Đảng vắt kiệt sức dân – Thuế xe công nghệ tăng gấp 3 lần

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=GjXF71t29XI

Nghị định 126 có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 quy định tất cả các tài xế công nghệ sẽ bị xem là cá nhân hợp tác với tổ chức kinh doanh và phải chịu mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) 10% phát sinh trên tất cả các cuốc xe, thay vì mức 3% như hiện nay. Nghị định ngay từ khi còn là dự thảo đã gây tranh luận mạnh mẽ trong cộng đồng.

Hiện tại, tài xế công nghệ đang phải đóng 3% thuế GTGT và 1.5% thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên tổng doanh thu thực nhận (tức là phần chi phí nhận được sau khi trừ chiết khấu cho các hãng).

Nếu thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải đóng các khoản thuế này.

Nhưng theo nghị định 126 thì kể từ đầu tháng 12 tới, mức thuế GTGT sẽ tăng lên thành 10% tính trên doanh thu thực nhận của mỗi chuyến xe/đơn hàng hoàn thành, bất kể tổng doanh thu một năm là bao nhiêu đi nữa.

Tính bình quân, theo nghị định này, thu nhập tài xế sẽ giảm 7.3% (đối với tài xế có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm), và giảm tới 10% (đối với tài xế có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm).

Nghị định này sẽ áp dụng chung cho tất cả các ứng dụng, như Grab, Be, GoJek, Baemin, Fastgo, Now, Loship, Ahamove, Lalamove… Theo đó, các doanh nghiệp này chỉ là đơn vị kê khai, thu hộ, nộp hộ.

Ảnh 1: Tổng cục Thuế tổ chức họp báo chuyên đề về Nghị định 126/2020/NĐ-CP và một số văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế vào hôm 01/12/2020

Đối tượng bị Nghị định 126 tác động đầu tiên là tài xế, là người lao động cực nhọc, vất vả, nguy hiểm và thu nhập bấp bênh.

Thuế tăng, không chỉ thu nhập giảm, mà còn tăng nguy cơ là nhiều tài xế, vì không muốn đóng thuế, sẽ nghĩ cách chạy cuốc xe ngoài ứng dụng – tăng nguy cơ gây mất an toàn. Thậm chí là có tài xế sẽ rời các ứng dụng, quay lại chạy xe ôm truyền thống vì sẽ không ai thu thuế các đối tượng này.

Facebooker Tuấn Sầu nhận định: Chính phủ muốn số hóa các đối tượng này nhưng Nghị định 126 lại đẩy họ đi ra ngoài vòng số hóa. Chưa kể là thời buổi khó khăn, thuế lại đi tận thu các đối tượng có thu nhập thấp như thế này.

Nhà báo Trương Anh Ngọc cũng đồng tình với quan điểm trên khi chia tâm sự của một người tài xế công nghệ. Anh này nói: “từ khi có xe công nghệ thì chuyện đi lại của người Việt mới thuận lợi được thêm bao nhiêu: Nhanh, tiện, rẻ, mà giá cả rõ ràng không sợ bị chặt chém. Giờ cứ làm khó cánh lái xe thế này có khác gì muốn quay về thời trước đâu, cứ chạy không app không ai quản lý là chả ai tính thuế hay kiểm soát chất lượng gì cả…”

Anh than nhiều, bình thường thuế GTGT thì người mua hàng trả, ai đời bây giờ người mua cuốc xe thì không tính, người chạy xe lại bị tính thuế, sai quá! Thuế đóng là chuyện đương nhiên, nhưng cũng nên xem ai đóng cho hợp lý chứ.

Người lái xe này còn bày tỏ trong sự bất lực rằng: “…làm kiểu này thì chúng tôi là những con vịt bị vặt lông, và người ta sẽ không cho lông của chúng tôi mọc lên nữa, khi thuế đang tận thu những đối tượng vất vả mà thu nhập không ổn định.”

