngày càng tỏ ra chỉ là hình thức màu mè để che đậy thực chất của một bộ máy cầm quyền ngày càng đi ngược lại những cái hay cái đẹp và những lời dạy của Cụ!

Vì tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng Cộng sản tóm tắt là: vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, thì có tác dụng trong hai cuộc chiến tranh, nhưng đã thất bại thảm hại trong 45 năm hoà bình, và đến nay rõ ràng là vật cản đất nước phát triển.

Vì đạo đức tác phong Hồ Chí Minh như cần kiệm liêm chính chí công vô tư, giản dị, gần dân… thì làm sao thực hiện được đối với đa số những kẻ đang nắm quyền, khoác áo Cộng sản chỉ để bám vào đặc quyền mà thủ lợi riêng?

Và làm sao xây dựng được đội ngũ công bộc của dân chỉ dựa vào thứ “đức trị” mơ hồ, trong khi không dám thực hiện pháp quyền, phân lập ba quyền, thực thi quyền giám sát của dân thông qua tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do ứng cử bầu cử, tự do lập hội?

Ảnh 5: Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày 16/05/2016

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Bất lực trước nạn tham nhũng ở Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng dẫn Bao Công thời đại mới

>>> Bộ trưởng giao thông Nguyễn Văn Thể và trách nhiệm trong vụ Út ‘trọc’

>>> Đảng vắt kiệt sức dân – Thuế xe công nghệ tăng gấp 3 lần

Bị đuổi khỏi “Đảng cướp” – Đức Chung vỡ mộng ghế Bộ trưởng Công an

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023