Ảnh 2: Bảng biểu thể hiện việc thay đổi kê khai thuế VAT theo NĐ126 mà hãng xe công nghệ Grab thông báo đến toàn bộ Đối tác tài xế công nghệ của hãng

Nhà quan sát Võ Văn Dũng đưa ra một câu hỏi lớn là: Nói mãi, góp ý mãi, phản biện mãi… sao các ngài (ở đây là các nhà làm luật) không chịu nghe, chịu hiểu nhỉ ???

Theo ông, nghề chạy xe công nghệ gọi nghe cho oai, thật ra là nghề xe ôm. Nghề này gặp quá nhiều rủi ro, phải hứng chịu bao nhiêu cái nắng, bao nhiêu mưa gió, ngửi bao nhiêu khí thải độc hại, không biết sẽ bị tai nạn, bị thương, bị chết, bị giết, bị cướp bất cứ lúc nào?

Thay vì nghĩ cách giúp đỡ họ thì Chính phủ lại nỡ lòng ra quyết định tăng thuế VAT với họ từ 3% lên 10%. Rồi đây họ sẽ lấy đâu ra tiền để sửa chữa, bảo dưỡng xe, lấy đâu ra tiền để trả tiền lãi vay và tiền gốc vay ngân hàng, lấy đâu ra tiền để duy trì cuộc sống gia đình vốn dĩ quá khốn khó?

Ông nói: “Tôi đố các ngài để đủ điều kiện chạy xe ôm công nghệ thì 1 lái xe sẽ phải đóng bao nhiêu loại thuế phí, phải trang bị cho họ những thiết bị gì? Tôi tin chắc các ngài không biết nên các ngài mới ban hành quyết định tăng thuế phí lên vai họ.”

Thật bất công khi các doanh nghiệp nhà nước là các cậu ấm, con cưng của đảng, dẫu họ rất yếu kém, họ lợi dụng danh nghĩa nhà nước để trục lợi, tàn phá nền kinh tế của đất nước, gây ra khoản nợ công khổng lồ, nguyên nhân chính bởi nền kinh tế định hướng sai. Thế nhưng giờ đây Chính phủ liên tục tìm cách cứu vãn đám ăn hại đó bằng cách dùng  tiền thuế của dân để bơm cho họ. Ngược lại các cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân gần như không được ưu đãi gì ngoài việc nghĩ cách tận thu thuế, phí lên vai họ.

Là lãnh đạo có tâm, có tầm thì cần phải có những hành động xứng tầm, nếu muốn đất nước phát triển thì trước hết Chính phủ phải nghĩ cách giúp cho dân giàu, vì dân có giàu thì nước mới mạnh.

Ảnh 3: Ví dụ màn hình khấu trừ phí Sử Dụng Ứng Dụng (SDUD) và 10% thuế VAT sau mỗi chuyến xe từ ngày 05/12/2020 do Grab cung cấp

Tuy nhiên, nhiều người nhận định hai đối tượng khác cũng chịu tác động từ Nghị định 126 này chính lại là khách hàng sử dụng dịch vụ cuối cùng và chính các hãng xe công nghệ.

Nguyên nhân là để tài xế không bị thiệt thòi, “bể nồi cơm“, các ứng dụng ắt hẳn sẽ tính đến việc tăng giá hoặc tính thuế GTGT vào giá cuốc xe, đơn hàng.

Khi đó, người trả chính là khách hàng.

Cần phải nói thêm là, ngoài tài xế, khách hàng thì các ứng dụng như Grab, Be, GoJek, Baemin, Fastgo, Now, Loship, Ahamove, Lalamove…sẽ thiệt hại nặng nề: mất tài xế, mất khách hàng, mất doanh thu…

Nhà báo Trương Anh Ngọc kết luận: “Một phương tiện đi lại thời công nghệ vừa kinh tế, vừa minh bạch về cách tính tiền và lộ trình có thể sẽ trở nên đắt hơn nhiều một khi các hãng xe công nghệ tăng giá cước chừng chục phần trăm để bù lại các khoản thuế phải nộp, và như thế, thì chính người tiêu dùng lại khổ. Đấy, thật khổ cho chúng tôi, nghị định ạ…”

Facebooker Phan Nguyên bình luận: Ngân sách càng cạn kiệt, các quan chức càng bày ra nhiều thứ phí, thuế để buộc dân vốn nghèo phải è cổ ra thêm để đóng mọi thứ thuế, phí trên trời dưới đất.

Đáng lẽ, khi muốn quyết định thu thuế mới, các quan chức trong ngành cần suy nghĩ thấu đáo xem người dân có chịu nổi hay không vì dù sao cũng là “chính quyền do dân, vì dân” như họ vẫn tự xưng mà!

Hy vọng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thu hồi lại quyết định đánh thuế dân nghèo thêm này để dân còn đường sống.

Ảnh 4: Hình ảnh một số tài xế công nghệ tại Việt Nam

Không dừng lại ở Nghị định 126 về việc tăng thuế xe công nghệ hơn gấp 3 lần, một sự kiện mới đây tại TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận việc thiên vị taxi truyền thống.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trung tuần tháng 11 đã phân thành 4 làn đón đưa, trong đó phân biệt đối xử giữa xe taxi truyền thống và xe công nghệ.

Hành khách buộc phải leo 4 tầng lầu nếu muốn bắt xe công nghệ Grab, BeCar…

Theo quy định mới này, hành khách muốn đón xe công nghệ như Be, Grab… sẽ phải đón xe tại tầng 3 và 4 của bãi giữ tại ga quốc nội, nơi mà hành khách ‘phải’ leo thang bộ cùng hành lý của mình, vì thang máy luôn trong tình trạng quá tải.

Hành khách Mạnh Bệu chia sẻ trải nghiệm bắt taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất như sau:

Các bạn phải băng qua đường line B-C để lên xe với điều kiện là xe hơi cá nhân không kinh doanh vận tải. Còn nếu muốn đi taxi, các bạn vui lòng bước thêm 200m nữa đến line D, phía sau các shop bán đồ ăn như Highland, Starbuck… ở đây các bạn sẽ thấy các quầy của nhiều hãng taxi mồi chào rất tích cực, NHƯNG ! họ sẽ hỏi bạn đi đâu và báo giá luôn chứ không còn bấm đồng hồ nữa (???), mình nói về Q1 nên được chờ tận 30p cũng ko có xe vì họ chỉ ưu tiên khách đi tỉnh đi xa với giá gấp 3 lần bình thường, chờ hoài không được nên mình book Grab.

Đối với tất cả xe công nghệ, các bạn vui lòng lết cái mình với 1 đống hành lý lên tầng 3-4-5 để chờ. Trong bãi giữ xe tất nhiên là ko có máy lạnh, không có quạt và cực kỳ ngột ngạt khó chịu. Chưa hết, tiền cước xe của bạn sẽ được cộng 25.000 đồng vì xe Grab bị bắt buộc vào nhà giữ xe đó và phí sân bay thu thêm là 25.000 đồng/lượt“.

Một hàng khách ẩn danh nói vui: “Mọi cải tiến đều có lợi cho nhà cái.”

Tài khoản facebook Do Nam bình luận: “Nhà nước đang không có chiến lược làm cho cuộc sống này minh bạch hơn, việc đưa ra chính sách nhằm taxi công nghệ suy yếu và độc quyền (thâu tóm cả Uber để độc bá thị trường). Thiên vị taxi truyền thống, tiếp tay cho đơn vị vốn dĩ sẵn tư tưởng móc túi khách hàng vô tội vạ thì bao giờ thị trường này mới tốt lên nhỉ. Nhà nước đang cố gắng cải tạo hệ sinh thái cho taxi truyền thống bơi, bất chấp có hay không sự công bằng. Thế nên, ở đời, nghèo là yếu thế, và như thế là dở rồi.”

Ảnh 5: Hình minh họa hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất phải leo mấy tầng lầu cũng hành lý cồng kềnh để bắt xe công nghệ

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bất lực trước nạn tham nhũng ở Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng dẫn Bao Công thời đại mới

>>> Bộ trưởng giao thông Nguyễn Văn Thể và trách nhiệm trong vụ Út ‘trọc’

>>> Bất ngờ – Tối hậu thư với 55 người dùng bằng giả của trường Đông Đô

Bất lực trước tham nhũng – N.P Trọng nhờ đến Bao Công bên Tàu

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023